Đất phù sa là gì? Vai trò, tính chất và nhược điểm của đất phù sa
TP33; Hướng dẫn những loại đất tốt cho cây trồng. TP33; Hướng dẫn những loại đất tốt cho cây trồng. Đất phù sa giàu dinh dưỡng nên được coi là loại đất tốt nhất để trồng cây. Vậy thực chất đất phù sa là gì? Đất phù sa có những đặc tính gì? Hay cây…
Đất phù sa giàu dinh dưỡng nên được coi là loại đất tốt nhất để trồng cây. Vậy thực chất đất phù sa là gì? Đất phù sa có những đặc tính gì? Hay cây trồng nào phù hợp với đất phù sa? Nếu bạn chưa hiểu rõ về loại đất này thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!
Contents
- 1 Đất phù sa là gì?
- 2 Sự hình thành đất phù sa là gì?
- 3 Tính chất của đất phù sa
- 4 Đất phù sa thích hợp trồng cây gì?
- 5 Đất phù sa có ở đâu?
Đất phù sa là gì?
Phù sa chính là các vật thể nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở do thủy lưu di chuyển theo các dòng nước hoặc là bị lắng đọng ở bãi bồi. Phù sa là vật liệu tạo nên các dạng địa hình bồi tích ở vùng hạ lưu của sông hay đồng bằng.
Đất phù sa là loại đất được hình thành và tiến hóa chậm bởi sự phong hóa của đá cũng như phân hủy của xác động thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Đất phù sa được coi là một trong những loại đất trồng tốt nhất hiện nay bởi dinh dưỡng mà loại đất này cung cấp cho cây trồng là rất lớn.
Đặc điểm chung của đất phù sa là chứa nhiều hữu cơ, pH thấp, ít bị bào mòn và được bồi đắp hằng năm.
Các loại đất phù sa: Tùy thuộc vào hàm lượng vật liệu phù sa có trong đất mà đất phù sa được chia thành 2 loại, đó là đất phù sa nhẹ và đất phù sa năng.
Sự hình thành đất phù sa là gì?
Suốt chiều dài dòng nước bất kể là lớn hay nhỏ thì thủy lưu đều có khả năng nhấc cuốn và nhả phù sa. Phù sa bị cuốn theo thủy lưu khi tốc độ của dòng nước tương đối cao. Khi nước chậm lại thì phù sa thường sẽ lắng xuống đáy dòng. Dần dà thì lượng phù sa tụ lại lớn đủ để có thể bồi nên một bình nguyên.
Lượng phù sa do sông lớn vận chuyển rất đáng kể và thường tạo thành màu nước sông. Ví dụ như sông Hồng ở Việt Nam có sắc nước màu nâu sành. Sông Mississippi ở Bắc Mỹ còn được gọi là Big Muddy, có nghĩa là sông Bùn lớn. Hay sông Hoàng Hà ở Trung Hoa thì sắc nước màu vàng ngầu.
Tính chất của đất phù sa
– Đất phù sa rất giàu khoáng chất cũng như các chất dinh dưỡng. Vì vậy đây chính là một trong những loại đất màu mỡ nhất và là loại đất trồng cây tốt nhất.
– Đất phù sa rất tơi xốp vì có chứa nhiều mùn trong tự nhiên. Tỷ lệ cát và sét có trong đất phù sa là tương đương nhau. Điều này giúp cho đất có độ xốp và kết cấu tốt. Do đó mà loại đất này có khả năng thoát nước tuyệt vời cũng các điều kiện khác thuận lợi trong quá trình canh tác nông nghiệp.
– Đất có độ giữ nước vừa phải, không quá kém như đất cát và cũng không quá chặt như đất sét. Do đó cây trồng có thể hấp thụ được dưỡng chất một cách hiệu quả. Từ đó đẩy nhanh quá trình sinh trưởng, giúp cây đạt được năng suất cao trong nông nghiệp.
– Đất phù sa là loại đất không lẫn các tạp chất gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây trồng. Bên cạnh đó, đất không phát sinh các côn trùng, mầm cỏ và hàm lượng Mg, Ca trong đất cũng luôn cao hơn hẳn so với Na, K nên rất có ích cho cây trồng.
– Các thành phần tự nhiên có trong đất đã chứa đầy đủ các chất hữu cơ, chất khoáng, vô cơ, vi lượng, đa lượng cùng các loại vi sinh vật, hạt keo liên kết đất. Như vậy cây trồng có thể phát triển tốt nhất mà không cần phải bón thêm nhiều loại phân hoá học, góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao giá trị nông sản.
– Đất phù sa thường có bề mặt tương đối bằng phẳng. Đây được coi là địa hình thích hợp nhất cho việc trồng trọt. Bên cạnh đó thì bề mặt bằng phẳng còn thích hợp với hệ thống tưới tiêu bằng kênh, rảnh hay giếng ống. Những hệ thống tưới tiêu này vừa hiệu quả vừa ít tốn kém.
– Các thành phần hạt mịn có trong phù sa rất dễ bị rửa trôi khi gặp mưa nên sẽ làm cho đất phù sa bị nghèo dinh dưỡng.
Đất phù sa thích hợp trồng cây gì?
Cây trồng thích hợp trên phù sa nhẹ
Đất phù sa nhẹ là loại đất phù sa có chứa hàm lượng vật liệu phù sa vừa phải, thường từ 60 – 80%. Nó có ưu điểm là giữ chất dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt.
Có thể nói đất phù sa nhẹ hầu như thích hợp với tất cả các loại cây trồng hiện nay bởi chúng rất giàu chất dinh dưỡng. Đây chính là loại đất tốt nhất trong các loại đất trồng cây mà bất cứ người làm vườn lâu năm hay là người nông dân nào đều muốn có trong khu vườn của mình.
– Các loại cây lương thực: lúa nước, lúa nếp, cây ngô…
– Các loại hoa màu và rau: hầu như các loại rau củ đều thích hợp trồng trên đất phù sa nếu như bạn có hệ thống tưới tiêu tốt. Một số loại hoa màu thích hợp trồng trên đất phù sa như: củ sắn, cây ớt, khoai lang, củ cải đỏ, các loại rau xanh châu Á, cà chua, đậu bắp, khoai tây, củ cải đường, mướp, bầu, bí, khổ qua, đậu que…
– Các loại cây họ đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu tương, đậu hà lan, đậu phộng, cây hạt mè…
– Các loại cây ăn quả như: măng cụt, sầu riêng, nhãn, cam, bưởi đường, chôm chôm, ổi, chuối, quýt, chanh, xoài…
– Các loại cây công nghiệp như: cây mía, cây bông, cây khoai mì…
Cây trồng phù hợp trên đất phù sa nặng
Đất phù sa nặng là loại đất phù sa có chứa hàm lượng vật liệu phù sa cao trên 80%. Vì có chứa hàm lượng phù sa cao nên loại đất này có kết cấu chặt cùng khả năng thoát nước kém hơn so với đất phù sa nhẹ.
Trên đất nặng phù sa nặng thường thích hợp để trồng cỏ, các loại cây ngũ cốc hoặc là hoa quả. Đặc biệt là cây ngô, lúa mì sẽ có năng suất rất cao.
Đất phù sa có ở đâu?
Đất phù sa ở nước ta được phân bố nhiều tại các bãi bồi của các con sông lớn như sông Hồng, hệ thống đồng bằng sông Cửu Long, sông Đáy, sông Đồng Nai…
Khu vực Đồng bằng Sông Hồng
– Diện tích đất phù sa khoảng 15.000km2 và được hình thành do sự bồi tụ của Sông Hồng và sông Thái Bình.
– Đất phù sa khu vực sông Hồng có hình dạng tam giác cân, đỉnh là thành phố Việt Trì. Địa hình thoải từ Tây, Tây Bắc và thấp dần về biển.
– Diện tích đất nông nghiệp tại đây khoảng 760.000ha. Trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% tổng diện tích.
– Đất thuộc Đồng bằng Sông Hồng là đất đỏ đặc trưng. Nó được hình thành trên đá vôi, mica, gơnai, đá sét vì vậy mà lượng phù sa lớn, chất lượng tốt.
Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
– Diện tích đất phù sa khoảng 40.000km2, được hình thành do sự bồi tụ từ sông Mekong.
– Đồng bằng Sông Cửu Long là dạng địa hình thấp, bằng phẳng có dạng hình thang. Độ cao trung bình là từ 2 – 3m so với mực nước biển.
– Khu vực này có hệ thống sông ngòi dày đặc, mùa mưa lũ khiến nước ngập diện rộng. Còn mùa cạn thì nước thủy triều dâng khiến ⅔ diện tích đất trồng bị ngập mặn và nhiễm phèn.
– Đất phù sa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phân bổ 2 bờ sông Tiền, sông Hậu và chiếm 30,4% tổng diện tích.
Hệ thống các con sông khác
– Đất phù sa của hệ thống các con sông ngắn ở miền Trung: bắt nguồn từ sườn đông dãy Trường Sơn bao gồm: Sông Mã, Sông Lam, Sông Gianh…
– Những con sông này ngắn, dốc và chảy qua các vùng đất nghèo dinh dưỡng nên thường có độ phì nhiêu, dinh dưỡng thấp hơn so với các vùng Sông Hồng hay Sông Cửu Long.
– Thành phần cơ giới của đất nhẹ và thiên về màu xám, hoặc nâu xám.
Như vậy bạn đã hiểu được đất phù sa là gì rồi đúng không nào? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại đất này và tận dụng chúng một cách tốt nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!