Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?

Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Người có công được miễn giảm thế nào? Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Người có công được miễn giảm thế nào? Đất phi nông nghiệp là gì? Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không? Làm…

Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Người có công được miễn giảm thế nào?
Chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Người có công được miễn giảm thế nào?

Đất phi nông nghiệp là gì? Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?

Làm thế nào để có sổ đỏ đất phi nông nghiệp? Làm sổ đỏ đất phi nông nghiệp có mất phí không?

Trong bài viết này, Luật Quang Huy sẽ giúp mọi người nắm được cách làm sổ đỏ đất phi nông nghiệp.

1. Đất phi nông nghiệp là gì?

Đất phi nông nghiệp được hiểu là đất không có mục đích sử dụng nông nghiệp gồm:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.

2. Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?

Đất phi nông nghiệp hoàn toàn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Hồ sơ làm sổ đỏ đất phi nông nghiệp

Hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ như sau:

  • Đơn theo Mẫu số 04a/ĐK.
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
  • Trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như:
  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

4. Thủ tục làm sổ đỏ đất phi nông nghiệp

4.1 Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Bạn phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định và nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã (phường, xã, thị trấn) hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

4.2 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

4.2.1 Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được thực hiện như sau:

  • Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối nhận hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo đúng quy định;
  • Ghi thông tin tiếp nhận hồ sơ vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, cấp cho người yêu cầu đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phiếu tiếp nhận hồ sơ;
  • Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành việc thẩm tra, niêm yết công khai hồ sơ theo quy

4.2.2 Trường hợp nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được thực hiện như sau:

  • Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối nhận hồ sơ và hướng dẫn người đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo đúng quy định;
  • Ghi thông tin tiếp nhận hồ sơ vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, cấp cho người yêu cầu đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phiếu tiếp nhận hồ sơ;
  • Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận về hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất và niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng nhà đất.

4.3 Niêm yết, xác nhận đơn

Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc như sau (theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP):

  • Kiểm tra hồ sơ; xác nhận hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất, sự phù hợp với quy hoạch đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất;
  • Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

4.4 Giải quyết hồ sơ

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau (theo quy định tại Khoản 3 Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP):

  • Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
  • Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vào đơn đăng ký.
  • Cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).

Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Lập Phiếu chuyển thông tin địa chính gửi cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính (có sử dụng chữ ký số và chuyển dữ liệu trên mạng liên thông thuế), trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật;

4.5 Cơ quan thuế thực hiện xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Chi cục thuế quận, huyện thực hiện các công việc như sau (theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP):

  • Xác định nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí liên quan đến quản lý, sử dụng đất;
  • Thông báo việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và hướng dẫn người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nộp theo quy định pháp luật.

4.6 Kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền ký Giấy chứng nhận

Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

  • Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan thẩm quyền ký cấp Giấy chứng nhận;
  • Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

4.7 Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện nội dung sau:

  • Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, sao y Giấy chứng nhận, lập danh mục hồ sơ lưu trữ.
  • Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính (hoặc đã ký hợp đồng thuê đất hoặc được miễn nghĩa vụ tài chính liên quan đến thủ tục hành chính).
  • Gửi Giấy chứng nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thời hạn giải quyết thủ tục tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Làm sổ đỏ đất phi nông nghiệp có mất phí không?

Để được cấp sổ đỏ đất phi nông nghiệp sẽ chịu các loại phí, lệ phí theo quy định: lệ phí trước bạ, lệ phí cấp sổ đỏ, phí thẩm định hồ sơ,…

Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi cấp giấy chứng nhận tính theo công thức sau: Lệ phí trước bạ = (giá 1 m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%.

Theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp giấy chứng nhận do HĐND cấp tỉnh quyết định nên mức thu từng tỉnh, thành có thể khác nhau.

6. Cơ sở pháp lý

  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP
  • Luật đất đai 2013

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về câu hỏi đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến sổ đỏ và là Luật sư biện hộ cho nhiều tranh chấp Đất đai trong cả nước.

Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật Đất đai trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Trân trọng./.

Bạn đang xem bài viết: Đất phi nông nghiệp có được cấp sổ đỏ không?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts