Hòa Bình: Hiệu quả mô hình chăn nuôi vị Bầu Bến

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt bầu bản địa tại xã Trí Nang Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt bầu bản địa tại xã Trí Nang Bên cạnh đó, người nuôi vịt thời vụ thích các giống vịt tăng trưởng nhanh có trọng lượng lớn nên hiện nay có nhiều giống…

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt bầu bản địa tại xã Trí Nang
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt bầu bản địa tại xã Trí Nang

Bên cạnh đó, người nuôi vịt thời vụ thích các giống vịt tăng trưởng nhanh có trọng lượng lớn nên hiện nay có nhiều giống vịt ngoại đã và đang được người nông dân nuôi phổ biến như super meet, bầu cánh trắng… Những giống vịt nội trong đó có vịt Bầu Bến ít được quan tâm phát triển và đang có xu hướng giảm dần.

Để chuyển giao phương thức chăn nuôi Vịt Bầu Bến cho các hộ nông dân, nhằm thúc đẩy kinh tế hộ, khôi phục và duy trì, bảo tồn, phát triển giống vịt địa phương, năm 2017 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi vịt Bầu Bến tại xã Tử Nê – huyện Tân Lạc và xã Yên Bồng – huyện Lạc Thủy, quy mô 3.300 con với 20 hộ tham gia/1 huyện.

Tham gia mô hình các hộ tham gia được hỗ trợ 80% về con giống, 40% thức ăn và thuốc thú y. Ngoài ra còn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng chuồng trại, vệ sinh sát trùng và các biện pháp phòng bệnh theo hướng an toàn sinh học.

Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Khẩu phần ăn của vịt, kết hợp giữa thức ăn cám công nghiệp với thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp nên đàn vịt có tỷ lệ sống cao. Kết quả, với thời gian nuôi là 75 ngày, tỷ lệ vịt sống đạt 93%; trọng lượng trung bình đạt từ 1,8- 2,2 kg/con. Đặc điểm của giống vịt Bầu Bến là mình tròn, cổ ngắn, thịt săn chắc và thơm ngon nên được giá và rất dễ bán. Giá bán trung bình 45.000- 50.000 đồng/kg.

Ông Bùi Văn Nướn ở xóm Bục, xã Tử Nê (Tân Lạc) là hộ nông dân tham gia mô hình cho biết: “Tôi cũng như một số bà con ở đây mặc dù đã nhiều năm chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi thủy cầm nói riêng nhưng chủ yếu nuôi theo cách truyền thống, chăn thả tự do và ít khi tiêm phòng dịch bệnh, dẫn đến tình trạng chăn nuôi năm được, năm mất, dịch bệnh cũng thường xuyên xảy ra. Sau khi tham gia mô hình, được cán bộ hướng dẫn tận tình về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, tư vấn lựa chọn con giống, địa chỉ cung cấp con giống… nên đã giúp cho chúng tôi thay đổi thói quen chăn nuôi cũ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật để đàn vịt sinh trưởng phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Đàn vịt Bầu Bến của hộ ông Bùi Văn Nướn

Mô hình chăn nuôi vịt Bầu Bến bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, đổi mới được cách nghĩ, cách làm trong chăn nuôi của bà con nông dân từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi tập trung, quy mô, có đầu tư về kinh tế, kỹ thuật, chăn nuôi mang tính chất hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Từ thành công của mô hình, trong thời gian tới các địa phương sẽ tuyên truyền cho bà con đưa giống vịt Bầu Bến vào chăn nuôi, đem lại thu nhập cao, đặc biệt duy trì, bảo tồn và phát triển nguồn giống vịt địa phương.

Thanh Hằng

Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình

Bạn đang xem bài viết: Hòa Bình: Hiệu quả mô hình chăn nuôi vị Bầu Bến. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts