Kinh nghiệm cách nuôi chim vành khuyên nhanh líu tốt
Cách Chăm Chim Vành Khuyên Của Riêng Mình – Nhìn Chim Để Chăm Chứ Không Có Bài Bản – Bird Care | KTB Cách Chăm Chim Vành Khuyên Của Riêng Mình – Nhìn Chim Để Chăm Chứ Không Có Bài Bản – Bird Care | KTB Bạn đang xem bài viết Kinh nghiệm cách nuôi…
Bạn đang xem bài viết Kinh nghiệm cách nuôi chim vành khuyên nhanh líu tốt tại website Pgddtcanglong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Chim khuyên sống khắp nơi trên cả nước, từ Nam tới Bắc. Ngoài tiếng líu thì ngoại hình của chúng chính là đặc điểm khiến cho nhiều người chơi chim phải trầm trồ. Nếu bạn muốn biết cách nuôi chim vành khuyên tại nhà cụ thể ra sao, hãy dành ra ít phút để theo dõi bài viết sau đây cùng Pgddtcanglong.edu.vn nhé!
Đặc điểm nhận dạng chim vành khuyên
1. Đặc điểm chung của chim vành khuyên
– Chim vành khuyên có tên tiếng Anh là Zosteropidae. Trong miền Nam, người ta gọi chim vành khuyên là chim khoen bởi vì quanh đôi mắt của chúng có một vòng trắng bao bọc.
– Chim vành khuyên là loại chim dễ tìm dễ gặp tại cả 2 miền Nam Bắc nước ta. Nhưng nếu để ý không kĩ, nhiều người sẽ nhầm lẫn loại chim này với chim sâu. Tuy nhiên trên thực tế, nếu quan sát kĩ bạn sẽ thấy chim vành khuyên to hơn chim sâu và cả đòn cùng chân cùng chúng cũng dài hơn chim sâu luôn đấy!
– Tại 2 miền Nam Bắc, chim vành khuyên sẽ được chia thành những loại như sau:
+ Chim vành khuyên tại miền Bắc:
- Chim khuyên xanh: Lông ở ngực và bụng của loại chim này có màu vàng lục.
- Chim khuyên xanh Trung Quốc: Loại chim này ít được nuôi tại Việt Nam, có nguồn gốc từ Trung Quốc mang sang đây nên khả năng líu và sức khỏe của chúng không bằng những loại chim khuyên khác đang có tại nước ta
+ Chim vành khuyên tại miền Nam:
- Chim khuyên xanh: Chúng có đặc điểm giống như chim khuyên xanh tại miền Bắc.
- Chim khuyên vàng: Lông tại các bộ phận dưới ngực, mỏ, bụng của chim đều có màu vàng óng.
2. Cách phân biệt chim vành khuyên trống và mái
Chim trống khi chưa đủ lửa và chim mái thường có một vài đặc điểm khá giống nhau nên không ít người mới nuôi đã nhầm lẫn chúng. Dưới đây là cách phân biệt 2 loại chim khuyên trống – mái này:
– Phân biệt dựa vào ngoại hình:
- Chim khuyên trống có thân hình thon thả, đòn dài, hàm dưới hơi bạnh ra.
- Chim khuyên mái có thân hình tròn trịa. Chân của chúng cũng ngắn hơn so với chim mái.
– Phân biệt dựa vào tiếng chim:
- Chim khuyên trống tiếng hót cao, thích hót nhưng tiếng lại gắt.
- Chim khuyên mái có tiếng hót trầm và ít hót.
Hướng dẫn cách nuôi chim vành khuyên nhanh líu khoa học
1. Chọn giống chim chất lượng
– Chim vành khuyên được chọn làm giống phải nhanh nhẹn.
– Mỏ chúng tuy còn nhỏ nhưng tiếng kêu phải rõ ràng và to.
– Nếu thấy tu cuồn cuộn thì đấy là chim trống, còn nếu không hót thì đó là chim mái.
– Sau khi mang chim về, bạn tiến hành thuần chim theo cách thức cụ thể trong phần tiếp theo dưới đây.
2. Cách thuần chim vành khuyên bổi
– Chim khuyên bổi mới mang về rất ít hót vì chúng lúc này rất nhát.
– Trước hết bạn phải lấy vải trùm kín lồng của chúng lại, đem lồng treo ở một nơi cao ráo và yên tĩnh.
– Trong lồng chuẩn bị bột đậu xanh làm thức ăn chính cùng nước uống cho chúng.
– Nếu chim không ăn đậu được, bạn hãy nhét đậu vào một trái chuối để dụ chúng ăn. Vì khi ăn chuối thì vô tình chim sẽ ăn luôn cả đậu. Bên cạnh đó, nếu có châu chấu hay cào cào con cho chim ăn thì càng tốt.
– Khi nào nhìn thấy chim mạnh hơn, ăn được bột đậu nhiều hơn thì bạn giảm lượng chuối lại và hé miếng vải che ra một chút để chim làm quen với thế giới bên ngoài. Đây là cách nuôi giúp chim mạnh dạn hơn.
– Bạn cứ tiếp tục cho chim ăn như thế một cách kiên trì, khoảng vài tháng sau khi chim hết nhát thì bạn đem lồng của chúng treo gần những chú chim hót hay. Cách này sẽ giúp chú chim vành khuyên nhà bạn nhanh líu căng lửa luôn đấy!
3. Chăm sóc lúc vành khuyên thay lông
Đây là thời gian bạn cần chú ý giúp chim đảm bảo sức khỏe bằng cách giúp chim được yên tĩnh, có đầy đủ thức ăn dinh dưỡng đồng thời treo áo lồng để tránh gió lùa. Ngoài ra bạn cũng có thể tắm vệ sinh cho chim.
Trong giai đoạn chim vành khuyên đang trong giai đoạn thay lông bạn nên nhớ hãy bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng giúp chim vượt qua giai đoạn thay lông nhanh chóng hơn. Các loại thức ăn gồm có:
– Cám (trứng và nhộng).
– Bổ sung thêm một số loại hoa quả có màu nổi bật giúp màu chim thêm phần nổi bật hơn.
– Cho chim tắm nắng nhiều hơn, tăng gấp đôi so với số lần thông thường.
4. Chế độ ăn uống cho chim
– Chế độ ăn uống dành cho chim vành khuyên khá lành mạnh, chủ yếu là đậu xanh, các loại trái cây, rau củ quen thuộc như: cam, chuối, dưa leo, cà chua,… hoặc cào cào con.
– Bạn chỉ cần dầm nhuyễn các loại thức ăn trên rồi trộn cùng cám cho chim ăn là được.
5. Vệ sinh chim và lồng chim đúng cách
– Vào mùa hè nóng bức, bạn hãy thay nước cho chim khoảng 2 lần/ ngày để chúng tha hồ tắm mát.
- Lồng chim đem treo tại những nơi thoáng mát.
- Nếu bạn thấy chim chuyển động chậm chạp, đưa nước tới gần cũng không dám uống, hãy nhanh chóng thay vào một cóng nước mới vì cóng nước cũ có thể đã quá nóng đối với chim.
- Bạn nên tắm cho chim mỗi ngày, mỗi lần tắm xong nhớ vệ sinh luôn cả chuồng chim hay lồng chim. Vì chim có thói quen cọ quẹt lên chuồng/ lồng sau mỗi lần ăn hoặc tắm xong. Nếu chuồng/ lồng chim không sạch sẽ mang đến nhiều vi khuẩn cho chúng.
– Vào mùa đông, thời gian tắm cho chim vành khuyên nên giảm xuống, khoảng 2 ngày/ lần . Đặc biệt nhớ trùm kín áo lồng để gió lùa và khí lạnh không len lỏi vào trong được nhé
6. Giúp chim khuyên líu căng lửa hót hay
– Trong giai đoạn chim vành khuyên căng lửa nên chú trọng thêm về dinh dưỡng duy trì thực đơn dinh dưỡng cho chúng và tăng thêm hoa quả, cho chim ăn mồi tươi như cào cào, châu chấu. Chế độ đi dượt không nên quá nhiều tầm từ 2 lần 1 tuần là đủ rồi bạn nhé.
– Sau một thời gian thấy chim dạn dĩ và bắt đầu líu, bạn có thể đặt lồng chim gần với các lồng chim khác để kích thích vành khuyên hót tốt hơn.
7. Phòng ngừa và trị bệnh cho chim vành khuyên
– Phòng và trị bệnh cho chim cũng là một trong những kỹ thuật nuôi chim mà các bạn không được xem nhẹ. Thông thường chim vành khuyên sẽ gặp những căn bệnh như sau:
- Bệnh tụ huyết trùng: chim khi mắc sẽ chậm chạp, khó thở, chân co rút, đi phân lỏng nhớt. Khi chim bị các triệu chứng trên bạn hãy dùng 1-2 mg streptomycine hay kanamycine.
- Bệnh kí sinh trùng: bệnh kí sinh trùng hay gặp chứ không riêng bất kì loại vật nuôi nào. Kí sinh trùng bám vào lông chim nên khiến lông chim bị xơ xác, lông rụng dần. Vừa dùng nước pha với vài giọt dầu hoả tắm cho chim, nhớ phải vệ sinh lồng thật tỉ mỉ cẩn thận để loại bị đi vi trùng ra khỏi môi trường sống.
– Để phòng bệnh cho chim vành khuyên hiệu quả nhất, các bạn nhớ tắm rửa cho chúng thường xuyên, tùy theo thời tiết mà số lần tắm sẽ có sự gia giảm sao cho phù hợp.
– Vệ sinh chuồng nuôi hoặc lồng nuôi thường xuyên để loại bỏ hết những ổ kí sinh trùng quanh môi trường sống của chim.
>>> Xem thêm: Cách nuôi chim cu gáy bổi nhanh lớn, dạn người
Chim vành khuyên không phải là một loài chim lạ hay quá khó nuôi. Chỉ cần bạn để ý những cách nuôi chim vành khuyên mà chúng tôi đã giới thiệu như trên, chắc chắn bạn sẽ luôn hài lòng với chú chim nhỏ của mình. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh nghiệm cách nuôi chim vành khuyên nhanh líu tốt của Pgddtcanglong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.