GS Nguyễn Quang Thạch muốn biến bèo hoa dâu thành ‘vũ khí’ cho ngành nông nghiệp hữu cơ

Kỹ thuật nuôi bèo tấm, cám bằng phân hóa học NPK phát triển cực nhanh X2 số lượng trong vòng 1 ngày Kỹ thuật nuôi bèo tấm, cám bằng phân hóa học NPK phát triển cực nhanh X2 số lượng trong vòng 1 ngày Tin tức Đề án 885 Nông nghiệp xanh Thực phẩm và…

Kỹ thuật nuôi bèo tấm, cám bằng phân hóa học NPK phát triển cực nhanh X2 số lượng trong vòng 1 ngày
Kỹ thuật nuôi bèo tấm, cám bằng phân hóa học NPK phát triển cực nhanh X2 số lượng trong vòng 1 ngày

  • Tin tức
  • Đề án 885
  • Nông nghiệp xanh
  • Thực phẩm và hữu cơ
  • Điểm sáng kinh doanh
  • Bảo vệ môi trường
  • Nông nghiệp số
  • Hữu cơ và Đời sống
  • Hữu cơ với bạn đọc
  • Media

Trước câu chuyện về môi trường, đất đai bị tàn phá bởi phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu để phục hồi việc sử dụng bèo hoa dâu làm phân bón tự nhiên cũng như một số tính năng ưu việt khác.

GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch trao đổi về việc nuôi trồng bèo hoa dâu trong phòng thí nghiệm.

Theo PGS.TS. Lê Văn Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển nông nghiệp hữu cơ (Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam), trước những năm 1965, khi sản xuất nông nghiệp ở nước ta chưa sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, ở các tình phía Bắc đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng việc nuôi thả bèo hoa dâu trong sản xuất nông nghiệp được đặc biệt chú trọng vì đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng và vật nuôi.

Ngay từ thời điểm đó, GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch (Viện trưởng Viện sinh học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đã tập trung nghiên cứu bèo hoa dâu.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Thạch, bèo dâu có tên khoa học Azolla sp, là thủy dương xỉ nổi tự do trên mặt nước, cộng sinh với loài tảo lục (vi khuẩn lam) cố định nitơ Anabaena azollae.

Đây là loài thực vật đã xuất hiện từ rất lâu, sống trên mặt nước của các ao hồ nước ngọt ở nước ta. Bèo dâu có phần thân rễ phân nhánh và có hệ lá khá nhỏ khoảng 2mm. Cây có phần tầng rời. Nhờ đó cành có thể tách ra và trở thành cây sống độc lập với nhau. Đây cũng chính là phương thức sinh sản của bèo hoa dâu.

Rễ bèo hoa dâu có vi khuẩn lam (Anabaena azollae) sống cộng sinh, có khả năng hấp thụ nitơ (N2) từ không khí và biến chúng thành amoni. Amoni sẽ được cây trồng hấp thụ, cung cấp đạm cho cây trồng, còn vi khuẩn lam sẽ được hưởng lợi từ sự tiết đường ở rễ bèo hoa dâu.

Từ lâu bèo hoa dâu là nguồn phân bón rất tốt cho lúa. Đây là nguồn phân xanh cung cấp lượng đạm rất lớn cho cây trồng.

“Phong trào nuôi trồng bèo hoa dâu cho sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc những năm 60 của thế kỷ trước được khởi nguồn từ vùng La Vân, Làng Búng ở Thái Bình. Sau đó, chúng được nhân rộng ra nhiều tỉnh. Phong trào nuôi bèo hoa dâu làm phân xanh bón lúa đã cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vì bèo hoa dâu có một nguồn nitơ rất lớn.

Sau năm 1965, sản xuất nông nghiệp ở nước ta bắt đầu sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nên bèo hoa dâu dần bị quên lãng”, GS Nguyễn Quang Thạch chia sẻ.

Bèo hoa dâu phát triển tốt

Những năm gần đây, khi các vấn đề về môi trường sinh thái, hiệu ứng nhà kính được đặt ra, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu làm môi trường ô nhiễm trầm trọng, sản phẩm nông nghiệp không an toàn cho người tiêu dùng, xu hướng tìm kiếm các nguồn phân bón tự nhiên để thay thế cho phân bón hóa học bắt đầu được quan tâm. Bèo hoa dâu được các nhà khoa học nông nghiệp tập trung nghiên cứu.

Tại phòng thí nghiệm nghiên cứu về bèo hoa dâu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, GS.TS.GNND Nguyễn Quang Thạch đã giới thiệu công việc ông đang làm.

Theo ông, cùng với việc tìm ra nguồn dinh dưỡng từ tự nhiên như kali có trong thân chuối, tro bếp, dã quỳ; nitơ có trong các loại cây họ đậu có vi khuẩn nốt sần cộng sinh, bèo hoa dâu có một nguồn nitơ rất lớn.

Bèo hoa dâu được sử dụng như một nguồn phân bón sinh học cho lúa và các loại cây trồng khác. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc bón phân xanh từ loài cây này cung cấp tới 40-60 kg nitơ/ha đất trồng.

Bèo hoa dâu làm phân sinh học cho cây trồng. Chúng được phân hủy nhanh trong đất và nitơ từ chúng được cây trồng hấp thụ được một cách dễ dàng.

Bổ sung thường xuyên bèo hoa dâu vào đất trồng giúp cải thiện và nâng cao chất lượng đất, làm cho đất tơi xốp, nhiều mùn, giữ ẩm lâu và giàu dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự phát triển của cây trồng, hạn chế việc dùng phân bón hóa học.Ngoài ra đây còn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các loài gia súc, gia cầm, cá.

GS. Nguyễn Quang Thạch cho biết thêm: Công trình nghiên cứu bèo hoa dâu của ông theo hướng áp dụng công nghệ cao để tạo năng suất trong nuôi trồng để tạo nguồn đạm hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp.

Bèo hoa dâu: Nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng và vật nuôi

Đặc điểm sinh thái

Bèo hoa dâu còn được gọi là bèo dâu, tên khoa học là Azolla sp, là thủy dương xỉ nổi tự do, chúng nổi trên mặt nước và cộng sinh với loài tảo lục (vi khuẩn lam) cố định nitơ Anabaena azollae. Là loài thực vật đã xuất hiện từ rất lâu, sống trên mặt nước của các ao hồ nước ngọt ở nước ta.

Do có kích thước nhỏ và có phần bào tử mang nhiều phao nổi, chính vì thế chúng nổi bám quanh trên bề mặt nước rất nhiều. Bèo dâu có phần thân rễ phân nhánh và có hệ lá khá nhỏ khoảng 2mm. Cây có phần tầng rời và nhờ đó cành có thể tách ra và trở thành cây sống độc lập với nhau. Đây cũng chính là phương thức sinh sản của bèo hoa dâu.

Vi khuẩn lam cộng sinh với bèo hoa dâu

Chúng ta đều biết Nitơ là một thành phần quan trọng, rất cần thiết đối với sự phát triển của thực vật. Mặc dù cây trồng sống trong biển khí N (N chiếm khoảng 78% lượng không khí) nhưng thực vật không có cách nào để hút N từ không khí mà chúng chỉ có thể hấp thụ Nitơ dưới dạng nitrate (NO3-) và amoni (NH4+).

Do rễ bèo hoa dâu có vi khuẩn lam (Anabaena azollae) sống cộng sinh. Vi khuẩn lam có khả năng hấp thụ nitơ (N2) từ không khí và biến chúng thành amoni. Amoni sẽ được cây trồng hấp thụ, cung cấp đạm cho cây trồng, còn vi khuẩn lam sẽ được hưởng lợi từ sự tiết đường ở rễ bèo hoa dâu.

Vi khuẩn lam sống cộng sinh với bèo hoa dâu để cố định nitơ.

GS.TS.NGND Nguyễn Quang Thạch trao đổi với PGS.TS. Lê Văn Hưng về các công trình ông đang nghiên cứu.

Cung cấp nguồn nitơ cho cây trồng

Từ lâu bèo hoa dâu được biết đến là một nguồn phân bón rất tốt lúa. Thường được thả vào các ruộng lúa để bổ sung lượng phân đạm tự nhiên cho lúa và giúp các ruộng lúa chống được khô hạn.

Bèo hoa dâu là nguồn phân xanh cung cấp lượng đạm rất lớn cho cây trồng.

Những năm gần đây khi mà các vấn đề về môi trường sinh thái được đặt ra khắp nơi, người ta bắt đầu tìm kiếm các nguồn phân bón tự nhiên để thay thế cho phân bón hóa học. Và họ tìm ra nguồn dinh dưỡng rất lớn từ tự nhiên như kali có trong thân chuối, tro bếp, dã quỳ; nitơ có trong các loại cây họ đậu có vi khuẩn nốt sần cộng sinh,… và một nguồn nitơ rất lớn trong bèo hoa dâu.

Là một nguồn nitơ tự nhiên, nên tiềm năng nông nghiệp của loài bèo này rất lớn. Bèo hoa dâu được sử dụng như một nguồn phân bón sinh học cho lúa và các loại cây trồng khác. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bón phân xanh từ loài cây này cung cấp tới 40-60 kg nitơ/ha đất trồng.

Đặc điểm quan trọng trong việc sử dụng bèo hoa dâu làm một loại phân sinh học cho cây trồng là do chúng được phân hủy nhanh trong đất và nitơ từ chúng được cây trồng hấp thụ được một cách dễ dàng.

Bổ sung thường xuyên bèo hoa dâu vào đất trồng giúp cải thiện và nâng cao chất lượng đất, làm cho đất tơi xốp, nhiều mùn, giữ ẩm lâu và giàu dinh dưỡng hơn. Từ đó hỗ trợ sự phát triển của cây trồng, hạn chế được nguồn đầu vào hóa học rất lớn.

Làm thức ăn cho các loại vật nuôi

Ngoài việc được sử dụng làm phân xanh để cung cấp đạm cho cây trồng, đây còn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các loài gia súc, gia cầm, cá.

Bèo hoa dâu chứa 25 – 35 % protein trong trọng lượng khô và giàu các amino acid thiết yếu, các chất khoáng, vitamin, các carotenoid (bao gồm chất chống oxy hóa beta-caroten), chlorophyll a và chlorophyll b. Tảo cộng sinh Anabaena azollae có chứa chlorophyll a, phycobiliprotein và các carotenoid. Sự kết hợp hiếm có của giá trị dinh dưỡng cao và tốc độ sinh sản nhanh đã khiến nó trở thành nguồn thức ăn thay thế hiệu quả và tiềm năng cho các loại vật nuôi.

Vị thuốc trong Đông Y

Bèo hoa dâu trong Đông Y là một bài thuốc có thể chữa trị một số loại bệnh khá hiệu quả. Với tính cay và lạnh, có công dụng phát hãn, giải biểu, lợi thủy tiêu thũng.

Ngoài ra còn được nghiên cứu để sản xuất cao dược liệu. Cao bèo hoa dâu có tác dụng làm chất kích thích hệ miễn dịch, thải độc do phóng xạ, nâng cao sức khỏe, dự phòng trong điều trị ung thư.

Cách trồng bèo hoa dâu

Là một loài thực vật mọc tự nhiên, với khả năng nhân sinh khối và phát triển mạnh nên sẽ thu hoạch được từ sau 15 – 20 ngày. Bèo hoa dâu không yêu cầu nhiều ngoài việc cung cấp ánh sáng trung bình để phát triển. Loại cây này cũng chịu khá tốt trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.

Chọn các ao, hồ hay ruộng nước ngọt sâu vừa phải, mực nước luôn phải được duy trì, không thấp hơn mức 10cm.

Bèo hoa dâu là một loại cây mảnh dẻ, phải thận trọng khi vận dụng để khỏi nát và cũng không nên để khô héo ngoài nước. Không được vứt nó xuống ruộng bừa bãi mà phải nghiêng rổ trong nước rồi lấy tay khẽ quậy cho bèo nhẹ nhàng rời rổ trôi vào ruộng.

Nếu sống trong môi trường nước giàu dinh dưỡng thì bèo sẽ sinh trưởng nhanh hơn, lá đều và đẹp hơn. Nên trước khi thả giống có thể bổ sung thêm phân trâu, bò đã hoai mục trộn với nước rồi tưới vào ruộng.

Ứng dụng bèo hoa dâu

Với tiềm năng kép là phân bón sinh học và thức ăn cho vật nuôi làm cho bèo hoa dâu trở thành một nguồn đầu vào tự nhiên có hiệu quả, có các thành phần quan trọng cho cả trồng trọt và chăn nuôi.

Bài, ảnh: Trung Hiền

Sáng 21/4, Sở NN-PTNT TP.HCM và Hiệp hội Kỹ thuật Nông nghiệp Đông Nam Á tổ chức hội thảo ‘Giới…

Tỉnh Bắc Giang xây dựng thành công 5/6 mô hình đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ từ Đề án…

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng…

Những cánh đồng chè xanh bát ngát, những trang trại bò sữa hướng đến nông nghiệp bền vững đã và…

Từ sự hỗ trợ của tỉnh, diện tích rau, trái cây được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,…

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Nam Định đã chú trọng ứng…

Nông dân ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số để thiểu ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, tạo…

Với định hướng phát triển bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm chè, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục…

Lao Cai – Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh, quế được xác định là 1…

Là 1 trong 3 ngư trường lớn của cả nước và có tiềm năng kinh tế dồi dào từ nguồn…

(HNMO) – Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông tin: Mới đây, Tổ chức nghiên cứu kinh tế vĩ mô…

Hàng loạt các chương trình lớn cấp quốc gia đã được Bộ Công Thương triển khai lồng ghép với việc…

Sáng 21/4, Sở NN-PTNT TP.HCM và Hiệp hội Kỹ thuật Nông nghiệp Đông Nam Á tổ chức hội thảo ‘Giới…

Sạch và đẹp, đó là lý do mà vùng chè Tân cương (TP Thái Nguyên) trở thành điểm du lịch…

Tỉnh Bắc Giang xây dựng thành công 5/6 mô hình đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ từ Đề án…

Phương pháp sản xuất chế phẩm vi sinh vật nội sinh chức năng, vi sinh vật chức năng bản địa…

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, chiều 23/4, ở phía Bắc có một bộ phận…

Mặc dù Nghệ An có nhiều tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp; tỉnh cũng có nhiều chính sách để…

QTO – Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Trị có 243 trang trại chăn nuôi lợn, bò và gia cầm, trong…

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng…

Là những giáo sư đầu ngành ở các lĩnh vực vi sinh vật và y học, đồng thời sống rất…

Dư luận ở huyện Krông Păk (Đắk Lắk) rất xôn xao trước vụ việc Công ty Cổ phần Cà phê…

Vĩnh Phúc vừa ghi nhận một người đàn ông dương tính với ARS-CoV-2 sau khi tiếp xúc với vợ là…

Thêm nhiều nước EU cũng đưa ra cảnh báo thu hồi các sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty…

Công an thị trấn Tam Đảo giải quyết đơn tố cáo của công dân về hành vi có dấu hiệu…

Bạn đang xem bài viết: GS Nguyễn Quang Thạch muốn biến bèo hoa dâu thành ‘vũ khí’ cho ngành nông nghiệp hữu cơ. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts