Hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa hấu –

Bệnh sương mai là mối đe dọa phổ biến đối với các loại cây trồng thuộc họ bầu bí, trong đó có dưa hấu. Đây là bệnh thường xuyên xảy ra trên dưa hấu, nếu không thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời chất lượng quả sẽ giảm sút, người sản xuất dưa…

Bệnh sương mai là mối đe dọa phổ biến đối với các loại cây trồng thuộc họ bầu bí, trong đó có dưa hấu. Đây là bệnh thường xuyên xảy ra trên dưa hấu, nếu không thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời chất lượng quả sẽ giảm sút, người sản xuất dưa sẽ bị thiệt hại về kinh tế.

Nguyên nhân: Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis Roston gây ra. Nấm gây bệnh tồn tại ngay trên tàn dư của cây bị bệnh ở vụ trước trên đồng ruộng, đây là nguồn bệnh rất quan trọng ban đầu để lây truyền cho vụ sau.

Triệu chứng:

Ruộng dưa hấu thôn Mậu Tây xã Quảng Lưu

Bệnh sương mai trên cây dưa hấu có thể xuất hiện và gây hại trên tất cả các bộ phận của cây dưa, tuy nhiên vết bệnh điển hình nhất là trên lá. Vết bệnh trên lá là những đốm hình đa giác màu xanh ở mặt dưới và hơi vàng ở mặt trên lá, những vết đốm nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc theo các gân lá. Nếu thời tiết ẩm ướt, tạo độ ẩm không khí và ẩm độ đất cao, phía dưới chỗ vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp nấm mốc xám trắng xốp (nhìn như sương muối), bệnh sẽ lây lan rất nhanh, trường hợp bị hại nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy, xơ xác, lụi tàn và rụng sớm; bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành và hoa trái; trên trái dưa bị bệnh sẽ nhỏ và có vị nhạt, làm giảm giá trị thương phẩm.

Điều kiện phát sinh phát triển:

Thời tiết ẩm ướt vào những ngày mưa gió, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh. Gió có thể làm phát tán bào tử nấm, gây hại cho thân, cành và quả. Riêng vụ Đông xuân thường có nhiệt độ mát hoặc hơi lạnh, ẩm độ không khí cao, ít nắng, đêm sương mù nhiều là điều kiện tối ưu cho bệnh phát triển; bệnh phát triển gây hại nặng trên những ruộng dưa quá ẩm ướt, thoát nước kém, bón phân NPK không cân đối, đặc biệt trong điều kiện thiếu dinh dưỡng vi lượng, kém chăm sóc, không chú ý vệ sinh đồng ruộng trong thời gian cây đang sinh trưởng và sau khi thu hoạch; nấm bệnh tồn tại trong các tàn dư thực vật trên đồng ruộng và phát sinh mạnh trong điều kiện nóng ẩm lây lan mạnh khi có mưa dông; bệnh phát sinh phát triển mạnh khi nhiệt độ 15-230C, độ ẩm không khí trên 90%, trời mưa nhiều, sương mù dày đặc.

Bệnh sương mai trên cây dưa hấu

Để tạo điều kiện cho cây dưa hấu sinh trưởng tốt, năng suất cao. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa hấu như sau:

Biện pháp phòng bệnh:

Vệ sinh và tiêu hủy tàn dư bệnh hại trên vườn trước khi trồng nhất là vụ trước đã trồng các cây cùng họ bầu bí; thường xuyên vệ sinh vườn, ngắt bỏ lá già, lá bị sâu bệnh; không sử dụng giống nhiễm; trồng mật độ thích hợp, tránh trồng quá dày, dễ gây rậm rạp, ẩm thấp trong vườn; bón phân cân đối NPK, tăng cường các phân hữu cơ vi sinh, bổ sung các nguyên tố trung vi lượng để tăng sức đề kháng cho cây; lên luống cao phủ màng nilon và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp thường xuyên; luân canh với cây trồng khác; nếu vườn thường xuyên trồng dưa và các cây họ bầu bí cần tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma, bón cân đối giữa đạm, lân và kali; không bón quá nhiều đạm, nhất là khi cây đã chớm bị bệnh mà thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển.

Biện pháp trừ bệnh: Trong điều kiện thời tiết âm u, ít nắng, sương mù nhiều, không khí ẩm ướt, có mưa, đêm lạnh ngày nóng, khi đó bệnh sẽ phát sinh gây hại mạnh, lúc này bà con cần sử dụng thuốc BVTV nằm trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc “4 đúng” (Đúng thuốc; đúng lúc; đúng liều lượng, nồng độ và đúng cách); khi phát hiện bệnh trên đồng ruộng có thể sử dụng một số loại thuốc gốc đồng chứa hoạt chất: Copper Oxycholoride, copper hydroxide, copper sulfate và copper citrate (trong các thuốc có tên thương phẩm: Bordeaux, Champion 57.6DP, Norshield 86.2WG, Coc 85WP…) hoặc một số hoạt chất như: Chlorothalonil; Azoxystrobin, Mandipropamid, Tebuconazole, trifloxystrobin, Dimethomorph… (trong các thuốc có tên thương phẩm: Daconil 75WP, Amistar top 325SC, Revus opti 400SC, Ortiva 600SC, Nativo 750WG,…), phun trải đều trên lá, thân và gốc cây; nếu bệnh nặng có thể phun liên tiếp 2 lần, lần 2 cách lần thứ nhất 3-5 ngày, luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun.

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa hấu –. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts