Đất trồng cây hàng năm và những giải đáp chi tiết, mới nhất
Sitemap Hỗ trợSố điện thoại: 0768.283.968Email: [email protected] TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI Đất trồng cây hàng năm hiện là mối quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư và các cá nhân có nhu cầu sử dụng đất. Việc tìm hiểu loại đất này là gì, thời hạn sử dụng trong bao lâu,…
- Sitemap
- Hỗ trợSố điện thoại: 0768.283.968Email: [email protected]
- TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
Đất trồng cây hàng năm hiện là mối quan tâm của khá nhiều nhà đầu tư và các cá nhân có nhu cầu sử dụng đất. Việc tìm hiểu loại đất này là gì, thời hạn sử dụng trong bao lâu, có được xây dựng hay chuyển đổi không là đều là những thông tin rất hữu ích. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin trên qua bài viết này nhé!
Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch không quá 05 năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Như vậy, đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Ký hiệu đất trồng cây hàng năm trên bản đồ địa chính là CHN.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng lúa bao gồm :
Đất chuyên trồng lúa nước (LUC) là ruộng lúa nước, hàng năm cấy trồng từ 2 vụ lúa trở lên.
Đất trồng lúa nước còn lại (LUK) là ruộng lúa nước, hàng năm chỉ trồng 1 vụ.
Đất trồng lúa nương (LUN) là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ 1 vụ trở lên.
Là đất trồng các cây hàng năm không phải là lúa như các loại rau màu, dược liệu, dâu tăm, đay, cói, mía, gai, sả, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Ký hiệu là HNK
Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm :
Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK) : Là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK) : Là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.
Xem thêm:
>> Đất BHK là gì? Quy định sử dụng đất BHK đầy đủ từ A-Z
>> NHK là đất gì? Nên hay không mua đất NHK để đầu tư?
Đều là loại đất thuộc đất nông nghiệp theo quy định hiện hành của Luật đất đai.
Đều có thời hạn sử dụng được quy định trong Luật đất đai. Cụ thể, thời hạn sử dụng của hai loại đất này đều là 50 năm. Các thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng cũng tương tự nhau.
Đều thuộc quyền sở hữu của người dân và do Nhà nước đại diện, quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân theo đúng quy định của pháp luật.
Là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê và công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất sẽ được pháp luật bảo hộ.
Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất trong trường hợp thực sự cần thiết cho các mục đích như quốc phòng – an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng… Việc thu hồi đất sẽ được tiến hành công khai, minh bạch, rõ ràng và được đền bù theo đúng Luật đất đai mới nhất hiện nay.
Nhà nước chỉ được trưng dụng đất trong hợp thực sự cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong trường hợp chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Đất trồng cây hàng năm | Đất trồng cây lâu năm | |
Khái niệm | Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch không quá 05 năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. | Đất trồng cây lâu năm là đất được sử dụng cho mục đích trồng các loại cây được trồng chỉ một lần, sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm. |
Ký hiệu | CHN | CLN |
Phân loại | Gồm | Gồm |
Theo những quy định về thời hạn sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 thì đất trồng cây hàng năm có thời hạn sử dụng cụ thể như sau :
Đối với cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng đất là 50 năm.
Đối với cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước cho thuê đất thì thời hạn là không quá 50 năm.
Đối với tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất dựa trên cơ sở dự án đầu tư hoặc xin đơn giao đất của tổ chức để tiến hàng xem xét, đưa ra quyết định cụ thể về thời gian nhưng thời hạn không quá 70 năm.
Vì đất trồng cây hàng năm thuộc đất nông nghiệp, Luật đất đai 2013 quy định rõ việc đất nông nghiệp hết hạn sử dụng thì phải giải quyết như sau:
Trường hợp 1
Đối với đất dùng để trực tiếp sản xuất nông nghiệp : được tiếp tục sử dụng đất mà không cần là thủ tục gia hạn.
Nếu muốn xác nhận lại thời hạn trên giấy chứng nhận thì làm hồ sơ để xác đề nghị xác định lại thời hạn sử dụng đất tại UBND cấp xã. UBND sẽ kiểm tra và xác nhận hồ sơ, sau đó chuyển đến văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận lại lần nữa, xác nhận thời hạn mới vào giấy chứng nhận, sau đó cập nhật vào hồ sơ địa chính.
Trường hợp 2
Đối với đất thuộc các trường hợp sau : Các tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài… sử dụng đất nông nghiệp cho các mục đích như sản xuất nông nghiệp, mục đích thương mại, dịch vụ, cơ sở để sản xuất phi nông nghiệp, thực hiện các dự án đầu tư… thì khi đất hết hạn sử dụng phải tiến hành gia hạn thời hạn sử dụng.
Thủ tục gia hạn đất trồng cây hàng năm như sau :
Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất tại Cơ quan Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2 : Cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện gia hạn thì giao cho Văn phòng đăng ký đất đai, đồng thời gửi thông tin địa chính cho Cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
Nếu không đủ điều kiện gia hạn thì Cơ quan Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo cho người sử dụng đất đồng thời tiến hành thủ tục thu hồi đất theo đúng quy định.
Bước 3 : Cơ quan Tài nguyên Môi tường trình ubnd cùng cấp quyết định gia hạn quyền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất nếu là trường hợp thuê đất
Bước 4 : Chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký
Nếu được gia hạn, người sử dụng đất nộp giấy chứng nhận đã cấp và chứng từ thực hiện xong nghĩa vụ tài chính cho cơ quan tài nguyên và môi trường.
Bước 5 : Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận gia hạn sử dụng đất vào giấy chứng nhận đã cấp, đồng thời chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, trả lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
Lưu ý : Toàn bộ thủ tục trên phải được thực hiện trước khi hết hạn sử dụng ít nhất 06 tháng.
Như vậy, đất trồng cây hàng năm nếu hết thời hạn sử dụng thì tùy vào trường hợp mà áp dụng thủ tục gia hạn phù hợp. Tất nhiên trong trường hợp người sử dụng đất không muốn sử dụng nữa thì có thể tiến hành trả lại cho Nhà nước.
Phí gia hạn đất trồng cây hàng năm là khoản phí mà hộ gia đình, cá nhân, tổ chức… phải nộp khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận gia hạn thời hạn sử dụng đất thuê, đất giao. Các loại phí gia hạn bao gồm :
– Phí thẩm định hồ sơ : Đây là khoản phí được thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật.
– Tiền thuê đất : Là khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp cho thời gian thuê đất được gia hạn theo quy định của pháp luật, có thể là thuê đất trả tiền hàng năm hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Việc thu phí gia hạn đất trồng cây hàng năm dựa trên diện tích của thửa đất, tính chất của hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương. Đây là khoản phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ban hành, theo Khoản 11 Điều 2 Thông tư 85/2019/TT/BTC.
Điểm h Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai quy định về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau : “Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục”.
Như vậy trường hợp người sử dụng đất trồng cây hàng năm không canh tác, sản xuất liên tục trong vòng 12 tháng sẽ bị thu hồi theo quy định.
Còn đất trồng cây hàng năm được Nhà nước cho thuê, khi hết thời hạn sử dụng nếu không tiến hành gia hạn theo đúng quy định sẽ bị nhà nước thu hồi.
Đồng thời, những trường hợp liên quan đến mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia cũng sẽ bị thu hồi. Trường hợp này người sử dụng đất sẽ được bồi thường theo quy định nếu đủ điều kiện.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 6 Luật đất đai, đất đai phải được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Hiện nay, chỉ có đất ở – đất thổ cư mới được xây nhà và các công trình khác để phục vụ đời sống, còn đất trồng cây hàng năm được sử dụng vào mục đích trồng cây. Vì vậy người sử dụng đất không được tự ý xây nhà trên đất trồng cây hàng năm. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 đến 50.000.000 theo Khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như tháo dỡ nhà và các công trình đã xây dựng.
Để xây nhà trên đất trồng cây hàng năm một cách hợp pháp, người sử dụng đất cần phải làm đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư và chỉ được xây dựng khi được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp, cho nên theo quy định của pháp luật, để có thể chuyển sang đất thổ cư thì người sử dụng đất cần có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Do đó đất trồng cây hàng năm hoàn toàn có thể chuyển lên đất thổ cư.
Để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm, cần lưu ý những điều kiện sau :
Phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất không có tranh chấp.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài những điều kiện chung ở trên, cơ quan sẽ căn cứ đến những điều sau để quyết định đất trồng cây hàng năm có lên thổ cư được không :
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, cụ thể ở đây là chuyển đổi đất lên thổ cư.
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư gồm các bước như sau.
Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ
Bao gồm
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 2 : Nộp hồ sơ
Nếu UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất sẽ là cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
Bước 3 : Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Văn phòng Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận hồ sơ sẽ thẩm tra hồ sơ để xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Sau đó hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và trình UBND có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật; chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 4 : Trả kết quả
Người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại phòng Tài nguyên và Môi trường, nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Khi chuyển đổi mục đích sử dụng, lệ phí chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất ở mà cá nhân, hộ gia đình phải nộp là khoản tiền chênh lệch giữa hai loại đất này, cụ thể :
Tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng theo giá đất ở – Tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp
Ngoài ra còn có các loại phí khác như phí cấp giấy chứng nhận, phí đăng ký biến động đất đai, trích lục bản đồ.
Cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất), nhà nước áp dụng mức phí tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai : không quá 28.000 đồng/1 lần.
Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính : không quá 15.000 đồng/lần.
Khung giá đất trồng cây hàng năm được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ, cụ thể
Đơn vị tính : Nghìn đồng/m2
Xã đồng bằng | Xã trung du | Xã miền núi | ||||
Vùng kinh tế | Giá tối thiểu | Giá tối đa | Giá tối thiểu | Giá tối đa | Giá tối thiểu | Giá tối đa |
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc | 22,0 | 105,0 | 17,0 | 90,0 | 10,0 | 85,0 |
Vùng đồng bằng sông Hồng | 30,0 | 212,0 | 25,0 | 165,0 | 21,0 | 95,0 |
Vùng Bắc trung bộ | 8,0 | 125,0 | 6,0 | 95,0 | 5,0 | 85,0 |
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ | 15,0 | 120,0 | 10,0 | 85,0 | 8,0 | 70,0 |
Vùng Tây Nguyên | 15,0 | 12,0 | ||||
Vùng Đông Nam Bộ | 15,0 | 250,0 | 12,0 | 110,0 | 10,0 | 160,0 |
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long | 15,0 | 212,0 |
Hiện, có nhiều người thắc mắc đất trồng cây hàng năm có được chuyển nhượng được không? Và câu trả lời là có thể chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm, tuy nhiên việc chuyển nhượng này không giống chuyển nhượng đất ở, vì vậy bạn cần nắm rõ một số quy định sau đây để thực hiện đúng yêu cầu khi chuyển nhượng, cho tặng loại đất này.
Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai, người sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm như sau :
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất không có tranh chấp.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Trong thời hạn sử dụng đất.
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại Cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Thêm vào đó, Điều 44 nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình.
Cụ thể hạn mức chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm được áp dụng như sau :
Không quá 30 héc ta đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Không quá 20 héc ta đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.
Đây đang là câu hỏi đặt ra được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, để đưa ra quyết định chính xác, chúng ta hãy xét đến 2 khía cạnh : cơ hội và rủi ro.
Cơ hội
– Lợi thế về giá
Giá đất trồng cây hàng năm thấp hơn nhiều so với những loại đất khác, nếu nắm bắt được thời cơ, bạn có thể mua được một lô đất chỉ với vài chục triệu, tuy nhiên bạn cũng cần nắm rõ xu thế thị trường để có được lợi thế về giá.
– Lợi thế về diện tích
Diện tích tối thiểu khi mua đất trồng cây hàng năm thông thường không dưới 1.000m2, chỉ với số tiền vừa phải, bạn đã có thể mua được mảnh đất với diện tích lớn, nếu có thể chuyển đổi mục đích sử dụng lên thổ cư, giá trị mảnh đất sẽ tăng lên rất nhiều.
Những rủi ro khi mua đất trồng cây hàng năm
– Rủi ro về pháp lý
Nếu mảnh đất không có đủ giấy tờ chứng nhận hợp pháp bạn hãy suy nghĩ lại về việc có nên mua hay không. Khi mua đất trồng cây hàng năm, bạn cần kiểm tra kỹ những loại giấy tờ và thông tin sau :
Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất của người bán.
Đất có đầy đủ pháp lý để giao dịch theo đúng quy định của pháp luật hay không. Không nên mua đất theo hình thức viết tay hay lập vi bằng… vì như vậy quyền lợi của bạn sẽ bị tổn hại và không có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ nếu gặp rủi ro.
Kiểm tra xem mảnh đất có đang trong tình trạng tranh chấp hay không để tránh những vấn đề bất lợi, phiền phức có thể xảy ra.
– Rủi ro về thị trường
Các nhà đầu tư mới thường chưa biết cách kiểm tra và định giá mảnh đất một cách chính xác nên có thể bị mua đất với giá đắt và bị lỗ khi bán lại. Do đó, bạn hãy tham khảo thông tin từ những nguồn tin chính thống, đáng tin cậy hoặc tìm đến các chuyên gia để có được những lời khuyên đúng đắn.
– Rủi ro quy hoạch
Cần kiểm tra mảnh đất bạn dự định mua có nằm trong quy hoạch hay không. Nếu lô đất nằm trong quy hoạch thì khả năng sang nhượng sẽ bị hạn chế, đồng thời có khả năng sớm bị thu hồi. Lúc này, người mua sẽ chịu nhiều thiệt hại nếu quyết định mua.
Vì vậy bạn hãy kiểm tra trước thông tin quy hoạch được cập nhật tại các văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương hoặc trên các website thông tin của khu vực.
Thủ tục chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm được thực hiện theo quy trình như sau
Bước 1: Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất
Hồ sơ bao gồm
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy tờ về thân nhân của hộ gia định, cá nhân chuyền quyền và nhận quyền.
Giấy tờ về thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước.
Bước 2 : Nộp thuế, lệ phí trước bạ theo hướng dẫn.
Bước 3 : Nhận giấy chuyển nhượng đã được thay đổi thông tin người sử dụng đất theo yêu cầu.
Trên đây là tất cả thông tin về đất trồng cây hàng năm, hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về đất trồng cây hàng năm là gì và những vấn đề có liên quan đến loại đất này.
Để đón đọc thêm những tin tức về bất động sản khác, hãy truy cập homedy.com ngay hôm nay!
Loan Nguyễn
Xây nhà là một trong những việc quan trọng trong cuộc đời mỗi người và trong tín ngưỡng của người việt nam. người ta luôn xem tuổi xem có phù hợp để làm nhà trong năm hay không, nếu không thì phải đi mượn tuổi để xây dựng nhà. khi xây xong nhà, gia chủ sẽ phải làm giấy tờ chuyển đổi ngôi nhà và cần sử dụng đến mẫu giấy chuộc nhà khi mượn tuổi. Vậy sau đó cần thực hiện thủ tục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Hiện nay nhu cầu mua bán nhà diễn ra ngày càng sôi nổi với nhiều loại hình nhà ở, trong số đó có nhà chưa hoàn công. Vậy nhà chưa hoàn công là gì? Nhà chưa hoàn công có mua bán được không? Những rủi ro có thể gặp phải khi mua nhà chưa hoàn công là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin về loại hình nhà này.
Tại những địa phương đang có cơn sốt đất, việc mua bán đất diễn ra rất sôi nổi nhưng lại thường xuyên diễn ra thông qua các cò đất hoặc môi giới. Trong đó, hoạt động mua bán đất vi bằng cũng được khá nhiều chủ thể thực hiện, vậy đất vi bằng là gì, có nên mua đất vi bằng không và làm sao để mua đất vi bằng một cách an toàn? Chúng ta hãy tìm hiểu rõ khái niệm và những vấn đề liên quan đến loại đất này.
Nhập hộ khẩu nhờ là gì, những rắc rối khi cho nhập nhờ hộ khẩu có thể xảy ra là gì và cần chuẩn bị giấy tờ và thủ tục như thế nào? Để tìm hiểu thêm các thông tin về nhập nhờ hộ khẩu, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Hiện nay, hình thức mua nhà thông qua việc lập vi bằng được áp dụng trong nhiều giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, người mua cần tìm hiểu và nhận thức đầy đủ về giá trị của vi bằng cũng như những rủi ro có thể gặp phải. Nhằm giải đáp những câu hỏi liên quan tới nhà vi bằng là gì, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và hệ thống lại những thông tin hữu ích nhất.
Chưa có tài khoản? Đăng ký ngay