Giải pháp xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z
Cách xử lý ao nuôi cá và cách gây màu nước ao Cách xử lý ao nuôi cá và cách gây màu nước ao Mục lục 1 Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z 2 Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng…
Mục lục
- 1 Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z
- 2 Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng công nghệ MET.
- 2.1 Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng sử dụng chế phẩm sinh học
- 2.2 Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng phương pháp xử lý cơ học
- 2.3 Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng phương Pháp xử lý hóa lý
- 2.4 Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng phương pháp xử lý hóa học
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z
Các biện pháp xử lý nước thải ao nuôi cá, thủy sản thường được ứng dụng như biện pháp vật lý (lắng, lọc, siphon, sử dụng tia cực tím,…), phương pháp hóa học (xử lý bằng phương pháp Purolite tốc độ cao, sử dụng ozon, các biện pháp kết tủa, kết bông,..) và biện pháp sinh học (sử dụng các loại chế phẩm sinh học – probiotics, tận dụng bùn thải và nước thải cho sản xuất nông nghiệp, xử lý bằng phương pháp hiếu khí, kỵ khí, xử lý bằng hệ thực vật như dùng tảo, thực vật thượng đẳng thủy sinh sống trôi nổi, hay các biện pháp hồ sinh học, hồ sục khí,…). Vậy biện pháp nào hiệu quả nhất bằng bài viết dưới đây CÔNG NGHỆ MET. Muốn gửi đến bạn đọc ” Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z ” bằng sự kết hợp tất cả phương pháp trên tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao:
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng công nghệ MET.
Công nghệ MET được thiết kế với modul được thiết kế theo công suất đều chung nguyên lý. Hoạt động cơ học xử lý tuần hoàn khép kín tự vận hành không tự gây tắc dòng chảy
Hoạt động: Khi nước nguồn cần xử lý được cấp vào từ bình cấp nguồn chảy theo ống dẫn đi qua van khóa 1 chiều xuống bầu chia nước cố định dưới áp lực của dòng chảy qua các lỗ định hình được chia sẵn bị xé nhỏ thành các tia nước bắn ra rơi xuống bề mặt của nguyên liệu cát dưới dạng mưa rơi tự do, khoảng cách từ bầu chia nước tới bề mặt cát là cố định do nhà sáng chế tính toán tạo ra.
Với khoảng cách và không gian trống có đủ thời gian nước nguồn tạo phản ứng trao đổi kết tủa với oxy trong không khí và nhiệt độ tự nhiên, một số tạp chất rắn hòa tan và lơ lửng nằm lại trên và trong tầng nguyên liệu này
Các tia nước tiếp tục bị ép thẩm thấu qua các tầng nguyên liệu 2 3 4 đồng thời kéo dài thời gian trao đổi, phản ứng và kết tủa của nước nguồn đồng nghĩa đủ thời gian tạo áp do tác động dao động của dòng chảy thẩm thấu va đập xuyên khe tạo ra đến khi áp lực đủ để đẩy các tia nước vào qua các van lập là đi sâu vào trong thân hệ thống tiếp tục bị xé nhỏ thành các phân tử qua áp lực hút đẩy thành dạng bụi nước chạy tuần hoàn khép kín đến khi được ngưng tụ.
Chu kỳ tuần hoàn của bụi nước được diễn ra liên tục và tại đây xảy ra các phản ứng trao đổi kết tủa để loại trừ các tạp chất lơ lửng ở dạng khí được đẩy ra theo các van khóa và bầu khí do hiện tượng đối lưu ở trạng thái cân bằng. Sau khi các hiện tượng trên diễn ra các bụi nước sẽ ngưng tụ tạo thành dòng được đẩy ra ngoài hệ thống theo đường ra cố định.
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng công nghệ MET
- Đập gạch số lượng khoảng 45 – 50 viên trên m2 theo kích thước 1×2 hoặc 2×3 không đập quá to.Sau khi đập gạch xong cho gạch vào hệ thống theo từng lớp xếp kín các khoảng trống độ dày của lớp gạch từ 20 – 30 phân
- Lớp cát to: Dày từ 30 – 40 phân, đổ xong bơm nước sạch (khác với nước nguồn) vào để chạy và rửa cát đến khi trong thì dừng lại.Lấy búa cao su vỗ quanh thân vỏ của hệ thống lắp trong thân bình
- Đối với bể xây chọc thật chặt vòng quanh chân bể.Lớp cát mịn: Dày 20 – 40 phân, lớp cát này làm như trên rồi cho nước nguồn vào chạy cho đến khi đạt nước như ý thì thôi.Lớp cát to phủ mặt: dày 15 -30 phân, đổ xong lớp cát này cho nước sạch vào chạy qua 1 lần rồi cấp nước nguồn vào để chạy
Khi đã hoàn tất lắp đặt điều chỉnh van khóa cấp nước nguồn về 1/3
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng sử dụng chế phẩm sinh học
Trong lĩnh vực xử lý nước thải thì vi sinh vật nói chung và vi khuẩn nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng, tham gia vào việc phân hủy vật chất như các chất hữu cơ, chuyển đổi các hợp chất vô cơ từ dạng này sang dạng khác. Mặc dù hệ vi sinh vật tồn tại tự nhiên trong các thủy vực, chúng không thể phân hủy nhanh chóng một lượng lớn các chất thải dinh dưỡng dư thừa từ các ao nuôi tôm thâm canh.
Do đó, việc đưa các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men vào trong ao nuôi nhằm phân giải lượng lớn thức ăn dư thừa cũng như các chất thải trong ao nuôi đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu cũng như các cơ sở nuôi quan tâm. Trong thực tế, có rất nhiều các chế phẩm sinh học đã và đang được sử dụng trong nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2013).
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng phương pháp xử lý cơ học
Được dùng loại bỏ các tạp chất không tan, bao gồm vô cơ lẫn hữu cơ trong nước thải. Phương pháp này thường được ứng dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý và nguyên vật liệu sử dụng là vật chắn, sử dụng hệ thống lắng và hệ thống lọc cơ học.
– Sử dụng vật chắn: Để loại bỏ những vật chất hữu cơ thô, rắn trước các công đoạn xử lý tiếp theo.
– Sử dụng hệ thống lắng: Thường được sử dụng để tách các vật chất lơ lửng. Nguyên tắc dựa trên sự khác nhau về trọng lượng của các hạt vật chất lơ lửng. Quá trình này có thể loại bỏ 90-99% lượng cặn chứa trong nước (Nguyễn Quang Hưng và ctv., 2015).
– Sử dụng hệ thống lọc: Thường sử dụng để loại bỏ chất cặn lơ lửng còn sót lại trong nước sau công đoạn lắng, và những vật chất hữu cơ nhỏ đang trong công đoạn phân huỷ. Hệ thống lọc này ít được quan tâm sử dụng trong nuôi tôm sú thương phẩm ở quy mô sản xuất lớn.
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng phương Pháp xử lý hóa lý
Cơ chế của phương pháp hóa lý: Đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó, chất này phản ứng với các tập chất bẩn trong nước thải và có khả năng loại chúng ra khỏi nước thải dưới dạng cặn lắng hoặc dạng hòa tan không độc hại.
Phương pháp này dựa trên cơ sở của quá trình hấp thụ, keo tụ, tách ly, trao đổi ion, bay hơi hay cô đặc để loại bỏ vật chất vô cơ và hữu cơ trong cả nước cấp và nước thải. Trong nuôi tôm quá trình hấp thụ ít được ứng dụng. Thường để làm sạch các hợp chất hoà tan nhưng ít bị phân huỷ sau khi xử lý cơ học hoặc sinh học (Nguyễn Quang Hưng và ctv., 2015).
Quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z bằng phương pháp xử lý hóa học
Sử dụng một số hoá chất đưa vào môi trường nước thải, những hoá chất này có thể tham gia oxy hoá, quá trình khử vật chất ô nhiễm hoặc trung hoà tạo chất kết tủa hoặc tham gia cơ chế phân hủy. Phương pháp oxy hoá thường được sử dụng nhiều hơn, bởi vì các hoá chất có khả năng oxy hoá rất phổ biến trên thị trường. Trong quá trình oxy hoá, các chất gây ô nhiễm sẽ chuyển thành những chất ít ô nhiễm hơn và tách ra khỏi nước.
Tuy nhiên, quá trình này thường tốn một lượng lớn hóa chất và khó định lượng liều lượng sử dụng và không phù hợp xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ xanh trong tương lai. Do đó chỉ sử dụng trong những trường hợp khi các tạp chất gây ô nhiễm trong nước thải không thể tách bằng phương pháp khác.
Một trong những biện pháp hóa học được đánh giá cao hiện nay là phương pháp Purolite tốc độ cao trong xử lý nước thải thủy sản. Phương pháp xử lý cao phân tử xử lý các chất ô nhiễm lơ lửng hay hòa tan trong nước sau khi được xử lý bằng các hóa chất sẽ lắng xuống đáy và được loại ra ngoài.
Bên cạnh đó còn có phương pháp cho đào một mương đất và một hố thu bùn. Chiều dài mương dẫn lớn hơn 12 m và được lót bạt hoặc nylon. Ba loại hóa chất dùng cho xử lý nước được bố trí theo hệ thống mương dẫn, nước từ ao nuôi được bơm lên mương dẫn đi qua các loại hóa chất được bố trí. Sau khoảng 5 phút, cặn bã ô nhiễm lắng xuống đáy và đi qua hố thu bùn. Nước đã được xử lý theo mương dẫn trở lại vào ao đang xử lý, cứ thế liên tục đến khi nước trong ao nuôi trong trở lại. Nước sau khi xử lý có pH 7,3, hàm lượng TSS, BOD5, NH3, tổng lân (TP) tương ứng là 15 mg/L, 7 mg/L, 0,15 mg/L và 0,13 mg/L.
==> BẠN ĐỌC XEM THÊM: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯƠC AO NUÔI CÁ CÓ VÁNG VÀNG:
Trên đây là quy trình xử lý nước thải ao nuôi cá từ A đến Z trong và sau quá trình nuồi và sau thu hoạch. Bạn có thể tham khảo và áp dụng. Điều này sẽ giúp giảm chi phí thức ăn khi thả nuôi cũng như giúp phòng ngừa bệnh cho cá một cách tối ưu nhất.