Hướng Dẫn Lập Phiếu Thu Theo Hướng Dẫn Số 47/TLĐ-CĐ

Tại sao lại gọi là đất phi nông nghiệp I Phạm Văn Nam Tại sao lại gọi là đất phi nông nghiệp I Phạm Văn Nam Phiếu thu được xem là biểu mẫu, chứng từ kế toán hợp pháp được sử dụng để ghi lại những giao dịch thu với đối tác, khách hàng đã…

Tại sao lại gọi là đất phi nông nghiệp I Phạm Văn Nam
Tại sao lại gọi là đất phi nông nghiệp I Phạm Văn Nam

Phiếu thu được xem là biểu mẫu, chứng từ kế toán hợp pháp được sử dụng để ghi lại những giao dịch thu với đối tác, khách hàng đã hoàn thành việc thanh toán khi sử dụng, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định mới trong Hướng dẫn số 47/HD-LTĐ, Kế Toán Việt Hưng xin chia sẻ về hướng dẫn lập phiếu thu, mời bạn xem chi tiết trong bài viết.

Quy định về công tác kế toán liên quan đến chứng từ kế toán

Phiếu thu cũng là một loại chứng từ kế toán, trước khi tìm hiểu về hướng dẫn lập phiếu thu, mời bạn tham khảo quy định liên quan đến chứng từ kế toán được đề cập trong Hướng dẫn số 47/HD-LTĐ.

“2.1. Chứng từ kế toán

a) Lập chứng từ kế toán: Các khoản thu, chi tài chính phát sinh tại công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn cơ sở phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đúng với nghiệp vụ kinh tế, tài chính; chữ viết trên chứng từ kế toán phải rõ ràng, không tẩy xóa, sửa chữa, không viết tắt, số tiền viết bằng chữ phải khớp với số tiền viết bằng số.

Các khoản chi mua hàng hóa, tài sản của công đoàn cơ sở phải đảm bảo quy trình mua sắm và có hóa đơn tài chính theo quy định của Nhà nước. Đối với các khoản thuê, mướn tài sản phục vụ hoạt động của công đoàn cơ sở nhưng không có hóa đơn tài chính phải có hợp đồng thuê mướn, thanh lý hợp đồng người được giao nhiệm vụ phải báo cáo chủ tài khoản xem xét, phê duyệt, ký hợp đồng thuê mướn để thực hiện.

b) Ký chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký của các chức danh theo mẫu biểu, chứng từ quy định mới có giá trị thực hiện. Lập và ký chứng từ kế toán bằng bút bi, bút mực; không lập và ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ, bút chì hoặc khắc dấu ký sẵn; Chứng từ ký từng liên; chữ ký trên chứng từ kế toán của 1 người phải thống nhất.“

Mẫu phiếu chi gồm những nội dung gì?

Mẫu phiếu thu theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC

Theo Thông tư 200, Thông tư 133, Thông tư 132 do Bộ tài chính ban hành cho các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, yêu cầu mỗi phiếu chi phiếu thu bắt buộc phải có những mục sau:

1. Tên và địa chỉ công ty/đơn vị kinh doanh lập phiếu thu chi

2. Biểu mẫu chứng từ kế toán: Phiếu thu hoặc phiếu chi.

3. Mục thông tin người nộp tiền/chi tiền

4. Mục lý do nộp/chi tiền.

5. Số tiền và đơn vị của tiền (ghi bằng chữ, và ghi bằng số)

6. Cần có mục kèm theo và mục chứng từ gốc liên quan

7. Thời gian (ngày, tháng, năm) thực hiện giao dịch

8. Mục chữ ký của các bên nhận, gửi tiền.

Hướng dẫn lập phiếu thu theo Hướng dẫn số 47/HD-LTĐ

Lưu ý hướng dẫn lập phiếu thu

Phiếu thu phải đóng thành quyền, số Phiếu thu phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán

Góc trên, bên trái của phiếu thu phải ghi rõ tên đơn vị, mã đơn vị sử dụng ngân sách.

Ghi rõ ngày, tháng, năm lập Phiếu; ngày, tháng, năm thu tiền.

– Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nộp tiền.

– Dòng Nội dung: Ghi rõ nội dung nộp tiền.

– Dòng “Số tiền”: Ghi số tiền nộp quý bằng số và bằng cha, ghi rõ đi vị tỉnh là đồng Việt Nam hay đơn vị tiền tệ khác.

– Dòng tiếp theo ghi chứng từ kế toán khác kèm theo Phiếu thu.

Kế toán lập Phiếu thu chi đầy đủ các nội dung và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng cát xét, thủ trưởng đơn vị ký duyệt, chuyên cho thu quỹ lâm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào Phiếu thu trước khi ký tên.

Phiếu thu được lập thành 3 liên: Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.

Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ kế toán khác để ghi sổ kế toán,

Liên 3 giao cho người nộp tiền.

Trường hợp người nộp tiền là đơn vị hoặc cá nhân ở bên ngoài đơn vị thi liên giao cho người nộp tiền phải đóng dấu đơn vị

Chú ý: Nếu là thu ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm nhập quỹ để tính và tổng số tiền theo đơn vị đồng Việt Nam để ghi sổ.

Nếu các đơn vị công đoàn cơ sở khủng bố trí đủ nhân lực kế toán thì kế toán sẽ thực hiện ký cả người lập phiếu và kế toán.

Nếu đang là 1 kế toán, chắc chắn bạn hiểu tầm quan trọng của nội dung liên quan đến hướng dẫn lập phiếu thu được chúng tôi chia sẻ trong bài viết. Các thông tin về phiếu thu nói riêng, nghiệp vụ kế toán nói chung đều được cập nhật hàng ngày trên fanpage, truy cập ngay để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng.

Bạn đang xem bài viết: Hướng Dẫn Lập Phiếu Thu Theo Hướng Dẫn Số 47/TLĐ-CĐ. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts