Khơi tín dụng, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

Xây dựng vùng nguyên liệu có tính chất căn cơ, bài bản Xây dựng vùng nguyên liệu có tính chất căn cơ, bài bản Khó về vốn Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng Biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam, trong những năm qua, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp…

Xây dựng vùng nguyên liệu có tính chất căn cơ, bài bản
Xây dựng vùng nguyên liệu có tính chất căn cơ, bài bản

Tổng Biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch - Tổ trưởng Tổ Điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 đề dẫn tại sự kiện. Ảnh: Hoàng Anh

Khó về vốn

Theo ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng Biên tập báo Nông nghiệp Việt Nam, trong những năm qua, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã (HTX) đã từng bước được khẳng định với những đóng góp hết sức to lớn trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là kinh tế tập thể trong đó nòng cốt là các HTX vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế, cũng như sự kỳ vọng vào sứ mệnh của khu vực kinh tế này.

Trong khi đó, Giám đốc HTX Nông nghiệp du lịch cộng đồng An Mỹ, Phú Yên Nguyễn Thị Thanh Thủy đề xuất, nếu không hiểu rõ vấn đề tài chính thì HTX sẽ không thể hoàn thành bộ hồ sơ tiếp cận vốn. Như vậy, rất mong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các liên doanh HTX tổ chức các lớp học để HTX có thể hiểu rõ hơn về vấn đề hoạch định, lên kế hoạch tài chính ở đơn vị mình.

Theo Phó Cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) Bùi Thu Thủy, ngân hàng cũng là doanh nghiệp và họ buộc phải cố gắng đảm bảo tín dụng cũng phải hiệu quả, không xảy ra nợ xấu và bảo toàn vốn cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chưa đủ độ tin cậy.

Phó Cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) Bùi Thu Thủy chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: Hoàng Anh

Ngoài việc chưa minh bạch tài chính, đa số doanh nghiệp chưa có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Nếu có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng tăng trưởng tốt, công nghệ tốt… nhiều doanh nghiệp sẵn sàng “nhảy vào” hỗ trợ.

Thay đổi “khẩu vị” với tín dụng nông nghiệp

Nhiều ý kiến của các ngân hàng đã giải đáp khá căn bản về các chính sách để tiệm cận nguồn vốn. Đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Nguyễn Tuấn Anh thông tin, phía ngân hàng, luôn xác định các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX là một trong những đối tượng được ưu tiên.

Về những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp, HTX kiến nghị, ông Nguyễn Tuấn Anh tán thành với các HTX về việc sẽ mở lớp đào tạo, tập huấn cho HTX về tài chính, kế toán để có phương án xây dựng kế hoạch kinh doanh.

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản chỉ ra nhiều vấn đề trong tiệm cận nguồn vốn. Ảnh: Hoàng Anh

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản cho biết, đây là lần đầu một chủ đề thuộc phạm vi về khơi thông nguồn lực, trực diện về vấn đề tín dụng vi mô, tín dụng nội bộ, tín dụng cơ sở cho các thực thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX được tổ chức.

Ông Nguyễn Quốc Toản đưa ra kiến nghị về việc cần thay đổi về mặt kết cấu để đáp ứng trực diện hơn vào các khu vực trọng yếu tạo giá trị; cần đáp ứng nhu cầu vốn nhiều hơn so với quy mô của các HTX; tiếp cận vốn vay ưu đãi do số lượng giải ngân hiện nay chỉ ở mức khiêm tốn 12,68%.

Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cũng chỉ ra những vấn đề từ phía HTX cần tập trung giải quyết, tháo gỡ là phương pháp đánh giá định, giá tài sản thế chấp của HTX, đây là vấn đề lớn.

Ông Nguyễn Quốc Toản đề nghị đại diện Bộ KH&ĐT khi rà soát Nghị định 116 cần rà soát kỹ hơn với vấn đề này; cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về tín dụng nội bộ; triển khai mạnh mẽ có hiệu quả Nghị định 45 về nâng cao hiệu quả quỹ tín dụng HTX và nâng cao năng lực về quản trị về tài chính, vốn của HTX để xây dựng kế hoạch đào tạo năng lực quản trị, vốn, tài chính cho Giám đốc các HTX.

Về phía doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng cần có phương án kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các ngân hàng cần thay đổi “khẩu vị tín dụng” đối với lĩnh vực nông nghiệp. Đây là lĩnh vực còn nhiều dư địa, mang lại giá trị kinh tế – xã hội cho địa phương trong chính lĩnh vực hoạt động; cần hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản cần được xem xét như một tài sản bảo lãnh trong vấn đề xét duyệt cho vay đối với doanh nghiệp; xây dựng sản phẩm liên kết ngân hàng bảo hiểm (bank assurance) đối với nông nghiệp.

Bạn đang xem bài viết: Khơi tín dụng, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts