Khóm Tân Phước, đặc sản ngọt ngào trên vùng đất phèn chua

T329🌹Chủ kẹt quá bán rẻ 14 công đất trồng khóm giá 120 triệu 1 công,ở tân phước tiền giang(đã bán) T329🌹Chủ kẹt quá bán rẻ 14 công đất trồng khóm giá 120 triệu 1 công,ở tân phước tiền giang(đã bán) Vùng đất từng mệnh danh là “rốn phèn, rốn lũ”- Tân Phước nay đã không…

T329🌹Chủ kẹt quá bán rẻ 14 công đất trồng khóm giá 120 triệu 1 công,ở tân phước tiền giang(đã bán)
T329🌹Chủ kẹt quá bán rẻ 14 công đất trồng khóm giá 120 triệu 1 công,ở tân phước tiền giang(đã bán)

Vùng đất từng mệnh danh là “rốn phèn, rốn lũ”- Tân Phước nay đã không còn là một huyện mới hoang sơ, bao la cỏ dại mà đã thay cho mình những chiếc áo mới. Ngày nay, khi nhắc về vùng đất phèn Tân Phước người ta có khi quên đi rằng Tân Phước đất phèn lắm, chỉ toàn là cây tràm, cây bàng, cây cỏ…Người ta chỉ nhớ rằng mình đang tìm đến Tân Phước vì muốn được nếm qua những cây trái, đặc sản ngọt ngào được sinh ra từ vùng đất quanh năm cằn cõi, ngập phèn..

Khóm Tân Phước: Vị ngọt đất phèn

Cây khóm quyết tâm bám rễ trên vùng phèn chua Tân Phước

Tân Phước – một con huyện nhỏ nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, mệnh danh là vùng trung tâm đất phèn thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang, được thành lập vào năm 1994. Sau khi huyện được thành lập là quá trình di dân vào khai hoang phát triển. Lúc này bà con nông dân đã đưa một số loại cây ăn trái như: xoài, mít, dừa… vào trồng thử nghiệm, nhưng do bị nhiễm phèn nặng, tầng sinh phèn cạn nên các loại cây trồng trên không thể thích nghi và tăng trưởng tốt trên vùng đất này. Duy chỉ có cây khóm, thích nghi và sinh trưởng mạnh mẽ trên vùng đất hoang sơ ngập phèn này.

Nghe kể lại rằng: Đã có biết bao nhiêu cây trái đi theo người dân về vùng đất mới nhưng không bám trụ được trên vị phèn chua. Năm 1991, gia đình ông Huỳnh Văn Xuyên, xã Thạnh Mỹ vào lập nghiệp ở vùng đất “khỉ ho cò gáy” này. Ông cho biết, khi đó cuộc sống gia đình của ông cũng như nhiều nông dân di cư vào đây vô cùng khó khăn. Mọi người trồng qua nhiều loại cây khác nhau nhưng đều thất bại.

Những người dân tứ xứ đến khai hoang vùng đất nhiễm phèn, hoang hóa Tân Phước ban đầu thử canh tác lúa. Nhưng cây lúa không hợp đất phèn, không nuôi nổi con người. Rồi bà con chuyển qua trồng tràm, cây tràm tuy thích hợp đất phèn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nhất là thời gian sau này cừ tràm không còn thông dụng cho xây dựng, riêng cây khóm vẫn bám trụ ổn định trên vùng đất tưởng chừng chỉ hoang hóa phèn chua.

Cũng giống như gia đình ông Xuyên, năm 1994, gia đình ông Phạm Văn Sừng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre vào ấp Tân Phát, xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước lập nghiệp. Ngồi trong căn nhà khang trang, ông Sừng nhớ lại: “Cách đây 20 năm, hưởng ứng chủ trương di dân khai thác Đồng Tháp Mười của Đảng và Nhà nước, ông mạnh dạn rời bỏ quê hương vào lập nghiệp tại vùng đất này. Những năm đó, dân cư thưa thớt, đất đai hoang hóa, mọi mặt yếu kém”.

Vào vùng đất mới, ông khai hoang, sản xuất 3 ha lúa. Vụ đầu tiên ông trồng nhưng bị thiệt hại nặng, thất thu. Rút kinh nghiệm, trong những năm sau ông chuyển sang trồng khóm. Thế nhưng khi đó diện tích khóm chưa có đê bao ngăn lũ bảo vệ nên bị thiệt hại toàn bộ.

Năm 2002, khi Nhà nước đầu tư mạng lưới thủy lợi, kinh mương dẫn nước tưới, tiêu cải tạo đất đai, hoàn thiện đê bao ngăn lũ kết hợp với phát triển giao thông mở ra triển vọng khai thác tốt tiềm năng kinh tế Đồng Tháp Mười theo hướng “chung sống với lũ”, ông Sừng bắt tay vào việc tái khởi động chủ trương trồng khóm.

Để trồng khóm thành công, ông Sừng kiên trì theo đuổi các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, xử lý cho cây ra trái theo ý muốn để tránh “trúng mùa, mất giá”, học tập thêm kinh nghiệm thâm canh của những nông dân giỏi đi trước và các kênh thông tin khác đem về áp dụng trên đất nhà trong quá trình sản xuất. Rồi “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là những yếu tố giúp ông Sừng thành công trong việc thâm canh cây khóm.

Từ một con huyện nghèo, hoang sơ, đất phèn chua ngập mặn khó trồng được loại cây kinh tế nào. Thì nay Tân Phước đã trở thành miền đất hứa, giúp không ít người nông dân nghèo Tiền Giang vươn lên.

Thành quả ngọt ngào từ trái khóm

Cũng giống như nhiều loại nông sản có tính hàng hóa cao khác, trái khóm Tân Phước cũng chịu những cơn “ba đào” của thị trường. Mối liên kết giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo, thị trường vẫn rất “tự do”, không có gì bảo đảm chắc chắn trong việc tiêu thụ hàng hóa của người trồng khóm.

Tuy nhiên, nhờ sự cần cù lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều nông dân huyện Tân Phước đã trồng và xử lý khóm đạt năng suất, chất lượng cao, làm thay đổi diện mạo vùng đất rốn phèn này. Trước đây, khi huyện Tân Phước mới thành lập, cây khóm chỉ xuất hiện rải rác ở các xã Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Hưng Thạnh… nhưng đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều có mặt cây khóm và khóm được xem là cây trồng chủ lực trên vùng đất đầy phèn mặn này.

Theo số liệu thống kê Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã có hơn 16.000 ha đất trồng khóm với sản lượng khoảng 260.000 tấn/năm. Đây là địa phương đứng nhất, nhì cả nước về diện tích cây khóm.

Tuy là vùng đất rốn phèn, khó canh tác nông nghiệp, nhưng với cây khóm thì lá rễ xanh tươi và cho trái ngọt thanh khiết. Về Tân Phước, đi đâu cũng thấy khóm, đất trời, không khí nơi đây cũng phảng phất hương khóm…Qua vùng khóm Tân Phước giữa trưa, thưởng thức trái khóm chín vàng ươm ngọt thanh, khiến người ta quên đi cái nóng gay gắt của những ngày nắng cháy…

Đặc sản kẹo khóm (mứt khóm) Tân Phước

Kẹo khóm Tân Phước hay còn có tên gọi khác là mứt khóm, được chế biến từ loại trái chủ lực trên vùng đất phèn chua Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang. Hiện kẹo khóm Tân Phước là một trong những đặc sản nổi tiếng thơm ngon, mang tính chất làng nghề mới nổi lên của tỉnh Tiền Giang nói chung, của huyện Tân Phước nói riêng. Kẹo khóm Tân Phước có vị chua chua, ngọt ngọt, có vị thơm béo của đậu phộng, mè, vỏ tắc, vị the the của gừng là món ăn vặt hay món ăn nhâm nhi uống trà lý tưởng cho tất cả mọi người.

Kẹo khóm hình thành và phát triển một cách tự nhiên cùng những cây khóm. Ban đầu, vì khóm nhiều được mùa mất giá, không bán được, người dân mới sáng tạo ra món mứt khóm (kẹo khóm) đơn giản chỉ bằng thịt khóm ngào đường, trộn thêm gừng, mè, đậu phộng. Dần dà, mứt khóm chinh phục được bà con xa gần. Đến nay ở khu vực thị trấn Mỹ Phước và nhiều xã trên địa bàn huyện Tân Phước đã trở thành làng nghề làm kẹo khóm của huyện. Tạo công ăn , việc làm, tăng nguồn thu nhập cho bà con huyện Tân Phước.

Vùng đất từng mệnh danh là “rốn phèn, rốn lũ”- Tân Phước nay đã không còn là một huyện mới hoang sơ, bao la cỏ dại mà đã thay cho mình những chiếc áo mới. Ngày nay, khi nhắc về vùng đất phèn Tân Phước người ta có khi quên đi rằng Tân Phước đất phèn lắm, chỉ toàn là cây tràm, cây bàng, cây cỏ…Người ta chỉ nhớ rằng mình đang tìm đến Tân Phước vì muốn được nếm qua những cây trái, đặc sản ngọt ngào được sinh ra từ vùng đất quanh năm cằn cõi, ngập phèn như trái khóm Tân Phước..

Có dịp về Tiền Giang, đi ngang Tân Phước, bạn nhất định phải ghé lại vườn khóm, thưởng thức hương vị ngọt ngào, thanh mát của trái khóm Tân Phước. Nhớ ghé qua làng nghề kẹo khóm, nhâm nhi ly trà nóng ấm với vị chua chua, ngọt ngọt, béo bùi đầy hấp dẫn của kẹo khóm Tân Phước.

Mời bạn theo dõi Fanpage: Hương Sắc Miền Tây

XEM THÊM:

  • Chuyên mục: Văn hóa Miền Tây
  • Chuyên mục: Ẩm thực Miền Tây
  • Chuyên mục: Du lịch Miền Tây

Bạn đang xem bài viết: Khóm Tân Phước, đặc sản ngọt ngào trên vùng đất phèn chua. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts