Giải công nghệ lớp 10 bài 14 trang 73, 74, 75, 76, 77, 78 sgk Cánh diều
Bệnh Hại Cây Trồng Có Mấy Loại ? Các Tác Nhân Gây Bệnh Hại Trên Cây Trồng ? | Lương Hồng Sơn Bệnh Hại Cây Trồng Có Mấy Loại ? Các Tác Nhân Gây Bệnh Hại Trên Cây Trồng ? | Lương Hồng Sơn Bài 14. Bệnh hại cây trồng trang 73, 74, 75, 76,…
Bài 14. Bệnh hại cây trồng trang 73, 74, 75, 76, 77, 78 SGK Công nghệ 10 Cánh diều>
Quan sát Hình 14.1 và cho biết hình ảnh nào là cây trồng bị bệnh hại. Vì sao? Vì sao bệnh hại lại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng?
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn – Cánh diều
Toán – Văn – Anh – Lí – Hóa – Sinh – Sử – Địa…
Câu hỏi tr 73
Mở đầu
Quan sát Hình 14.1 và cho biết hình ảnh nào là cây trồng bị bệnh hại. Vì sao? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 73 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh là cây trồng bị bệnh hại:
– Hình A. Củ khoai tây bị ghẻ sào
– Hình B. Cam bị vàng lá gân xanh
– Hình C. Cà phê bị rệp sáp
– Hình D. Cà chua bị sâu vẽ bùa
– Hình G. Cây bưởi bị chảy mủ
Vì các hình trên mô tả trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.
1. Vì sao bệnh hại lại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 73 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Bệnh hại lại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng vì:
Bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng, làm cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.
2. Vì sao bệnh sinh lí là tiền đề cho bệnh do sinh vật phát triển và gây hại cho cây trồng? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 73 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Bệnh sinh lí là tiền đề cho bệnh do sinh vật phát triển và gây hại cho cây trồng vì:
Các yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ngập úng, khô hạn, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, chất độc, khí độc,.. Bệnh không có tính lây lan, không có nguồn bệnh tích lũy trên đồng ruộng, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh sinh vật phát sinh, phát triển, gây hại.
3. Vì sao bệnh do sinh vật gây hại có tính lây lan mạnh? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 73 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Bệnh do sinh vật gây hại có tính lây lan mạnh vì:
nguồn bệnh tồn tại trên cây, trong đất và các kí chủ khác trên đồng ruộng; có thể truyền bệnh thông qua trung gian và khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi => vết bệnh loang rộng và phát tán sang bộ phận khác, cây khác; chu kì gây bệnh mới lại bắt đầu.
Câu hỏi tr 74
Luyện tập
Quan sát Hình 14.2; 14.3 và mô tả đặc điểm bất thường ở cây bị bệnh. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 74 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm bất thường ở cây bị bệnh:
Hình 14.2A. Cà chua bị bệnh héo xanh vi khuẩn
Hình 14.2B. Nho bị bệnh mốc sương
Hình 14.2C. Rễ đu đủ bị tuyến trùng
Hình 14.2D. Bệnh thối thân xì mủ sầu riêng.
Hình 14.3A. Ngô bị héo do nắng nóng
Hình 14.3B: Ray bị tuyết phủ
Hình 14.3C. Lá cafe bị thiếu lân
Hình 14.3D: Quả táo bị thiếu canxi
Quan sát Hình 14.4 và chỉ ra những triệu chứng bệnh hại cây trồng điển hình. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 74 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Những triệu chứng bệnh hại cây trồng điển hình: vết đốm (đốm sọc, đốm tròn,…), biển màu (loang lổ, vàng, trắng, đỏ, đen, nâu,… ), biến dạng cây (lùn thấp, cao võng lên, xoăn lá, … ); héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận, thổi hỏng hoặc khô cứng củ, quả, rễ non, thân mềm,. ….; u, bướu, đảm sưng, chảy mủ, lở, loét trên các bộ phận cây,…
Câu hỏi tr 75
Vận dụng
Tìm hiểu một số bệnh hại trên cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em, mô tả lại triệu chứng bệnh và cho biết nguyên nhân gây ra bệnh. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 75 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Một số bệnh hái của cây lúa như là vàng lá, sâu cuốn lá làm cò cây còi cọc không trổ đòng.Nguyên nhân là do một số sâu bệnh hại sót lại từ mùa trước và từ bướm sinh sôi sâu bệnh.
1. Vì sao bệnh đạo ôn hại lúa gây hại nặng khi trời âm u, thời tiết mát, độ ẩm cao? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 75 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Bệnh đạo ôn hại lúa gây hại nặng khi trời âm u, thời tiết mát, độ ẩm cao vì:
Nấm thích nghi và phát triển mạnh, gây hại nặng khi thời tiết mát, độ ẩm cao, nhiều mây, âm u, ít nắng, đêm có sương mù nhiều; gieo sạ dày, bón thừa đạm,..
2. Vì sao không nên bón thừa đạm, nên tăng cường bón kali để phòng bệnh đạo ôn hại lúa? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 75 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Không nên bón thừa đạm, nên tăng cường bón kali để phòng bệnh đạo ôn hại lúa vì: Trên những chân ruộng trũng, cây lúa hay có nguy cơ thừa đạm vì bộ rễ lớn hút nhiều nhưng đất này lại nghèo kali sẽ làm cho nấm đạo ôn phát sinh, gây hại mạnh. Do đó cần tăng cường bón phân kali và hạn chế bón đạm cho những chân ruộng trũng.
Quan sát Hình 14.5 và mô tả các triệu chứng của bệnh đạo ôn hại lúa. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 75 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Các triệu chứng của bệnh đạo ôn hại lúa:
Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, sau đó lớn dẫn và có hình thoi, ở giữa bị hoại tử và khô xám. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan ra làm cho toàn bộ là bị cháy Bệnh tấn công trên cổ bông và cổ giẻ lúa, làm cho bông hoặc giẻ bị khô và gãy.
Ở địa phương em, vào mùa nào lúa dễ mắc bệnh đạo ôn? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 75 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ở địa phương em, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và mức độ gây hại phụ thuộc với điều kiện thời tiết vào giai đoạn lúa ôm đòng, trổ (giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (ẩm độ cao, mưa kéo dài..)
Câu hỏi tr 76
Hình thành kiến thức
1. Tại sao bệnh xoăn vàng lá lại làm cây cà chua bị lùn? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 76 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Bệnh xoăn vàng lá lại làm cây cà chua bị lùn vì: bệnh do virus xoăn vàng lá Tomato yellow leaf curl virus gây ra. Virus tồn tại bên trong cây, lan truyền từ cây này sang cây khác chủ yếu nhờ bọ phấn, bọ trĩ; hoặc qua vết thương cơ giới.
2. Làm thế nào phòng ngừa bệnh xoăn vàng lá cà chua? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 76 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Để phòng ngừa bệnh xoăn vàng lá cà chua: dùng giống kháng virus TYLCV; nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy; luân canh nghiêm ngặt; vệ sinh đồng ruộng, trừ cỏ dại; diệt trừ sinh vật trung gian truyền bệnh là bọ phấn, bọ trĩ.
Quan sát Hình 14.6 và mô tả triệu chứng của bệnh xoăn vàng lá cà chua. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 76 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Triệu chứng của bệnh xoăn vàng lá cà chua: lá bị xoăn, xuất hiện đầu tiên từ lá ngọn; lá bị đốm vàng; thân thấp lùn, phình to.
1. Tìm hiểu và kể tên một số giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá ở Việt Nam. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 76 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Một số giống cà chua kháng bệnh xoăn vàng lá ở Việt Nam: giống cà chua MV1; giống cà chua lai HT7; giống cà chua C95; giống cà chua XH5; giống cà chua XH1; XH2; giống PT18; giống DT28;…
2. Ở địa phương em, trồng cà chua ở thời vụ nào dễ bị nhiễm bệnh xoăn vàng lá? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 76 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ở địa phương em, trồng cà chua vào thời tiết nóng, ẩm dễ bị nhiễm bệnh xoăn vàng lá.
1. Vì sao ở vườn trồng dày, đất dễ ngập úng thường bị bệnh vàng lá gân xanh nặng hơn? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 76 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ở vườn trồng dày, đất dễ ngập úng thường bị bệnh vàng lá gân xanh nặng hơn vì: rầy chổng cánh phát triển mạnh làm cho bệnh lây lan rất nhanh.
2. Vì sao cắt tỉa cành cho cây cam giúp phòng ngừa được bệnh vàng lá gân xanh? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 76 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cắt tỉa cành cho cây cam giúp phòng ngừa được bệnh vàng lá gân xanh vì cắt tỉa cành để vườn thông thoáng, tránh giao tán cây, loại trừ ưu thế ngọn cho các đợt bên phát triển đảm bảo sinh trưởng cân đối, hạn chế sâu bệnh hại, góp phần làm giảm bệnh vàng lá gân xanh.
Câu hỏi tr 77
Luyện tập
Quan sát Hình 14.7 và mô tả triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh hại cam. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 77 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh hại cam: phiến lá hẹp, có màu vàng nhưng gân lá vẫn còn màu xanh; lá mọc thẳng đứng như tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn; quả nhỏ, dị hình; hạt bị lép, màu nâu.
Ở địa phương em, cây cam có được trồng xen với các cây trồng khác không? Cách trồng đó có phòng ngừa được bệnh vàng lá gân xanh không? Vì sao? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 77 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ở địa phương em, cây cam được trồng xen với các cây trồng khác.
Cách trồng đó có phòng ngừa được bệnh vàng lá gân xanh vì cách làm đó để xua đuổi rầy chổng cánh – tác nhân gây ra bệnh vàng lá gân xanh.
Hình thành kiến thức
Vì sao rễ cây hồ tiêu bị bệnh tuyến trùng lại nổi các nốt u sần và làm cây bị héo? |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 77 để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Rễ cây hồ tiêu bị bệnh tuyến trùng lại nổi các nốt u sần và làm cây bị héo vì:
– Tuyến trùng chích hút, bơm độc tố vào rễ, làm rễ bị nghẽn mạch, phồng to, giảm khả năng hấp thu nước và dưỡng chất khiến cây sinh trưởng và phát triển kém.
– Tuyến trùng gây ra các vết thương ở rễ tạo điều kiện cho nấm bệnh, virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh chết nhanh, chết chậm;..trên cây hồ tiêu.
Câu hỏi tr 78
Luyện tập
Quan sát Hình 14.8 và mô tả đặc điểm cấu tạo của tuyến trùng, triệu chứng của bệnh tuyến trùng hại cây hồ tiêu. |
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 78 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm cấu tạo của tuyến trùng: thực quản, kim chích, cơ quan sinh dục.
Triệu chứng của bệnh tuyến trùng hại cây hố tiêu:
– Cây sinh trưởng kém cằn cỗi;
– Hệ rễ kém phát triển, có các khối u sần.
– Lá bị vàng từ dưới gốc lên trên làm cây bị héo.
- Bài 15. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng trang 79, 80, 81, 82, 83 SGK Công nghệ 10 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề 5 trang 84, 85 SGK Công nghệ 10 Cánh diều
- Bài 13. Sâu hại cây trồng trang 67, 68, 69, 70, 71, 72 SGK Công nghệ 10 Cánh diều
- Bài 12. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng trang 65, 66 SGK Công nghệ 10 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt – Công nghệ 10
- Lý thuyết những vấn đề chung về bảo vệ môi trường – Công nghệ 10
- Lý thuyết công nghệ trồng cây không dùng đất – Công nghệ 10
- Lý thuyết giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao – Công nghệ 10
- Lý thuyết lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt – Công nghệ 10