Kênh phân phối là gì? 5 loại kênh phân phối trong Marketing

Vinamit | Bí Quyết Xây Dựng Kênh Phân Phối | Ông Nguyễn Lâm Viên Vinamit | Bí Quyết Xây Dựng Kênh Phân Phối | Ông Nguyễn Lâm Viên Trong lý thuyết Marketing 4P thì chữ P thứ 3 – Places – phân phối là yếu tố vô cùng quan trọng trong toàn bộ kế hoạch…

Vinamit | Bí Quyết Xây Dựng Kênh Phân Phối | Ông Nguyễn Lâm Viên
Vinamit | Bí Quyết Xây Dựng Kênh Phân Phối | Ông Nguyễn Lâm Viên

kênh phân phối là gì

Trong lý thuyết Marketing 4P thì chữ P thứ 3 – Places – phân phối là yếu tố vô cùng quan trọng trong toàn bộ kế hoạch marketing. Vậy cụ thể trong Marketing thì chiến lược kênh phân phối là gì, có những kênh phân phối nào và làm thế nào để thiết lập hệ thống kênh phân phối cho doanh nghiệp một cách hiệu quả? Hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là tập hợp các điểm kết nối nằm trong một mạng lưới, có nhiệm vụ liên kết hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng (khách hàng cuối) có thể không có trung gian nào (kênh phân phối trực tiếp) hoặc thông qua nhiều trung gian khác nhau như đại lý bán lẻ, siêu thị, chuỗi tiệm tạp hóa,…. (kênh phân phối gián tiếp)

Kênh phân phối bao gồm hàng loạt các dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu dùng. Do đó quản trị kênh phân phối là một phần quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng (supply chain management). Ngoài ra nó còn là nơi diễn ra hành vi mua của khách hàng, nên kênh phân phối và điểm bán càng được tối ưu hóa, nâng cao trải nghiệm người mua thì hiệu quả bán hàng sẽ càng được nâng cao. Trong doanh nghiệp, bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược kênh phân phối và quản trị kênh phân phối là Trade Marketing.

>>> Tham khảo: Trade Marketing là gì? Công việc của một Trade Marketing

Ý nghĩa của kênh phân phối là gì?

Đối với doanh nghiệp sản xuất

Kênh phân phối có tác dụng bao phủ thị trường, tăng sự hiện diện và sức ảnh hưởng của sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Kênh phân phối có tác động trực tiếp đến hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp và là một phần của chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu

Đối với khách hàng

Kênh phân phối là nơi mà khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm một cách dễ dàng, tiện lợi, dễ dàng lựa chọn chủng loại sản phẩm mình mong muốn, giúp việc mua hàng trở nên nhanh chóng và mang lại trải nghiệm tốt.

kênh phân phối là gì

>>> Tham khảo: 7 lựa chọn nghề nghiệp tối ưu cho người học Marketing

5 loại kênh phân phối trong Marketing

Kênh phân phối trực tiếp truyền thống

Là hình thức phân phối từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng mà không qua kênh trung gian nào. Có thể thấy mô hình phân phối trực tiếp này tại những hộ kinh doanh gia đình quy mô nhỏ (tiệm bánh, hàng ăn uống,…) hay một số ngành hàng như thời trang, nội thất. Những doanh nghiệp lớn bên cạnh các kênh phân phối trung gian cũng thường tự xây dựng hệ thống cửa hàng của riêng mình, tiêu biểu như chuỗi cửa hàng Vinamilk hay TH Truemart.

Kênh phân phối trực tiếp không chỉ có nhiệm vụ bán hàng mà còn là một phần trong chiến lược thương hiệu, giúp xây dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng (đặc biệt là các showroom và các cửa hàng flagship)

Kênh phân phối trực tiếp hiện đại

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các kênh online và các sàn thương mại điện tử, các nhà sản xuất đã có thêm một chuỗi kênh phân phối trực tiếp mới trên nền tảng internet, bao gồm các platform như: website, Facebook, Instagram, Tiktok,… và các nền tảng thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Grab, Baemin, Shopeefood,…).

Chi phí vận hàng và duy trì các kênh phân phối hiện đại thường thấp hơn nhiều so với kênh truyền thống (do tiết kiệm chi phí mặt bằng) cũng như dễ dàng tiếp cận với tập khách hàng mới, yêu thích online shopping, do đó không chỉ các nhà sản xuất nhỏ mà các doanh nghiệp lớn cũng tập trung phát triển và mở rộng kênh phân phối này.

>>> Tham khảo: Cẩm nang hướng nghiệp ngành Marketing

Kênh phân phối gián tiếp

Là những kênh phân phối thông qua ít nhất 1 bên trung gian bao gồm nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý ký gửi,… Ví dụ cho kênh phân phối gián tiếp bao gồm tiệm tạp hóa địa phương, các siêu thị bán lẻ (Lotte Mart, BigC, VinMart, Co.op Mart,…), các chuỗi cửa hàng tiện lợi (Circle K, 7-11, GS25, Family mart…), cộng tác viên bán lẻ, đại lý bán buôn,…

Kênh phân phối gián tiếp gồm có 3 cấp độ

  • Cấp độ 1: Nhà sản xuất – Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng
  • Cấp độ 2: Nhà sản xuất – Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng
  • Cấp độ 3: Nhà sản xuất – Môi giới – Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng

Đa số các doanh nghiệp đều sử dụng kênh phân phối gián tiếp, bởi việc tự vận hành và phát triển hệ thống bán hàng trực tiếp có chi phí lớn hơn so với việc phân phối qua các nhà bán lẻ đã có sẵn độ phủ thị trường, có hệ thống điểm bán và lưu lượng khách hàng ổn định. Ngay cả với những doanh nghiệp lớn tự xây dựng chuỗi cửa hàng thì các kênh phân phối gián tiếp vẫn có vai trò quan trọng không thể thay thế được trong chiến lược quản trị kênh phân phối

kênh phân phối là gì

Kênh phân phối đa cấp

Kênh phân phối đa cấp là mô hình phân phối mà trong đó người tiêu dùng cũng trở thành một cấp phân phối cho người tiêu dùng tiếp theo. Ưu điểm lớn nhất của kênh phân phối đa cấp chính là giúp nhà sản xuất tiết kiệm tối đa chi phí vận hành hệ thống. Tuy nhiên kênh phân phối đa cấp thường bị biến tướng thành chiêu trò lừa đảo đa cấp.

Kênh tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing

Affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) là mô hình phân phối mà trong đó, các doanh nghiệp sản xuất đặt sản phẩm, dịch vụ của mình trên website, facebook, instagram, tiktok,… trên trang của cộng tác viên. Khi khách hàng click vào link, mua hàng, đăng ký dịch vụ, điền form thông tin,… CTV sẽ nhận được hoa hồng từ những click đó.

>>> Tham khảo: Affiliate marketing là gì? Hướng dẫn kiếm tiền với affiliate marketing hiệu quả

Xây dựng chiến lược quản trị kênh phân phối thế nào cho hiệu quả?

Chọn lựa kênh phân phối phù hợp

Có rất nhiều kênh phân phối trung gian khác nhau, và doanh nghiệp không nên dàn trải trên tất cả kênh mà nên xác định những kênh chính để tập trung phát triển; các kênh còn lại như các kênh vệ tinh tăng độ bao phủ. Và cuối cùng nếu có những kênh không hiệu quả thì nên xem xét để cắt bớt.

Tối ưu hóa hiệu quả của các kênh phân phối

Với mỗi kênh phân phối, doanh nghiệp cần phải tối ưu hiệu quả của kênh. Không chỉ đàm phán và đặt hàng hóa tại điểm bán mà trade marketer cần phải quản lý cách bài trí sản phẩm, theo dõi lưu lượng khách hàng, phản hồi và doanh số của các kênh để tìm ra vấn đề và tối ưu hiệu quả của kênh.

Đặt kênh phân phối trong tổng thể chiến lược ngành hàng và chiến dịch marketing

Kênh phân phối có nhiệm vụ tăng độ phủ sản phẩm cũng như cung cấp sản phẩm tới khách hàng, do đó cần phối hợp chặt chẽ với các chiến dịch marketing, đặc biệt là marketing tại điểm bán để đón kịp dòng chảy khách hàng. Ví dụ khi chạy quảng cáo, cần cung cấp một sô lượng hàng hóa đủ nhiều trên các kênh khác nhau để tránh tình trạng tiếp cận được khách hàng nhưng khi khách hàng có nhu cầu mua lại không đáp ứng được. Ngoài ra chiến lược giá giữa các kênh phân phối, đặc biệt là kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp cần hợp lý, không nên để các kênh xung đột với nhau

Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ Kênh phân phối là gì? 5 loại kênh phân phối trong Marketing cũng như nắm được chiến lược quản trị kênh phân phối hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí HOT nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Bạn đang xem bài viết: Kênh phân phối là gì? 5 loại kênh phân phối trong Marketing. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts