Hiệu quả bước đầu từ nuôi bê đực sữa lấy thịt

Đô Lương: Xây dựng thành công mô hình nuôi bò đực sữa lấy thịt quy mô lớn Đô Lương: Xây dựng thành công mô hình nuôi bò đực sữa lấy thịt quy mô lớn Sau nhiều lần xoay chuyển phát triển nhiều mô hình kinh tế không hiệu quả, cựu chiến binh Phan Văn Dinh…

Đô Lương: Xây dựng thành công mô hình nuôi bò đực sữa lấy thịt quy mô lớn
Đô Lương: Xây dựng thành công mô hình nuôi bò đực sữa lấy thịt quy mô lớn

Sau nhiều lần xoay chuyển phát triển nhiều mô hình kinh tế không hiệu quả, cựu chiến binh Phan Văn Dinh ở xóm Trung Tâm xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Đàn đã đi đầu mạnh dạn chuyển đổi đầu từ phát triển mô hình nuôi bê đực sữa TH và bước đầu đã phát huy hiệu quả.

Sau khi giải ngũ năm 1984, CCB Phan Văn Dinh trở về quê hương với quyết tâm phát triển kinh tế xây dựng làm giàu trên quê hương. Trải qua nhiều lần phát triển chăn nuôi, xoay chuyển nhiều con giống từ chăn nuôi dê, bò, gà…nhưng ông đều chưa gặt hái được thành công. Năm 2020, với sự hỗ trợ của người con trai làm nhân viên trang trại TH, ông đã mạnh dạn cải tạo chuồng trại quyết định phát triển chăn nuôi bê đực sữa TH.

Ông Phan Văn Dinh ở xóm Trung Tâm xã Nghĩa Trung chăm sóc đàn đực bê sữa lấy thịt

Ông Dinh chia sẻ: Khó khăn lớn nhất của gia đình ông đây là một loại con giống mới, kỹ thuật chăn nuôi nghiêm ngặt, con giống được Công ty Cổ phần TH bán ra khi vừa mới sinh ra 3 – 4 ngày tuổi. Chính vì vậy đòi hỏi người chăn nuôi phải “chịu khó”, phải cần cù thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc của TH. Lúc bò tầm 3 tháng tuổi trở lên, các loại bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy cơ bản chấm dứt. Tuy nhiên, đến tận 4 tháng thì các chú bò mới được “cắt sữa” và thức ăn chính lúc này là cám và cỏ. Với quy mô gần 100 con như hiện nay, mỗi ngày ngoài hàng trăm lít sữa, đàn bò còn cần hàng tấn cỏ và cám lúa mạch.

Chăm sóc lứa bê con phải nâng niu như những đứa trẻ. Khi bê nhớ mẹ, chúng rất thèm được mút ngón tay như đang ngậm vú bò mẹ. Trong cả đàn thế nào cũng có những con rất cá tính. Người nuôi cần có thời gian gần gũi, chăm sóc ân cần thì chúng mới khỏe mạnh, lớn nhanh. Nói thêm việc lựa chọn nuôi bê đực sữa, Ông Dinh cho biết: Khó nhất của việc nuôi bê đực sữa trong giai đoạn sơ sinh đó lựa chọn được nguồn thức ăn thay thế sữa mẹ. Nếu nguồn thức ăn phù hợp thì những bê đực này có thể được nuôi đến khi đạt trọng lượng lớn hơn và sẽ sản xuất thịt có phẩm chất cao. Bò thịt được nuôi từ bê đực sữa có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn các giống bò nội và bò lai, có chất lượng thịt ngon, mềm, phù hợp với chăn nuôi nông hộ, gia trại.

Áp dụng đúng kỹ thuật trên, đàn bò của ông ngày càng lớn nhanh, khỏe mạnh hơn. Bê 6 tháng tuổi, trọng lượng trung bình đạt 180 kg/con. Đến khi xuất chuồng khoảng 21 tháng tuổi, trọng lượng trung bình đạt 400 – 500 kg/con. Với giá bán 80 -85 ngàn/kg bò thịt, trong năm 2020 gia đình ông xuất bán 1 lứa đầu hơn 50 con, trừ chi phí cũng lãi khoảng 700 – 800 triệu đồng. Nguồn phân bò được ông tận dụng trồng cây, cỏ để chủ động nguồn thức ăn tại chỗ. Hiện trang trại của gia đình ông được mở rộng trên 1,5 ha với 100 con bê đực sữa.

Bò thịt được nuôi từ bê đực sữa có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn các giống bò nội và bò lai

Trước khi xuất bán, vỗ béo bò đực sữa bằng cách tăng cường khẩu phần thức ăn tinh và bổ sung bã bia, bã đậu bò tăng trọng nhanh và giảm chi phí thức ăn. Trong quá trình nuôi ông luôn đảm bảo chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát, công tác vệ sinh chuồng trại, sát trùng tiêu độc, tiêm phòng cho đàn bê, bò luôn được thực hiện nghiêm ngặt.

Nhận thấy phát triển chăn nuôi bê được TH đòi hỏi công chăm sóc vất vả như chăm một “em bé ” nhưng bước đầu thành công đã giúp cho gia đình ông có thêm động lực mở rộng chuồng trại. Năm 2021, gia đình ông mạnh dạn đầu tư lứa 2 với tổng số đàn hơn 100 con con bê đực TH. Hiện gia đình ông ngoài việc nuôi bò thịt bán còn dự định bán giống cho bà con nông dân và hội viên. Ông Lục Văn Sơn, chủ tịch hội cựu CCB xã Nghĩa Trung cho biết thêm: Mô hình đồng chí Dinh là một mô hình mới. Trong thời gian tới hội CCB xã sẽ tổ chức tham quan các mô hình mà điển hình là mô hình của đồng chí Dinh để cho các cán bộ hội viên biết vận động các hội hội viên thoát nghèo.

Cán bộ hội CCB và người dân tham quan mô hình

Trong năm 2021 đã có nhiều hội viên hội CCB, hội viên hội nông dân thăm quan học hỏi mô hình ông Dinh để phát triển kinh tế. Thành công bước đầu phát triển mô hình chăn nuôi bê đực TH của gia đình ông Phan Văn Dinh mở ra thêm hướng phát triển chăn nuôi mới cho người nông dân khi mà phát triển chăn nuôi lợn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn./.

Bích Hằng – Minh Thái ( Trung Tâm VHTT – TT Nghĩa Đàn )

Bạn đang xem bài viết: Hiệu quả bước đầu từ nuôi bê đực sữa lấy thịt. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts