Kim Ngân Hoa: Sự thật bất ngờ về vị thuốc quý trong Đông y
Bán cây kim ngân Nhà vườn Hula Trees Bán cây kim ngân Nhà vườn Hula Trees Kim Ngân Hoa: Sự thật bất ngờ về vị thuốc quý trong Đông y Kim ngân hoa là loài cây được biết đến nhiều với tác dụng làm cảnh để sinh tài lộc, may mắn cho gia chủ ở…
Kim Ngân Hoa: Sự thật bất ngờ về vị thuốc quý trong Đông y
Kim ngân hoa là loài cây được biết đến nhiều với tác dụng làm cảnh để sinh tài lộc, may mắn cho gia chủ ở Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng đây còn là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Vậy hãy cùng tìm hiểu về loài cây này và tác dụng cụ thể của nó qua bài viết dưới đây.
Đôi nét về cây kim ngân hoa
Kim ngân hoa có tên khoa học tiếng anh là Lonicera japonica Thunb. Ngoài ra, loài cây này còn có tên gọi khác là: Nhẫn đông, song bào hoa, nhị hoa, kim đằng … Đây là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Loại thảo dược này có đặc điểm là cây dây leo, dây kim ngân dài tới 10m. Đồng thời, cành của cây có màu xanh lục, có lông xung quanh thân cành và khi già sẽ có màu đỏ nhạt, cành nhẵn.
Lá kim ngân mọc đôi hoặc 3 lá một với hình trứng đầu thon nhọn, cuống ngắn và có lông mịn. Bên cạnh đó, hoa kim ngân thường mọc thành chùm từ 2 – 4 hoa với dạng ống xẻ ở hai bên. Trong đó, bên lớn xẻ thành 3 hoặc 4 thùy nhỏ. Khi mới nở, hoa thường có màu trắng và sau đó sẽ dần dần chuyển sang màu vàng.
Thành phần và đặc tính của kim ngân hoa
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, cây kim ngân hoa có chứa nhiều thành phần hóa học rất tốt trong việc điều trị bệnh. Trong đó, hai thành phần chính có tác dụng chữa bệnh là flavonoid và tinh dầu.
- Flavonoid: Là hợp chất chứa Luteolin và luteolin-glucoside.
- Tinh dầu: Tinh dầu của cây kim ngân chứa vô số hợp chất là α-pinen, hex-1-en, hex-3-en-1-ol, cis và trans-2-methyl-2-vinyl-5-tetrahydrofuran, geraniol, α-terpineol, alcol β-phenyl ethylic, carvacrol, eugenol, linalol, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-hydroxy tetra hydrydropyran.
Đặc tính của kim ngân hoa dược liệu là tính hàn, vị cam nên khi vào cơ thể sẽ tác động chủ yếu vào các kinh vị, tâm và phế. Bên cạnh tác dụng trị bệnh, hoa và lá của dược liệu này còn dùng để điều chế làm trà uống hàng ngày. Không chỉ có tác dụng đào thải độc tố tích tụ mà kim ngân hoa còn có khả năng ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Loài cây này phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em với phụ nữ cho con bú, người cao tuổi.
Phân bố của cây kim ngân hoa
Hiện nay, kim ngân phân bố phổ biến ở nước ta và nhiều nhất ở một số tỉnh như: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Nghệ An…
Bên cạnh đó, hiện nay cũng rất nhiều gia đình trồng vị thuốc này trong vườn nhà. Cây phát triển quanh năm với lá xanh um tùm tỏa bóng mát. Vào khoảng tháng 4 hoặc tháng 5 hoa sẽ nở ra rất đẹp và thơm.
Tính vị và quy vị của kim ngân hoa
Theo Đông y, kim ngân có tính vị và quy vị như sau:
Tính vị:
- Theo Lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách và đông dược học thiết yếu thì kim đằng có vị ngọt, tính hàn.
- Theo trấn nam bản thảo, kim ngân có vị đắng, tính bình.
- Theo bản thảo dược tính đại toàn, kim ngân có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, khí bình và không độc.
Quy kinh:
- Theo lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách quy vào kinh phế, tâm, vị.
- Theo trung dược học quy vào kinh phế, vị.
- Theo đông dược học thiết yếu quy vào phế, tâm, vị, tỳ.
- Theo đắc phối bản thảo quy vào kinh túc thái âm tỳ, dương minh vị.
- Theo lôi công bào chích luận quy vào kinh phế.
Công dụng của kim ngân hoa trong điều trị bệnh
Cây kim ngân hoa được biết đến với nhiều công dụng khác nhau như: Thanh lọc, giải trừ độc tố, giải nhiệt cơ thể… Không những thế, thảo dược này còn mang lại nhiều tác dụng khác cho cơ thể như:
- Tác dụng diệt khuẩn của cây kim ngân
Kim ngân hoa có khả năng ngăn chặn các loại vi khuẩn, vi rút liên quan đến các bệnh về đường hô hấp như: Cảm cúm, tụ cầu, lao, ho gà, sốt xuất huyết… Không chỉ có vậy, các thành phần trong dược liệu này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cầu khuẩn, lỵ, tiêu chảy, nấm…
- Tác dụng trị viêm
Dược liệu kim ngân hoa có khả năng điều trị hiệu quả các ổ viêm, sưng mủ vàng. Khi sử dụng cây kim ngân, các thành phần của nó sẽ có khả năng làm tiêu mủ, thanh nhiệt, giải độc và đẩy độc tố ra ngoài. Ngoài ra, vị thuốc này cũng có thể sử dụng cho các bệnh viêm ngoài da như: Mụn nhọt, viêm gan, viêm khớp, viêm phổi, giang mai, phát ban…
- Công dụng của kim ngân hoa với hệ tuần hoàn máu
Vị thuốc kim ngân hoa ngay khi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động của các tế bào máu. Từ đó, làm giảm các triệu chứng của bệnh hạ huyết áp. Bên cạnh đó, vị thảo dược dược này còn có tác dụng làm hạ cholesterol cao trong máu. Qua đó, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo dư thừa trong cơ thể.
- Tác dụng của kim ngân hoa với gan, thận
Kim ngân hoa giúp hỗ trợ quá trình hoạt động của gan thận giúp các cơ quan này bị làm việc quá tải. Qua đó, giúp đẩy lùi các bệnh về thận yếu, gan yếu. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh mà sẽ kết hợp với các thảo dược sao cho phù hợp nhất.
- Tác dụng cây kim ngân đối với mắt
Kim ngân có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, nhất là bệnh xuất huyết võng mạc.
- Tác dụng đến trung khu thần kinh
Sử dụng cây kim ngân sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và hưng phấn hơn nhờ khả năng tác động thẳng đến dây thần kinh. Vì vậy, thông thường sử dụng xong sẽ giúp bạn ngủ hơn và giảm căng thẳng hiệu quả.
Như vậy, các bạn đã biết cây kim ngân có tác dụng gì rồi đúng không. Đây là dược liệu có nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất cần sử dụng và kết hợp đúng.
Cách sử dụng kim ngân hoa trong điều trị bệnh
Như đã nói ở trên, cây kim ngân hoa có nhiều tác dụng khác nhau, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất cần tính toán sử dụng liều lượng sao cho hợp lý. Dưới đây là cách dùng của loại cây này mà các bạn có thể tham khảo:
1. Trị mẩn ngứa, dị ứng
Với trường hợp này, bạn sử dụng 20g kim ngân hoa, liên kiều và huyền sâm mỗi vị 10g. Đồng thời, hoàng đằng, mạch môn mỗi vị 8g, quyết minh tử sao, thổ phục linh 6g mỗi vị. Sau đó, sắc cùng 800ml nước tới khi còn 200ml thì tắt bếp và uống mỗi ngày 3 lần. Mỗi ngày sắc 1 thang.
2. Trị mụn nhọt
Chuẩn bị 16g kim ngân, 12g đương quy, trần bì, phòng phong, bạch chỉ, thiên hoa phấn 8g mỗi vị. Kết hợp với một dược, nhũ hương, giác thích 4g mỗi vị, xuyên sơn 1 miếng rồi đem sắc. Ngày sắc 1 thang và chia thành 2 lần uống, cách bữa ăn khoảng 30 phút.
3. Điều trị ỉa chảy
Dùng 2 – 5g hoa kim ngân hoặc 10 – 12 cành lá rồi sắc lấy nước uống. Sử dụng hàng ngày và giảm dần lượng tới khi thấy tình trạng bệnh thuyên giảm. Khi đã khỏi thì dừng hẳn lại.
4. Điều trị thông tiểu
Chuẩn bị 6g kim ngân hoa, 3g cam thảo sau đó rửa sạch và cho vào sắc với 200ml nước. Khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp và chia ra ngày uống 2 – 3 lần.
5. Điều trị cảm sốt
Với tình trạng cảm sốt cần chuẩn bị kim ngân hoa và liên kiều mỗi loại 40g, kinh giới tuệ, trúc diệp 16g mỗi vị. Đồng thời, kết hợp với ngưu bàng tử, bạc hà, cát cánh 24g mỗi vị. Tiếp đó, sấy khô tất cả các vị rồi tán thành bột mịn và viên thành viên chia ra ngày uống 1 – 2 lần.
6. Trị sốt xuất huyết
Dùng 20g kim ngân và rễ cỏ tranh mỗi vị, hoa hòe, cỏ nhọ nồi 16g mỗi vị. Kết hợp với 12g hoàng cầm và liên kiều mỗi vị, chi tử 8g. Sau đó đem sắc với nhau và chia ra uống mỗi ngày 1 thang.
7. Trị đinh râu
Sử dụng kim ngân hoa, tử hoa địa đinh, bồ công anh 40g mỗi vị. Kết hợp với liên kiều và cúc hoa mỗi vị 20g.
8. Trị bệnh vảy nến
Chuẩn bị kim ngân, kiên kiều 16g mỗi vị; bồ công anh, kinh giới, thổ phục linh 12g mỗi vị. Kết hợp cùng ngưu bàng tử, quả ké, hạ khô thảo 8g mỗi vị. Đồng thời, bạc hà, chi tử 6g mỗi vị. Sau đó, đem sắc với nhau và mỗi mỗi ngày 1 thang 1 lần. Uống cách bữa ăn 30 phút.
9. Trị cảm cúm
Dùng 4g kim ngân, kinh giới, cam thảo đất tía tô và sài hồ nam mỗi loại 3g. Kết hợp cùng 2g mãn kinh và 3 lát gừng rồi đem sắc uống sẽ giúp chữa cảm cúm hiệu quả.
10. Trị bệnh sởi
30g hoa kim ngân tươi, 30g cỏ ban tươi rồi đem giã nhỏ, thêm nước và chắt lấy nước uống sẽ giúp bệnh sởi thuyên giảm dần.
11. Trị đau họng, quai bị
Chuẩn bị 18g đậu xị, 18g kim ngân, ngưu bàng tử, liên kiều và trúc diệp 12g mỗi loại. Kết hợp với cát cánh, tinh giới tuệ 8g mỗi vị; 4g cam thảo và bạc hà mỗi vị. Sau đó, sắc lấy nước uống.
12. Trị viêm tuyến vú
Dùng 20g kim ngân hoa, bồ công anh, thông thảo mỗi loại. Kết hợp cùng 16g cam thảo đất và 50g sài đất rồi ngày một thang sắc uống.
13. Trị viêm phổi
Chuẩn bị huyền sâm, kim ngân và sinh địa 20g mỗi vị. Cùng với mạch môn, sa sâm và địa cốt 16g mỗi vị; 12g hoàng liên, 6g xương bồ. Dùng tất cả các vị này đem sắc uống ngày 1 thang.
14. Trị viêm gan virus
Sử dụng bài thuốc ngũ linh thang gia giảm sẽ giúp trị viêm gan virus hiệu quả. Chuẩn bị 20g nhân trần, 26g kim ngân; hoàng cầm, hoạt thạch, mộc thông và đại phúc bì mỗi vị 12g. Đồng thời, kết hợp với đậu khấu, trư kinh và phục linh 8g mỗi vị, cam thảo 4g. Sau đó, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
15. Trị viêm gan mạn tính
Sử dụng 20g nhân trần, 16g kim ngân kết hợp cùng hoàng cầm, đại phúc bì, hoạt thạch và mộc thông 12g mỗi vị. Cùng với đó là trư linh, phục linh và đậu khấu 8g mỗi vị, 4g cam thảo. Sau đó, sắc lấy nước uống 1 thang mỗi ngày.
16. Trị viêm khớp dạng thấp
Dùng bài thuốc bạch hổ quế chi thang gia cảm với 40g thạch cao, 20g kim ngân; kết hợp với ngạch mễ, phòng hỷ, hoàng bá và tang chi 12g mỗi vị. Cùng với đó là thương thuật 8g, 6g quế chi rồi đem sắc lấy nước uống 1 thang mỗi ngày.
17. Điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt
Chuẩn bị 3g cam thảo, 6g kim ngân rồi đem rửa sạch sau đó cho vào sắc với 200ml nước. Khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp vào lọc lấy nước uống, chia làm 2 – 3 lần trong ngày.
Có thể thấy, kim ngân hoa có thể sử dụng vào nhiều bài thuốc khác nhau giúp chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc liều lượng phù hợp nhất.
Lưu ý khi dùng kim ngân hoa điều trị bệnh
Trong lá kim ngân hoa có chứa saponin – đây là một loại chất độc kém được cơ thể hấp thu nên hầu như không gây hại. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần thận trọng và tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Đặc biệt với những trường hợp đang mang thai, chuẩn bị mang thai hoặc đang cho con bú.
Đồng thời, liều dùng của các vị thuốc trong cách chữa bệnh có thể điều chỉnh cho phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh. Vì vậy, tốt nhất nên kê đơn theo bác sĩ tại các phòng khám, cơ sở y tế có chuyên môn về y học cổ truyền. Không những thế, trường hợp cơ địa dị ứng hoặc nhạy cảm thì nên thận trọng khi dùng kim ngân hoa.
Ngoài ra, cây kim ngân cũng không nên sử dụng cho những đối tượng sau:
- Trường hợp bị dị ứng với một trong những thành phần của kim ngân.
- Trường hợp có thể bị hư hàn.
- Người bị lở loét hoặc mụn nhọt đã vỡ.
Mua kim ngân hoa ở đâu uy tín?
Thực tế, bạn có thể tìm mua kim ngân ở nhiều nơi tại các tiệm thuốc bắc trên toàn quốc. Nhưng để mua đúng sản phẩm chất lượng thì các bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng.
Bên cạnh đó, hiện nay cũng có nhiều sản phẩm của thảo dược này được bán tại các trang online như: Tiki, Lazada, Shopee… Hoặc có thể mua ở một số trang thảo dược, đông y uy tín. Tuy nhiên, trước khi mua cần tìm hiểu kỹ để mua được sản phẩm chất lượng nhất.
Với những thông tin được cung cấp trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về kim ngân hoa. Đồng thời qua đó biết được những tác dụng và cách dùng vị thuốc này hiệu quả nhất với từng bệnh cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!