Kinh nghiệm trồng đu đủ cho quả quanh năm – Kỹ thuật trồng cây đu đủ
Trồng đu đủ bonsai đón Tết no ấm cả năm I VTC16 Trồng đu đủ bonsai đón Tết no ấm cả năm I VTC16 Đu đủ không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp mọi người luôn khỏe mạnh. Đu đủ là loại cây ăn trái…
Đu đủ không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp mọi người luôn khỏe mạnh. Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên,… Cây đu đủ cho năng suất rất cao, cách trồng đu đủ rất đơn giản, lại cho thu hoạch lâu, góp phần làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng. Sau đây là kỹ thuật trồng đu đủ giúp tăng năng suất mời bà con cùng theo dõi.
Thời vụ trồng đu đủ
Thật chất đu đủ có thể ra quả quanh năm, nhưng tùy từng vùng miền mà chúng ta sẽ có thời điểm trồng khác nhau. Việc chọn đúng thời gian trồng sẽ giúp bà con sớm thu hoạch được những quả chất lượng nhất:
– Miền Bắc: vụ Xuân trồng vào tháng 2 – 4 hoặc vụ Thu cuối mùa mưa (Tháng 9 – 10).
– Miền Trung: vụ Xuân trồng vào Tháng 12 – 1, vụ Hè Thu trồng tháng 5 – 6.
– Miền Nam: trồng vào đầu mùa mưa (Tháng 4 – 5). Những vùng chủ động tưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa (Tháng 10 – 11 ).
Hướng dẫn cách trồng cây đu đủ
1. Chuẩn bị hạt giống
Đu đủ có thể trồng bằng phương pháp vô tính và hữu tính. Tuy nhiên cách trồng đu đủ bằng hạt là chủ yếu.
Ta cần phải chọn quả to phẩm chất tốt, không bị sâu bệnh và lấy hạt khi quả chín đều. Chỉ chọn lấy hạt màu đen ở đoạn giữa gần cuối của trái. Sau đó thả hạt vào nước, chỉ chọn hạt chìm và loại bỏ hạt nổi. Rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô rồi gieo.
Đối với cách trồng đu đủ thì chuẩn bị hạt giống có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất quả sau này.
2. Cách ươm cây đu đủ con
Đu đủ có thể trồng bằng phương pháp vô tính và hữu tính. Tuy nhiên cách trồng đu đủ bằng hạt là chủ yếu.
Ta cần phải chọn quả to phẩm chất tốt, không bị sâu bệnh và lấy hạt khi quả chín đều. Chỉ chọn lấy hạt màu đen ở đoạn giữa gần cuối của trái. Sau đó thả hạt vào nước, chỉ chọn hạt chìm và loại bỏ hạt nổi. Rửa sạch màn nhớt bọc ngoài hạt, đem hong khô rồi gieo.
Đối với cách trồng đu đủ thì chuẩn bị hạt giống có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất quả sau này.
Gieo 2 – 3 hạt trong bầu nhỏ để trừ hao khi hạt ít nảy mầm, sâu bệnh phá hại hay để tỉa bớt cây đực. Sau khoảng 2 tuần, đu đủ sẽ bắt đầu nảy mầm.
Khi đu đủ trong bầu có từ 4 – 5 cặp lá, cao 10 – 15cm thì đem trồng vào chậu. Lưu ý: Trong cách trồng đu đủ sau khi trồng xong, ta phải dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên, sao cho thân gốc đu đủ phải đảm bảo độ nghiêng là 45 độ so với mặt luống.
3. Chuẩn bị đất trồng
Làm đất: Cây đu đủ không chịu phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất không nhiễm phèn, tơi xốp, thoát nước tốt. Đất phải cày thật sâu phải đập nhỏ vừa lên luống cao 40 – 50cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống từ 2 – 2,5m, mặt luống rộng 1,6 – 2m (ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên). Đất ở ruộng trồng luôn canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1-2 tháng.
Bón lót: bón 1 tấn phân hữu cơ, 0,3kg Bosat/sào. Đào hố trồng 60x60x30 (cm), ở giữa luống cách nhau 2m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây, lưu ý trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ. Phân hữu cơ phải ủ hoai, vôi bột bón lót phải bón đều phải trộn đều với đất đào hố trước khi trồng đu đủ vào hố.
Cách chăm sóc cây đu đủ
1. Tưới nước, làm sạch cỏ
Mặc dù đu đủ cần nhiều nước nhưng chúng lại rất sợ úng. Vì thế bà con cần cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa khô hạn và hạn chế nước vào mùa úng ngập để đảm bảo không ảnh hưởng tới bộ rễ cây.
Cỏ dại cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây. Vì thế bà con cần thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc, ủ gốc bằng rơm rạ khô vào mùa nắng nhé!
2. Bón phân cho đu đủ
Cách chăm sóc đu đủ khi cây được 1 tháng tuổi: bà con tiến hành bón thúc. Định kỳ bón là 7 ngày một lần. Liều lượng bón là 50gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE/gốc.
Đối với cây được 1 đến 3 tháng tuổi thì 15-20 ngày/bón 1 lần, lượng bón là 70-100gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE/gốc.
Đối với cây 3-7 tháng tuổi thì mỗi tháng chỉ cần bón thúc 1 lần thôi. Lượng bón lý tưởng nhất là 100-150gr NPK Đầu trâu 12-12-17-9+TE.
Lưu ý: khi bón bà con phải vét đất ở rãnh để vun lên gốc.
Cách bón: Bà con hoàn tan phân cùng nước lã rồi tưới nhẹ nhàng cách xa gốc chừng 20 – 30cm là được. Nếu muốn đu đủ trưởng thành nhanh thì có thể phun thêm phân bón lá 3 – 4 tuần 1 lân.
Trồng đu đủ bao lâu có trái chắc chắn là câu hỏi mà đa số bà con quan quâm. Sau 2,5 tháng trồng thì cây bắt đầu ra hoa, đậu quả, lúc này nếu cây sai quả thì bà con cần tiến hành chống cọc để cây không bị nghiêng hay đổ. Đồng thời cắt bỏ lá già gần gốc , chú ý rãnh thoát nước cho cây và nhổ bớt cỏ dại. Bà con cũng cần hạn chế xới đất để tránh làm tổn thương đến rễ cây. Ngoài ra, có thể ủ gốc bằng rơm ra. Không những giữ được độ ẩm cho gốc mà còn có tác dụng ngăn cỏ dại phát triển.
3. Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh nhện đỏ: Loại bệnh này thường gây hại cho cây vào mùa nắng. Chúng xuất hiện ở dưới mặt lá và làm lá bị hại có đốm vàng loang lổ, sau đó bị cháy và rụng đi.
Cách phòng trị bệnh chính là phun một trong những loại thuốc sau đây! Thuốc Danitol, Bi 58 nồng độ 0,1%. Bà con có hể luân phiên thay thuốc phun cho cây hay trộn 2 loại thuốc rồi phun cho cây cũng được.
Thu hoạch đu đủ
Sau 7 tháng trồng là đã có thể thu hoạch quả để làm các món rau xanh rồi. Đến 9 tháng tuổi thì đã có thể thu hoạch trái chín tươi. Nếu muốn ăn trái chín thì nên thu hoạch khi quả bắt đầu xuất hiện những sọc vàng.
Những quả này đã chín sinh lý và để 1 tới 2 ngày sau khi hái quả sẽ chín hẳn. Nếu thu hoạch sớm hơn thì khi ăn quả sẽ nhạt và làm giảm giá trị thương mại đi. Nếu cách trồng và chăm sóc cây đu đủ đúng cách thì vườn đu đủ sẽ cho thu hoạch từ 70 đến 120 kg/ cây/ năm.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng đu đủ mà nhà nông nào cũng có thể trồng được để đạt năng suất cao. Vì thế bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng để trồng tại nhà để cho ra những trái đu đủ thơm ngon nhất.
Chúc các bà con thành công với phương pháp này.