Đinh Hương

Cây Đinh Lăng-Tác dụng chữa bệnh của Đinh Lăng Cây Đinh Lăng-Tác dụng chữa bệnh của Đinh Lăng Đinh Hương 13 sản phẩm 103 Cây đinh hương hay còn được gọi là cống đinh hương, đinh tử, đinh tử hương. 1 Đặc điểm của cây đinh hương Tên khoa học: đinh hương có tên khoa…

Cây Đinh Lăng-Tác dụng chữa bệnh của Đinh Lăng
Cây Đinh Lăng-Tác dụng chữa bệnh của Đinh Lăng

Đinh Hương

13 sản phẩm

103

Cây đinh hương hay còn được gọi là cống đinh hương, đinh tử, đinh tử hương.

1 Đặc điểm của cây đinh hương

Tên khoa học:

  • đinh hương có tên khoa học là Syzygium aromaticum (L.) Merr.et Perry thuộc họ sim Myrtaceae.

  • Vị thuốc giống như chiếc đinh lại có mùi thơm nên được gọi là đinh hương.

Hình ảnh cây đinh hương

Đặc điểm thực vật

  • Cây cao từ 12 – 15 m. Lá cây mọc đôi, có hình bầu dục nhọn, phiến lá dài.

  • Học mọc thành chùm. Màu sắc thay đổi từ khi còn ở dạng chồi hoa đến khi thu hoạch được. Chồi hoa màu nhạt, dần chuyển màu xanh, sau đó là hoa đỏ tươi – chính là thời điểm có thể thu hái.

  • Quả mọng, thường chỉ chứa 1 hạt.

  • Đinh hương có mùi thơm nhưng nồng, có thể hơi tê tê.

  • Bộ phận dùng làm vị thuốc: Hoa.

2 Đặc điểm phân bố, thu hái và chế biến

Cây đinh hương vốn có nguồn gốc từ Indonexia. Sau đó cây được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như châu Phi và châu Á. Nhiều nhất là các đảo ở Ấn độ dương, bờ biển phía đông châu Phi, Braxin, Malaysia.

Cây ưa khí hậu nóng ẩm có độ cao 200 – 300m. Sau khi trồng vào khoảng năm thứ 5 hay thứ 6 cây sẽ ra hoa, và thu hoạch cao nhất vào năm thứ 20. Tùy theo từng vùng, mỗi năm có thể thu hoạch 1 đến 2 vụ. Người ta sẽ hái hoa bằng tay khi còn ở giai đoạn nụ, bỏ cuống sau đó phơi hay sấy khô cho đến khi ngả màu nâu.

Hình ảnh hoa của cây đinh hương

Nước ta hiện vẫn chưa trồng được giống cây này.

3 Thành phần hóa học

Nụ đinh hương chứa 10 – 12% nước, 5 – 6% chất vô cơ, rất nhiều glucid, 6 – 10% Lipid, 13% tannin.

Tinh dầu chiếm 15 – 20% trong đinh hương, đây chính là thành phần chính của đinh hương. Đây là một loại nguyên liệu thực vật chứa hàm lượng tinh dầu cao nhất. Tinh dầu đinh hương nặng hơn nước. Trong tinh dầu thành phần chủ yếu là eugenola chiếm 80 – 85%, kèm theo 2 – 5 % axetyleugenola. Ngoài ra còn có 1 hợp chất cacbua, trong đó có 1 chất sesquiterpene là caryophyllene, một ít dẫn xuất xeton làm ảnh hưởng tới mùi của đinh hương.

4 Công dụng của cây đinh hương

Theo y học cổ truyền, đinh hương vị cay, tính ôn, giúp làm ấm tỳ vị, thận, chữa đau nhức xương khớp, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.

Trong y học hiện đại, sử dụng đinh hương chế rượu làm thuốc kích thích tiêu hóa, sát trùng mạnh. Trong 1 một số đợt dịch người ta nhai đinh hương để phòng bệnh.

Nhưng công dụng phổ biến nhất của đinh hương là dùng làm ngyên liệu cất lấy tinh dầu đinh hương. Tinh dầu đinh hương có tác dụng sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Trong nha khoa, đinh hương được dùng làm thuốc tê và diệt tủy răng.

Khi bị đau răng, bôi tinh dầu đinh hương vào chỗ vùng bị đau, hoặc nếu không có tinh dầu đinh hương, chỉ cần nhai vai mẩu đinh hương, tác dụng sát khuẩn và gây tê sẽ giúp bạn xoa dịu cơn đau. Ngoài ra, hương thơm từ tinh dầu đinh lăng hoặc cây đinh lăng giúp hơi thở của bạn thơm tho hơn. Nhỏ vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước và tiến hành súc miệng mỗi ngày, chứng hôi miệng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tinh dầu đinh hương còn mang đến cảm giác dễ chịu thoải mái, hưng phấn, kích thích tâm lý và loại bỏ stress hiệu quả.

Tác dụng của đinh hương trong trường hợp đau răng

Trong công nghiệp đinh hương được sử dụng để chiết lấy eugenola, từ đó bán tổng hợp chất thơm là vanillin. Ở nước ta chưa có đinh hương người ta dùng Hương nhu trắng để cất lấy eugenola.

Đinh hương có trong thành phần của nước súc miệng, thuốc lá, tinh dầu và rượu thuốc.

5 Một số nghiên cứu chứng minh tác dụng của cây đinh hương

Một số nghiên cứu chỉ ra tác dụng của cây đinh hương như:

  • Tác dụng chống oxy hóa:

Theo một nghiên cứu của bộ nông nghiệp Mỹ kết hợp với các trường đại học chỉ ra rằng: cây đinh hương có hàm lượng polyphenol và các hợp chất chống oxy hóa cao. Một nghiên cứu khác của Shan và cộng sự cũng chỉ ra rằng đinh hương là cây có hàm lượng polyphenol, các chất chống oxy hóa, tetraethylamoni clorua và acid gallic cao. Từ đó cho thấy đinh hương là một cây thuốc có tiềm năng lớn.

Hoạt tính chống oxy hóa của cây đinh hương đã được thử nghiệm invito khác nhau. Các nghiên cứu cho nhiều kết quả tốt về tác dụng chống oxy hóa của đinh hương.

  • Hoạt tính kháng khuẩn

Hoạt tính kháng khuẩn của cây đã được chứng minh với một số chủng vi khuẩn và chủng nấm.

  • Tác dụng giảm đau

Việc sử dụng cây đinh hương làm thuốc giảm đau đã có từ lâu đời. Chính eugenol là hợp chất gây ra tác dụng này. Cơ chế của nó là kích hoạt kênh Ca và Cl trong hạch tế bào. Do đó nó có tác dụng giảm đau.

  • Kháng virus

Có hiệu quả trên một số dòng virus herpes, với cơ chế chính là ức chế DNA polymerase của virus.

Với những tiềm năng to lớn như trên, cây đinh hương ngày này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

6 Một số bài thuốc từ đinh hương

Ngâm tay, chân

Chuẩn bị các nguyên liệu sau: đinh hương, long não, lá lốt, tục đoạn, tầm gửi cây dâu, và một ít muối. Sắc các vị thuốc trên với nước đến khi còn khoảng 150ml để ngâm tay, chân. Ngâm từ khi nước còn ấm đến khi nước nguội hẳn thì dừng lại. Kiên trì áp dụng vào các buổi tối sẽ giúp cải thiện tình trạng đai nhức tay chân.

Xoa bóp rượu:

Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Đinh hương 20g, Long não 12g, và 250ml rượu trắng. Ngâm hỗn hợp trên trong khoảng 7 ngày là có thể dùng làm cồn xoa bóp các khớp bị đau. Thực hiện thường xuyên giúp làm giảm các cơn đau nhức.

Copy ghi nguồn: TrungTamThuoc.com

Link bài viết:Cây đinh hương: đặc điểm, phân bố và công dụng của cây

7 Tài liệu tham khảo:

  1. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS.TS Đỗ Tất Lợi
  2. Diego Francisco Cortés-Rojas,* Claudia Regina Fernandes de Souza, and Wanderley Pereira Oliveira, Clove (Syzygium aromaticum): a precious spice.

Bạn đang xem bài viết: Đinh Hương. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts