Đẩy mạnh phát triển nghề chăn nuôi bò lấy thịt
Cùng HLT tìm hiểu mô hình chăn nuôi BÒ ĐỰC SỮA HF quy mô 600 bò thịt Cùng HLT tìm hiểu mô hình chăn nuôi BÒ ĐỰC SỮA HF quy mô 600 bò thịt Đẩy mạnh phát triển nghề chăn nuôi bò lấy thịt (TTV) – Nghề chăn nuôi gia súc hiện nay tại Thanh…
Đẩy mạnh phát triển nghề chăn nuôi bò lấy thịt
(TTV) – Nghề chăn nuôi gia súc hiện nay tại Thanh Hóa nhìn chung còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, bà con nông dân chăn nuôi chủ yếu theo phương pháp chăn thả tự do, ít áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, các quy trình kỹ thuật, tận dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên là chính. Việc vỗ béo bò thịt hầu chưa được chú trọng, bò chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chất lượng thịt thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Gia đình anh Nguyễn Văn Quang, ở xã Xuân Tân, huyện Thọ Xuân chọn nghề vỗ béo trâu bò để phát triển kinh tế gia đình. Bò chọn đưa vào nuôi vỗ béo là loại không sử dụng vào mục đích sinh sản, cày kéo hoặc lấy sữa; bò gầy do thiếu dinh dưỡng, bò hướng thịt hết giai đoạn nuôi lớn. Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm: thức ăn hỗn hợp, các loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Kết quả, sau 3 tháng đàn bò được vỗ béo khỏe mạnh, phát triển tốt, tăng trọng bình quân của đàn bò 728g/con/ ngày, trừ chi phí thuốc thú y, thức ăn, mỗi con bò cho lãi suất khoảng 2- 2,5 triệu đồng/con.
Trước đây, bê đực sữa được xem là phụ phẩm của ngành chăn nuôi bò sữa. Theo đó, sau khi người ta lựa chọn số bê cái để nuôi lấy sữa, thì toàn bộ số bê đực sơ sinh từ 3 đến 7 ngày tuổi được đem bán cho các lò mổ để giết thịt.Cách làm này đã góp phần cung cấp một lượng thịt bê đặc sản khá lớn cho thị trường. Tuy nhiên giá trị kinh tế của bê sữa không cao, do trọng lượng bê quá nhỏ. Bởi vậy, người ta tìm cách tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng bê đực sữa HF sơ sinh để làm giống, chăn nuôi lấy thịt, và sẽ bán khi trọng lượng đạt gấp hơn 10 lần bê sơ sinh, tức vào khoảng 500-600kg/con. Đây cũng là Dự án cấp tỉnh, được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt, Công ty Phú Gia là đơn vị thực hiện.
Đây là hộ gia đình anhVũ Văn Hào ở xã Xuân phong huyện Thọ Xuân, hiện tại anh Hào đang thực hiện mô hình nuôi bê đực sữa lấy thịt do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai, chỉ sau 6 tháng nuôi đã thấy có sự khác biệt rõ rệt.
Do bê đực sữa HF có nguồn gien của bò sữa mang dòng máu bò mẹ Hà Lan, nên rất khoẻ mạnh, nhanh lớn, tầm vóc cao, tạp ăn hơn cả bò vàng. Nhiều lại cỏ, lá, bò vàng không ăn, nhưng bê đực sữa vẫn ăn tốt. Bởi vậy, hộ chăn nuôi có thể kết hợp nguồn thức ăn tinh với thức ăn thô dồi dào ngoài tự nhiên, hoặc trồng trong trang trại.
Về đầu ra cho sản phẩm thịt chăn nuôi từ bê đực sữa, phía Công ty Phú Gia cho biết, sẽ thu mua lại toàn bộ sản phẩn bê đực sữa nuôi lấy thịt của những hộ mua giống của công ty.
Nuôi bê đực sữa lấy thịt bước đầu đã có kết quả tốt, như bê mạnh khoẻ, tốc độ sinh trưởng gấp nhiều lần bò vàng, chất lượng thịt ngon, đầu ra thuận lợi. Tuy nhiên, chương trình nuôi bê đựa sữa lấy thịt có phát triển, nhân rộng và bền vững được hay không phụ thuộc vào hiệu quả kinh tế và đầu ra cho sản phẩm có ổn định hay không. Trong đó, vai trò của đơn vị cung cấp giống và tiêu thụ sản phẩm và hợp tác của hộ chăn nuôi mang tính quyết định.
Trung tâm khuyến nông Thanh Hóa
Bình luận
Nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nuôi trồng thủy sản ở những địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, các địa phương đã hỗ trợ, khuyến khích phát triển các hình thức nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế, thích ứng với thời thiết, khí hậu, cho hiệu quả kinh tế cao.
Khẩn trương tổ chức tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát, chấn chỉnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Nông nghiệp Thanh Hóa đạt mức tăng trưởng trên 3,2%
Quý 1 năm 2023, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đạt mức tăng trưởng 3,22%, cao hơn so với cùng kỳ, năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế toàn tỉnh.
Giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất 10 năm qua
Giá gạo xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2023 của cả nước đạt 531 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022 và cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Nhóm địa phương thu ngân sách cao nhất cả nước Quý I/2023
Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách Nhà nước Quý I/2023 ước đạt 491.500 tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán, tăng 1,3% so cùng kỳ năm 2022.
Xem xét miễn, giảm phí, tiền thuê đất năm 2023
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 50 ngày 8/4/2023 Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023. Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền trước 15/4 để xem xét, thực hiện miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất… cho năm 2023.
Thanh Hóa triển khai 67 dự án đầu tư lớn, trọng điểm năm 2023
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa thống nhất ban hành danh mục 67 dự án đầu tư lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 và giao đầu mối, theo dõi thực hiện các dự án cho các sở, ban, ngành, UBND các địa phương có liên quan.
Giải ngân 16.400 tỷ đồng hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội
Tính đến hết tháng 3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã giải ngân được 16.400 tỷ đồng cho hơn 332.000 lượt khách hàng vay vốn nhằm phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ.
Dự báo mặt bằng lãi suất giảm tối đa 0,34% trong năm 2023
Vụ Dự báo, Thống kê của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý 2/2023.
Thu ngân sách Nhà nước quý I/2023 đạt gần 500 nghìn tỷ đồng
Theo báo cáo tình hình thực hiện chương trình công tác của Bộ Tài chính, thu ngân sách Nhà nước quý I/2023 ước đạt 491,5 nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán, tăng 1,3% so cùng kỳ năm 2022.