Hướng dẫn phân biệt, nhận biết cây Bồ Công Anh chuẩn nhất
Rau bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng rau bồ công anh tốt nhất Rau bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng rau bồ công anh tốt nhất Hướng dẫn phân biệt, nhận biết cây Bồ Công Anh chuẩn nhất Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Hình…
Hướng dẫn phân biệt, nhận biết cây Bồ Công Anh chuẩn nhất
Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Hình ảnh cây bồ công anh ở việt nam hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Trong Đông Y, cây Bồ Công Anh là một loại thảo dược có công dụng trong điều trị một số bệnh ở người. Tuy nhiên, đây là loại cây mọc dại và phân chia thành khá nhiều loại nên việc nhận biết chúng không hẳn là điều dễ dàng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách nhận biết cây Bồ Công Anh đơn giản nhất. Bạn đừng vội bỏ qua chủ đề thú vị này nhé.
Bồ Công Anh là cây gì?
Loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Rau mũi cày, cây Bồ Cóc, diếp hoang, diếp trời…
Bồ Công Anh thuộc họ cây nhà Cúc, cây sống lâu nhất chỉ từ 1 – 2 năm. Thân cây cao trung bình khoảng 50cm, cây cao tối đa khoảng 200cm và thân phủ lông tơ mịn. Lá cây Bồ Công Anh mọc đơn, phiến lá thuôn dài.
Bồ Công Anh có mấy loại?
Hiện tại, cây Bồ Công Anh ở Việt Nam có 3 loại chính được đưa vào sử dụng như vị thuốc Đông Y đó là:
Bồ Công Anh Trung Quốc
Loại cây này còn được gọi là Bồ Công Anh thấp, chúng thuộc họ nhà Cúc và thường mọc hoang. Loài cây Bồ Công Anh có tác dụng điều trị bệnh tương đối tốt.
Cây Bồ Công Anh Việt Nam
Loài cây này hay còn được gọi là cây Bồ Công Anh cao, chúng thường mọc dại ở phía Bắc Trung bộ và phía Bắc nước ta.
Hình ảnh cây bồ công anh Việt nam, hay còn gọi là bồ công anh cao, loại bồ công anh này được sử dụng làm rau ăn của người Việt, ít dược chất hơn bồ công anh hoa vàng.
Cây Chi Thiên
Đây cũng là một loại cây Bồ Công Anh thường mọc hoang ở phía Nam nước ta. Loại cây này có thành phần dược tính và cũng được dùng như Bồ Công Anh Trung Quốc.
Cách nhận biết cây Bồ Công Anh
Nhận biết Bồ Công Anh cao
Loại thảo dược này có thân cây cao như cây bắp trung bình từ 100 -150cm. Lá cây gần giống như cây rau cải và không có hình răng cưa. Lá của Bồ Công Anh màu xanh nhạt và thường mọc thành chùm, Loại Bồ Công Anh cao thường được dùng để nấu canh, xào hay sắc nước uống.
Nhận biết cây Bồ Công Anh thấp
Loại cây này có chiều cao trung bình khoảng 10 – 20cm, lá cây mọc trực tiếp từ rễ và nằm sát dưới đất. Toàn thân cây có nhũ dịch trắng đục giống như sữa, Lá của cây có chiều dài từ 20 – 25cm, chiều rộng từ 4 – 6cm. Màu lá xanh đậm và mọc thuôn dài giống như mũi mác, mép lá có hình giống như răng cưa. Hoa của cây ban đầu khi nở có màu vàng, về sau già chuyển sang màu trắng và mang theo các hạt Bồ Công Anh bay trong gió để phát tán hạt giống. Cây Bồ Công Anh thấp có thành phần dược tính cao hơn nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y.
Vừa rồi là chia sẻ của chúng tôi về cách nhận biết Dược liệu Bồ Công Anh. Mong rằng với thông tin này, bạn sẽ không còn nhầm lẫn giữa các loại Bồ Công Anh với nhau. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.