Giải pháp xử lý nước ao cá bị ô nhiễm, hôi thối triệt để

Ao cá bị nổi váng xanh từng đám, ao bị sập tảo, ao nuôi ô nhiễm phải làm gì? Ao cá bị nổi váng xanh từng đám, ao bị sập tảo, ao nuôi ô nhiễm phải làm gì? Các trang trại nuôi trồng thủy sản ngày càng được mở rộng và phát triển nhiều hơn….

Ao cá bị nổi váng xanh từng đám, ao bị sập tảo, ao nuôi ô nhiễm phải làm gì?
Ao cá bị nổi váng xanh từng đám, ao bị sập tảo, ao nuôi ô nhiễm phải làm gì?

Các trang trại nuôi trồng thủy sản ngày càng được mở rộng và phát triển nhiều hơn. Trong quá trình chăm sóc và nuôi trồng thủy sản, nếu như chúng ta không thường xuyên làm vệ sinh nguồn nước thì rất dễ khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Nếu gặp phải tình trạng này thì có những cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm nào mà chúng ta có thể áp dụng? Hãy cùng Chế phẩm vi sinh khám phá ngay ” Giải pháp xử lý nước ao cá bị ô nhiễm, hôi thối triệt để ” trong bài viết sau đây.

Nước ao cá bị ô nhiễm là hiện tượng rất thường gặp

Nội dung chính

  • 1. Nguyên nhân khiến nước ao cá bị ô nhiễm
  • 2. Tác hại của nước ao cá bị thối, ô nhiễm, bị đục
  • 3. Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm hiệu quả nhất hiện nay
    • 3.1 Sử dụng hóa chất xử lý nước để tiêu diệt tảo trong nước ao bị ô nhiễm
    • 3.2 Xử lý môi trường trong ao
    • 3.3 Cần phải tiến hành nạo vét ao thường xuyên
    • 3.4 Xử lý nước ao bị ô nhiễm với chế phẩm sinh học
    • 3.5 Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm với công nghệ
    • 3.6 Các hệ thống lọc nước sử dụng để làm trong nước ao cá bị đục
  • 4. Một số lưu ý cần biết trong cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm

1. Nguyên nhân khiến nước ao cá bị ô nhiễm

Mỗi một nguyên nhân khác nhau chúng ta sẽ có những cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm, hôi thối khác nhau. Điều này sẽ giúp chúng ta có thể xử lý một cách hiệu quả hơn. Từ đó, đảm bảo nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản không bị ô nhiễm giúp sinh vật phát triển tốt hơn. Sau đây sẽ là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

1.1 Sử dụng thức ăn công nghiệp làm ao cá bị ô nhiễm nguồn nước

Thức ăn cho các loại thủy, hải sản hiện nay chủ yếu là đồ công nghiệp. Trong thành phần của các sản phẩm này có chứa rất nhiều đạm và photpho. Khi chúng được thả xuống cho tôm cá và chúng không được tiêu thụ hết thì sẽ tồn dư lại trong ao.

Cùng với đó, một lượng phân lắng đọng do tôm cá thải ra cũng khiến cho hàm lượng chất thải rắn hữu cơ trong ao tăng lên một cách rõ rệt. Từ đó, khiến cho nguồn nước của chúng ta bị ô nhiễm.

Lượng rác này sẽ duy trì ở trạng thái lơ lửng trong môi trường nước. Chúng ta cần phải xử lý tình trạng này định kỳ để nước không bị ô nhiễm, đổi màu cũng như xuất hiện mùi hôi, tanh khó chịu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của tôm cá được nuôi trong ao.

Nguyên nhân của việc ô nhiễm có thể đến từ chính nguồn thức ăn cho cá

1.2 Độ pH tăng cao sau mùa mưa lũ cũng gây ô nhiễm nguồn nước

Việt Nam là đất nước có kiểu khí hậu nóng ẩm mưa nhiều với lượng mưa lớn, số cơn bão hằng năm cao. Sau những cơn mưa hay bão lũ, độ pH trong nước ao sẽ tăng cao đột biến bởi thành phần của nước mưa chứa nhiều acid yếu. Đây cũng được xem là một nguyên nhân khiến cho môi trường ao bị ô nhiễm.

Bên cạnh đó, mưa cũng khiến cho phần đất xung quanh ao bị trôi xuống. Mà trong đất có chứa nhiều phèn khiến cho nước bị nhiễm phèn trực tiếp. Tình trạng này sẽ khiến cho ion sắt trong nguồn nước hồ nuôi cá tăng cao bất thường.

Khi phèn và cả ion sắt trong nước quá cao sẽ khiến cho tôm và cá trở ngại trong việc hô hấp. Từ đó dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng của chúng kém đi làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của chúng.

1.3 Sự thay đổi đột ngột của môi trường làm nguồn nước ao cá ô nhiễm

Thời tiết ngày càng có những diễn biến bất thường mà chúng ta không thể lường trước được. Như vậy, môi trường sống của tôm cá cũng bị thay đổi làm cho sức đề kháng của chúng giám sút. Điều này sẽ khiến cho virus và vi khuẩn dễ tấn công vào cơ thể chúng hơn. Nếu như không có phương án xử lý kịp thời thì rất có thể ao sẽ bị ô nhiễm từ đó bùng phát thành dịch bệnh.

Môi trường thay đổi cũng khiến cho nguồn nước trong ao ô nhiễm

2. Tác hại của nước ao cá bị thối, ô nhiễm, bị đục

Khi môi trường bị tác động bởi những nguyên nhân trên, nếu chúng ta không có cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm phù hợp thì sẽ dẫn đến các tác hại sau đây:

  • Các sinh vật sống bên trong ao sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh và chết. Từ đó, gây thất thu lớn cho người nuôi trồng thủy hải sản. Mà thông thường tiền đâu tư vào các trại nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Không cần thận sẽ khiến cho bạn bị mất trắng mọi thứ.
  • Nước áo nuôi cá bị thối cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái xung quanh. Đặc biệt phải chú ý đến cả các mạch nước ngầm và ngày càng lan rộng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người sống xung quanh.
  • Tảo độc phát triển khi ao cá bị ô nhiễm do lượng chất thải hữu cơ trong ao tăng cao. Lúc này, tình trạng ô nhiễm ao nuôi sẽ rất khó được xử lý và dẫn đến mất trắng.
  • Các loại khí độc như đạm amoni, H2S, đạm nito hay nitrat tăng nhanh khiến thủy hải sản gặp trở ngại trong việc hô hấp và trao đổi chất. Từ đó khiến cho cá và tôm chết hàng loạt do ngộ độc.

Không có cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm kịp thời có thể khiến chúng ta mất trắng

3. Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm hiệu quả nhất hiện nay

Nếu ao nuôi của bạn có dấu hiệu bị ô nhiễm thì hãy kiểm tra và xử lý ngay lập tức, tránh để tình trạng này diễn ra nặng hơn khiến cho việc xử lý ngày càng trở nên khó khăn. Sau đây là 6 cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm để bạn có thể tham khảo và áp dụng tùy vào tình trạng.

3.1 Sử dụng hóa chất xử lý nước để tiêu diệt tảo trong nước ao bị ô nhiễm

Nếu ao nuôi thủy sản của chúng ta bị ô nhiễm do tảo phát triển quá nhanh thì cách để xử lý nhanh nhất đó là tiêu diệt tảo bằng hóa chất. Đây là phương pháp được rất nhiều đơn vị áp dụng. Bởi chúng được thực hiện rất đơn giản mà mang đến hiệu quả rõ rệt, giúp người dùng tiết kiệm chi phí tối đa.

Những loại hóa chất chuyên dùng để giúp xử lý tảo trong ao nuôi cá một cách hiệu quả đó là đồng sunfat, vôi sống, BHA, TCCA,… Mỗi một sản phẩm sẽ được hướng dẫn cách pha chế theo đúng tỷ lệ, liều lượng. Bạn nên chú ý để sử dụng đúng cách.

3.2 Xử lý môi trường trong ao

Định kỳ hàng tuần, chúng ta nên xử lý môi trường trong ao bằng cách dọn rác thải, lá cây dưới ao. Hoặc nếu có xác chết động vật rơi xuống thì hãy vớt bỏ ngay lập tức. Điều này sẽ hạn chế tình trạng nước bị ô nhiễm ngăn chặn tình trạng thối nước để không khiến tôm cá bị chết.

Chú ý thường xuyên xử lý môi trường ao nuôi

3.3 Cần phải tiến hành nạo vét ao thường xuyên

Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân khiến cho ao nuôi thủy sản bị ô nhiễm đó là do chúng ta sử dụng thức ăn công nghiệp. Lượng thức ăn dư thừa sẽ lắng đọng xuống đáy ao cùng với chất thải của cá tôm khiến cho lòng ao ô nhiễm.

Cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm đối với trường hợp này đó là nạo vét ao để đảm bảo môi trường sống của cá tôm luôn sạch và đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hoạt động này có thể sẽ mất khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Đồng thời cũng đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao. Vì thế, hãy cân nhắc để thực hiện đúng thời điểm.

3.4 Xử lý nước ao bị ô nhiễm với chế phẩm sinh học

Các loại chế phẩm sinh học rất an toàn đối với môi trường sống của cá nhờ có chứa hàm lượng lớn vi sinh có lợi. Chúng giúp ổn định môi trường sống của cá tôm nhờ vào việc phân huỷ chất thải hữu cơ cũng như độc tốc có trong nguồn nước.

Bên cạnh đó, các loài vi sinh vật này còn góp phần ức chế cũng như ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus nguy hiểm gây nên mầm bệnh cho các sinh vật.

Sử dụng chế phẩm sinh học cho ao cá định kỳ, thường xuyên và liên tục là Giải pháp xử lý nước ao cá bị ô nhiễm, hôi thối triệt để nhất. Giúp cá vừa khỏe mạnh, lớn nhanh, môi trường ao nuôi luôn trong sạch, ít mầm bệnh.

Đối với cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong một thời gian dài mà không sợ ảnh hưởng đế cá, dư lượng không chứa chất độc hại.

Sử dụng chế phẩm sinh học là giải pháp xử lý ao cá bị ô nhiễm, hôi thối hiệu quả nhất hiện nay

Giải pháp xử lý nước ao nuôi cá ô nhiễm, hôi thối triệt để nhất

Xử lý ao cá ô nhiễm, hôi thối cấp tốc: Một trong những cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm, bị thối nhanh chóng, không gây hại cho nguồn nước sinh hoạt là bạn nên sử dụng chế phẩm EM gốc. Pha loãng 1 lít chế phẩm EM gốc + 5 gói men khử mùi hôi Emzeo với 100 lít nước để tạt đều trên bề mặt ao.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ủ chế phẩm gốc thành EM thứ cấp. Bằng cách kết hợp 1 lít chế phẩm gốc với 37 lít nước sạch, 2 lít mật rỉ. Ủ hỗn hợp yếm khí trong vòng 5 – 7 ngày, sau đó thu được 40 lít chế phẩm EM gốc. Kết hợp thêm men khử mùi Emzeo thì hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt.

Sử dụng 40 lít chế phẩm EM gốc pha với lượng nước vừa đủ, phun xịt đều lên 1000m^2 ao hồ. Sau khoảng vài giờ, bạn sẽ thấy ao hồ trong và bay hết mùi hôi thối khó chịu. Để duy trì nguồn nước ao sạch, bạn nên sử dụng thường xuyên chế phẩm sinh học định lý 2 tuần 1 lần. Hoặc xử lý ngay khi thấy ao bắt đầu đục, ô nhiễm và có mùi, tránh để mùi quá nồng.

3.5 Cách xử lý nước ao bị ô nhiễm với công nghệ

Đối với các ao nuôi trồng thủy sản có diện tích nhỏ chúng ta có thể áo dụng các cách trên. Nhưng đối với ao nuôi diện tích lớn thì bạn cần phải sử dụng các giải pháp công nghệ để xử lý nước. Các cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm áp dụng công nghệ mà chúng ta có thể áp dụng đó là: nuôi sinh thái, quảng canh cải tiến, sử dụng thức ăn tự nhiên. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho môi trường sống của tôm cá luôn đạt chất lượng tốt nhất.

Nếu bạn đã có kinh nghiệm nuôi trồng thủy hải sản lâu năm thì có thể chọn phương pháp nuôi trong nhà kính, trải bạt, biofloc,… để đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ và an toàn.

Lắp hệ thống lọc nước tiên tiến, hiện đại

3.6 Các hệ thống lọc nước sử dụng để làm trong nước ao cá bị đục

Để hạn chế tình trạng nước trong ao nuôi cá bị đục và nhanh xuống cấp, khi tiến hành xây dựng, chúng ta nên lắp đặt thêm hệ thống lọc nước tự động. Chúng sẽ có tác dụng lọc chất bẩn trong nước thường xuyên mà không cần đến sức người. Đồng thời cung cấp lượng oxy cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá tôm.

Hệ thống lọc nước hiệu quả nhất đối với các ao nuôi cá được áp dụng hiện này đó là lọc tràn. Với phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng nhiều ngăn lọc khác nhau bao gồm: lọc thô, lọc tinh và lọc hóa học. Từ đó giúp cho ao cá luôn được trong, sạch sẽ hơn.

Hệ thống lọc này không chiếm diện tích quá lớn cũng không làm ảnh hưởng đến không gian sinh sống của tôm cá nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn.

4. Một số lưu ý cần biết trong cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm

Để đảm bảo cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm đạt hiệu quả cao nhất thì chúng ta cần phải lựa chọn sử dụng một cách hợp lý tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi cá. Ở giai đoạn đầu thì việc xử lý ao nuôi sẽ tốn thời gian cũng như công sức thực hiện hơn. Sau đó, khi mọi thứ đã vào khuôn khổ thì mọi việc theo đúng như quỹ đạo mà làm.

Việc xử lý có đạt hiệu quả hay không cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường. Chúng ta nên tìm hiểu về đất, nước, môi trường của vùng đó để có phương án cải tạo và xử lý nước ô nhiễm đúng cách, hiệu quả.

Trong quá trình sử dụng các loại hóa chất giúp xử lý nước ao thì người nuôi trồng thủy sản cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Pha chế đúng theo tỷ lệ và hàm lượng hóa học đã được khuyến cáo. Chú ý là không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của cá và cả môi trường sống của con người.

Nếu như nước bị ô nhiễm nặng thì cách tốt nhất là nên thay nguồn nước mới để tiếp tục nuôi cá. Như vậy sẽ đảm bảo cho cá có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Lưu ý trong quá trình thực hiện để đạt kết quả cao nhất

Hãy nhớ là mỗi một cách xử lý nước ao cá bị ô nhiễm sẽ mang đến hiệu quả khác nhau và áp dụng vào các giai đoạn khác nhau. Vì vậy, hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi thực hiện nhé.

⫸ Xem thêm: Vì sao nước hồ cá bị vàng? 3 cách xử lý hiệu quả nhất

⫸ Xem thêm: Bí quyết xử lý ao nuôi tôm cá ô nhiễm chi tiết nhất

⫸ Xem thêm: Tiết lộ giải pháp cho vấn đề nước ao nuôi tôm bị đục

Bạn đang xem bài viết: Giải pháp xử lý nước ao cá bị ô nhiễm, hôi thối triệt để. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts