KTCT Bản chất của địa tô TBCN

KTCT Bản chất của địa tô TBCN Course Preview text Kinh tế chính trị Nhóm 8 Chủ đề 8: Phân tích bản chất và các hình thức địa tô TBCN. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam Địa tô: Các Mác kí hiệu là R Nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư,…

KTCT Bản chất của địa tô TBCN

Course

Preview text

Kinh tế chính trị

Nhóm 8

Chủ đề 8: Phân tích bản chất và các hình thức địa tô TBCN. Liên hệ với thực

tiễn Việt Nam

  1. Địa tô: Các Mác kí hiệu là R
  • Nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư, cũng được kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa

  • Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp hình thành theo 2 con đường:

  • Cải cách dần dần kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa

  • Thông qua cách mạng tư sản xóa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa

  1. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa:

Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào trong nông nghiệp thì nông nghiệp tư bản chủ nghĩa hình thành nên ba giai cấp: Địa chủ sở hữu ruộng đất, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp là người trực tiếp lao động. Địa tô tư bản chủ nghĩa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa ba giai cấp này.

*Sự xuất hiện của địa tô:

Là phạm trù xuất hiện trước chủ nghĩa tư bản, cơ sở của nó là quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa người với người đối với việc chiếm hữu và khai thác ruộng đất để tạo ra của cải vật chất.

*Khái niệm:

Là số tiền mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải trả cho địa chủ để được chiếm hữu ruộng đất trong một thời gian nhất định.

Giải thích rõ hơn:

  • Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

  • Cũng như các nhà tư bản kinh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp cũng thu được lợi nhuận bình quân. Khác với chủ thể kinh doanh khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả một lượng tiền cho địa chủ vì đã thuê đất của họ

  • Để có tiền trả cho địa chủ, ngoài số lợi nhuận bình quân thu được tương tự như kinh doanh trên các lĩnh vực khác, nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp còn thu thêm một phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, tức là lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận siêu ngạch này phải trả cho địa chủ dưới dạng địa tô.

*Nguồn gốc:

Đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở hữu về ruộng đất. Cả hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động nông nghiệp.

b) Điểm khác nhau:

  • Về mặt lượng:

Địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết

Địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư, đó là phần sản phẩm tương ứng với phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.

  • Về mặt chất:
  • Địa tô phong kiến chỉ phản ánh quan hệ sản xuất giữa hai giai cấp:
  • Địa chủ

  • Nông dân

Trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân

  • Địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ sản xuất giữa ba giai cấp:
  • Địa chủ

  • Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp

  • Công nhân nông nghiệp làm thuê

Trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê thông qua nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.

Nhưng cuối cùng Mac cũng kết luận rằng: “Dù hình thái đặc thù của địa tô như thế nào thì tất cả những loại hình của nó đều có một điểm chung là sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế dưới đó có quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện”

Qua kết luận của Mac cũng ngầm khẳng định địa tô chính là phương tiện, là công cụ để bọn địa chủ bóc lột nông dân, ai có ruộng, ai có đất thì được quyền thu địa tô tức là có quyền bóc lột sức lao động của người làm thuê.

Nếu chỉ nhìn vào hình thái bên ngoài, ta không thể thấy được sự bóc lột của địa chủ đối với nông dân, thực chất là giúp chúng gián tiếp bóc lột thông qua những nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Vấn đề được đặt ra khi địa tô tư bản chủ nghĩa xuất hiện, tại sao nhà tư bản kinh doanh lại có thể thu được phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân để trả cho ruộng đất. Việc nghiên cứu hình thái địa tô, cụ thể là địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch sẽ làm sáng tỏ vấn đề.

  1. Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

Địa tô chênh lệch:

Là phần lợi nhuận vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn; nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Sản xuất trên 1 ruộng đất màu mỡ hơn thì chi phí cho 1 đơn vị nông sản thấp hơn, giá bán trên thị trường giống nhau thì lợi nhuận nhiều hơn

Thực chất cũng là lợi nhuận siêu ngạch

Nguồn gốc: là 1 phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra

  • Nguyên nhân hình thành địa tô chênh lệch:

bình cũng thu được lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân. Thực chất thì địa tô chênh lệch cũng chính là lợi nhuận siêu ngạch, hay giá trị thặng dư siêu ngạch.

Vậy địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất trung bình và tốt. Nó sinh ra là do có độc quyền kinh doanh ruộng đất nhưng bên cạnh đó lại có độc quyền chiếm hữu ruộng đất, nên cuối cùng nó vẫn lọt vào tay chủ ruộng đất.

Cũng cần chú ý rằng không phải địa tô chênh lệch là sản phẩm do độ màu mỡ ruộng đất sinh ra. Địa tô chênh lệch cũng như toàn bộ giá trị thặng dư trong nông nghiệp là do lao động thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Màu mỡ ruộng đất chỉ là điều kiện tự nhiên hay cơ sở tự nhiên làm cho lao động của nông dân có năng suất cao hơn, và là điều kiện không thể thiếu được để cho lợi nhuận siêu ngạch hình thành, cũng như địa tô nói chung, không phải là do ruộng đất mà ra, nó là do lao động đã bỏ vào ruộng đất và do giá cả của sản phẩm lao động của nông phẩm, chứ không phải do bản thân ruộng đất.

Mac nói: “Lực lượng tự nhiên ấy không phải là nguồn gốc sinh ra lợi nhuận siêu ngạch, mà chỉ là cơ sở tự nhiên khiến có thể đặc biệt nâng cao năng suất lao động lên”.

Sở dĩ Mac nói như vậy là vì nếu không có bàn tay con người, không có sức lao động thì với điều kiện tự nhiên tốt cũng không thể tạo ra được nhiều lợi nhuận nhưng với sức lao động có hạn của con người, nếu điều kiện tự nhiên tốt sẽ thúc đẩy sản xuất nâng cao lợi nhuận siêu ngạch.

Chính lao động với năng suất cao đã làm cho nông phẩm thu được trên một diện tích canh tác tăng lên, và giá cả sản xuất chung của một đơn vị nông phẩm hạ xuống so với giá cả sản xuất chung của nông phẩm, do đó mà có lợi nhuận siêu ngạch. Sự hình thành của lợi nhuận siêu ngạch mà từ đó của địa tô chênh lệch.

  • Địa tô chênh lệch có 2 loại:
  • Địa tô chênh lệch 1: địa tô thu được trên cơ sở đất đai có điều kiện tự nhiên thuận lợi

Độ phì nhiêu tự nhiên của đất: Độ màu mỡ cao

Vị trí thuận lợi khác nhau về địa lý của ruộng đất: gần nơi tiêu thụ; gần đường giao thông

Địa tô chênh lệch 1 thuộc về chủ ruộng đất

  • Địa tô chênh lệch 2: địa tô do đầu tư thâm canh tăng năng suất mà có

Muốn vậy phải: đầu tư thêm TLSX và lao động; cải tiến kĩ thuật -> tăng năng suất lao động, tăng năng suất ruộng đất

Thâm canh là việc đầu tư thêm tư bản vào một đơn vị diện tích ruộng đất để nâng cao chất lượng canh tác của đất, nhằm tăng độ màu mỡ trên thửa ruộng đất đó, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích.

Khi thời hạn hợp đồng còn thì nhà tư bản kinh doanh bỏ túi số lợi nhuận siêu ngạch này, nhưng khi hết hợp đồng thì chủ ruộng đất sẽ tìm cách nâng cao mức địa tô để chiếm lấy số lợi nhuận siêu ngạch đó, tức là biến lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô chênh lệch.

Do đó chủ ruộng đất chỉ muốn cho thuê trong một thời gian ngắn còn nhà tư bản thì không muốn đầu tư nhiều vốn để cải tạo vì làm như vậy phải mất một thời gian dài mới thu hồi được vốn. Vì vậy, trong thời gian thuê ruộng đất, nhà tư bản kinh doanh ruộng đất tìm mọi cách khai thác, tận dụng hết độ màu mỡ của đất đai để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

-> Như vậy trong điều kiện canh tác theo lối tư bản chủ nghĩa thì độ màu mỡ của đất đai ngày càng giảm.

Địa tô tuyệt đối:

quyền cao, thật ra địa tô độc quyền cũng là 1 dạng địa tô chênh lệch 1, là kết quả của việc chiếm hữu những loại ruộng đất có Đk đặc biệt thuận lợi

Địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi vì thế có khả năng thu lợi nhuận cao

Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy, mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ

C. Mác: “Bất kỳ ở đâu có những sức tự nhiên cho nhà công nghiệp lợi dụng những sức tự nhiên ấy, chẳng kể đó là thác nước, là hầm mỏ giàu khoáng sản, là những nơi nhiều cá hay là đất để xây dựng có vị trí tốt, thì số lợi nhuận siêu ngạch đó của nhà tư bản hoạt động cũng đều bị kẻ có cái giấy chứng nhận về quyền sở hữu những của cải tự nhiên ấy chiếm đoạt với hình thái địa tô”

Giá cả ruộng đất Gilá cả ruộng đất được xác định dựa trên địa tô Giá cả ruộng đất dựa vào lãi suất ngân hàng Giá cả đất đai =

  1. Vận dụng lí luận về địa tô tư bản chủ nghĩa vào thực tiễn

VẬN DỤNG 1

(ĐẤT ĐAI)

Đất đai là một tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan

trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,… Ngày

nay, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý (theo

Điều 4 Luật Đất Đai 2013). Nhà nước giao đất đai cho các tổ chức kinh tế hay đơn

vị vũ trang để sử dụng, đồng thời thu một khoản thuế từ họ để bổ sung nguồn ngân

sách quốc gia nhằm sử dụng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ. Thuế này

mặc dù về mặt hình thức thì có phần tương đồng với địa tô vì chúng đều là “cóng

phẩm” phải nộp cho giai cấp thống trị nhưng về bản chất thì khác xa với địa tô tư

bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến; cụ thể, nó không mang lại lợi ích cho riêng

giai cấp thống trị (địa chủ, phong kiến, …) mà đem lại lợi ích cho toàn dân (cụ thể,

thuế đất nói riêng, các loại thuế nói chung sẽ được nhà nước sử dụng để nâng cao

cơ sở hạ tầng quốc gia, phát triển đường xá, dịch vụ công cộng,… chứ không giữ

cho riêng mình). Như vậy, thuế đất có thể bị ngầm hiểu là địa tô nhưng về bản chất

thì có bài điểm khác so với địa tô phong kiến, tư bản chủ nghĩa về mặt lợi ích mà

nó mang lại.

(CHO THUÊ ĐẤT)

Hiện nay, một số các nhà kinh doanh có vốn muốn lập ra một công ty thì họ phải thuê đất của nhà nước, họ phải trả cho nhà nước số tiền tương đương với diện tích cũng như vị trí của nơi được thuê.

(Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.)

  • Nhà nước đã quy định rất rõ việc thuê đất để kinh doanh, trên cơ sở ấy, ta thấy rõ sự khác biệt và sự vận dụng lý luận địa tô của Mác trong thời đại ngày nay. Đó chính là việc nhà nước sử dụng những văn bản pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người thuê đất để người dân khi nộp tiền thuê đất đều tự nguyện đóng góp. Trong việc thuê đất để kinh doanh thì người đã thuê đất của nhà nước sẽ phát triển kinh doanh trên mảnh đất đó rồi lấy lợi nhuận mà mình làm ra để trả cho nhà nước và số tiền đó sẽ vào ngân sách nhà nước.

Hiện nay không chỉ có việc thuê đất trong nông nghiệp trong việc kinh doanh mà nhà nước còn cho nước ngoài thuê đất để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam và tăng nguồn thu cho ngân sách. (Theo SCMP, Foxconn, đối tác hàng đầu của Apple, đã ký hợp đồng thuê khu đất có diện tích 45 ha của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn – Bắc Giang với giá 62,5 triệu USD nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và mở rộng năng lực sản xuấtợp đồng thuê có thời hạn đến tháng 2/2057.)

(Khu đất mới của Foxconn nằm trong khu công nghiệp Quang Châu.) Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về luật đất đai, thuế nông nghiệp cũng như trong một số lĩnh vực kinh doanh, ta có thể khẳng định hiện nay địa tô vẫn còn tồn tại nhưng về bản chất thì hoàn toàn khác so với địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên trong việc sử dụng lý luận địa tô của Các trong việc quản lý đất đai vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Chẳng hạn như nhà nước thu đất của nông dân với giá rất rẻ sau đó quy hoạch xây dựng nhà ở và cho thuê với giá rất cao. Đây là vấn đề cần được kiến nghị lên cấp có thẩm

KTCT Bản chất của địa tô TBCN

Bạn đang xem bài viết: KTCT Bản chất của địa tô TBCN. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts