Khám phá lịch sử thú vị của quả xoài

Mẹo trồng xoài bằng hạt thành công sau 5 ngày | How to grow mangoes from seeds Mẹo trồng xoài bằng hạt thành công sau 5 ngày | How to grow mangoes from seeds Hương vị ngọt ngào của quả xoài khiến cho người thưởng thức nó ở mọi độ tuổi cảm thấy thích thú….

Mẹo trồng xoài bằng hạt thành công sau 5 ngày | How to grow mangoes from seeds
Mẹo trồng xoài bằng hạt thành công sau 5 ngày | How to grow mangoes from seeds

Hương vị ngọt ngào của quả xoài khiến cho người thưởng thức nó ở mọi độ tuổi cảm thấy thích thú. Tuy nhiên, trong khi Ấn Độ đã trồng được loại trái cây ngon ngọt này trong hơn 4000 năm, thế giới phương Tây chỉ mới thưởng thức hương vị quả xoài trong vòng 400 năm qua!

Nếu bạn tò mò về nguồn gốc của loại trái cây này, thì sau đây là câu chuyện về cuộc hành trình thú vị của xoài ở Ấn Độ theo dòng thời gian.

Lịch sử đã có được một số sự kiện rất thú vị về loại quả nổi tiếng này. Xoài đã có mặt ở Ấn Độ từ rất sớm. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy xoài xuất hiện cách đây 25 đến 30 triệu năm ở Đông Bắc Ấn Độ, Myanmar và Bangladesh. Từ đó, quả xoài đã làm một cuộc hành trình đi xuống miền nam Ấn Độ.

Đầu tiên quả xoài được gọi là Amra-Phal. Khi đi xuống miền nam Ấn Độ, quả xoài được gọi là Aam-Kaay theo tiếng Tamil, dần dần người ta gọi quả xoài là Maamkaay do sự khác biệt trong cách phát âm. Người dân Malayali lại thay đổi tên quả xoài thành Maanga. Rồi đến phiên người Bồ Đào Nha bị cuốn hút bởi loại quả này khi họ đặt chân đến Kerala. Họ đã giới thiệu loại quả mới này với thế giới bằng cái tên Mango.

Thời Ấn Độ cổ đại, giai cấp cầm quyền sử dụng tên quả xoài để ghép vào tên của những người nổi tiếng như là một cách phong tặng danh hiệu cho họ – ví dụ như tên của Amra Pali, một cô gái gọi hạng sang nổi tiếng của Vaishali thời bấy giờ. Cây xoài cũng được liên kết với vị thần của tình yêu Manmatha. Hoa xoài được xem như là mũi tên của thần Nanda Kings Hindu.

Alexander Đại Đế đã tới Ấn Độ và chiến đấu trong trận chiến nổi tiếng với vua Porus. Khi trở về Hy Lạp, ông mang một số giống các loại trái cây ngon, trong đó có quả xoài.

Với sự phát triển của Phật giáo, quả xoài xuất hiện như là đại diện cho niềm tin và sự thịnh vượng của các tín đồ. Trong các câu chuyện về Đức Phật cũng có nói đến vườn xoài. Dưới thời những nhà cầm quyền theo Phật giáo, xoài được dùng làm quà tặng và trở thành một công cụ ngoại giao quan trọng. Trong thời gian này, các nhà sư Phật giáo mang theo xoài trên đường họ đi hoằng pháp và phổ biến loại trái cây này.

Truyền thuyết kể rằng Đức Phật đã thuyết pháp và sau đó nghỉ ngơi dưới bóng cây râm mát trong vườn xoài.

Megasthenes và Hsiun-Tsang, hai nhà văn đầu tiên đến thăm Ấn Độ cổ đại, đã viết về cách các vị vua cổ đại của Ấn Độ, đặc biệt là Mauryas, trồng cây xoài hai bên đường như một biểu tượng của sự thịnh vượng. Họ cũng đã viết về hương vị tuyệt vời của loại quả này. Sau đó, họ mang xoài ra khỏi Ấn Độ để giới thiệu với thế giới. Các bộ lạc Munda và giáo phái Dattaraya cũng đã góp phần giới thiệu quả xoài đến với dân chúng Ấn Độ cổ đại.

Vào thời Trung cổ, Alauddin Khilji là người đầu tiên đã tổ chức một buổi tiệc hoành tráng tại Sivama Fort với thực đơn xa hoa sử dụng toàn là xoài được chế biến các kiểu rất phong phú. Tiếp đến là Mughal hoàng đế nổi tiếng yêu thích quả xoài. Lòng yêu mến loại quả này đã được di truyền từ đời này sang đời khác trong triều đại hoàng đế Mughal.

Babur, vị vua Mughal đầu tiên, đã miễn cưỡng đối mặt với những chiến binh đáng sợ Rana Sanga của vua Mewar, bất chấp lời hứa của Daulat Khan Lodi chia một phần đế chế và chiến lợi phẩm cho ông sau khi chiến thắng. Sau đó Lodi đã giới thiệu cho Babur loại quả thơm ngon này và ông đã yêu thích xoài đến nỗi không chỉ đã dũng cảm chiến đấu với Rana Sanga, mà còn thành lập đế chế của mình tại vùng đất Ấn Độ ngày nay!

Trong khi chạy trốn từ Ấn Độ đến Kabul, Humayun đã thiết lập một hệ thống vận chuyển cung cấp xoài cho ông. Còn Akbar thì xây dựng đồn điền Lakhi Bagh rộng lớn gần Darbhanga, trồng hơn một trăm nghìn cây xoài. Đây là một trong những ví dụ sớm nhất của việc ghép xoài, bao gồm các giống xoài Totapuri, Rataul và loại xoài Kesar đắt tiền.

Tình yêu của Shah Jahan đối với xoài sâu nặng đến nỗi ông đã trừng phạt và quản thúc tại nhà con trai của mình, Aurangzeb, vì tội đã cất giấu tất cả xoài trong cung điện cho riêng anh ta. Cũng chính vì xoài mà Aurangzeb được gửi đến hỗ trợ vua Shah Abbas vùng Ba Tư trong một cuộc chiến với nước láng giềng.

Nhà thơ Ba Tư nổi tiếng Amir Khusrau gọi là xoài là loại quả xinh đẹp yêu kiều nhất của Ấn Độ.

Các triều đại Mughal thưởng thức loại quả mà họ yêu thích. Họ đã trao giải thưởng và danh hiệu cho Jahangir và Shah Jahan vì đã lai tạo thành công các giống xoài độc đáo như Aam Panna, Aam ka Lauz và Aam Ka Meetha Pulao, món xoài tráng miệng thơm ngon được bán trong suốt mùa hè ở Shahjahanabad. Còn Nur Jahan đã kết hợp xoài và hoa hồng để tạo ra loại rượu vang huyền thoại của cô. Giống xoài Chausa Aam màu vàng ánh kim đã mang về chiến thắng cho Sher Shah Suri trước đối thủ Humayun, trong khi loại xoài có vị thơm ngon đặc biệt Dussehri Aam là tác phẩm của các vị thủ lĩnh vùng Rohilla.

Raghunath Peshwa đã trồng 10 triệu cây xoài như là biểu tượng uy quyền của vùng Marathas. Mặc dù xoài có hương vị rất thơm ngon, nhiều giống xoài đã biến mất khỏi thị trường trong khi một số loại xoài mới xuất hiện.

Loại xoài Mulgoa là kết quả lai tạo giống của người Bồ Đào Nha, là loại xoài mà chúng ta đang thưởng thức ngày nay.

Qua các thời đại, xoài đã trở thành một loại trái cây được yêu thích trong các gia đình và người ta đã làm nhiều bài thơ để ca ngợi quả xoài. Nhà thơ Tagore vô cùng yêu thích xoài. Ông đã viết nhiều bài thơ về hương thơm hoa xoài, bao gồm bài thơ nổi tiếng aamer monjori. Nhà thơ huyền thoại Mirza Asadullah Khan Ghalib của Pakistan cũng là một người đam mê xoài. Ông khinh thường những người không biết thưởng thức xoài như ông.

Ngày nay, hình dạng tròn trịa của quả xoài, mà từ lâu đã được những người thợ dệt và các nhà thiết kế yêu mến, đã trở thành một biểu tượng của Ấn Độ. Xoài được xem như là một biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Tại nhiều nơi ở Ấn Độ, lá xoài được xâu lại thành chùm và treo trước cửa nhà như là một biểu tượng mang lại may mắn.

Tại Ấn Độ, Purnakumbha là một nồi đầy nước bỏ một ít lá xoài tươi cùng với một quả dừa lên trên. Đây là phần quan trọng trong của buổi lễ puja, với các lá xoài tượng trưng cho cuộc sống.

Ký ức tuổi thơ của nhiều người Ấn Độ bao gồm thú vui đong đưa trên những cành xoài trĩu quả để hái. Khi hè về, mùi thơm nồng của xoài chín trên cây và hương vị nhẹ nhàng của món xoài trộn aamras mang lại hạnh phúc cho biết bao nhiêu gia đình Ấn Độ. Không có gì đáng ngạc nhiên người ta xem xoài là vua của các loại trái cây.

Với các lễ hội xoài được cử hành tại Ahmedabad, Lucknow, Allahabad, Delhi, và Goa, xoài ở Ấn Độ đã trở thành một biểu tượng của mùa hè và đã có không ít hơn một di sản văn hóa được trao tặng cho loại quả này. Các nhà trồng xoài ở Haji Kalimullah thậm chí đã đặt tên một giống xoài mới, lai tạo từ loại Husn-e-Aara Kolkata và Dussehri Lucknow, là “Modi Mango” (theo tên của thủ tướng hiện tại của Ấn Độ)!

Bạn đang xem bài viết: Khám phá lịch sử thú vị của quả xoài. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts