Kỹ sư Hồ Đình Hải
Góc Khuất Phía Sau Cái Danh Việt Kiều – Làm Nông Nghiêp Hàn Quốc | Hợp Hí TV Góc Khuất Phía Sau Cái Danh Việt Kiều – Làm Nông Nghiêp Hàn Quốc | Hợp Hí TV Sản xuất Nông nghiệp và Cây lúa ở Hàn Quốc Kỹ sư Hồ Đình Hải Cập nhật ngày 1/9/2013…
Sản xuất Nông nghiệp và Cây lúa ở Hàn Quốc
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Cập nhật ngày 1/9/2013
Quốc kỳ Hàn Quốc
Bản đồ Hàn Quốc
1-Giới thiệu về Đất nước và con người Hàn Quốc
1-1-Nguồn gốc tên gọi
Hàn Quốc có tên gọi đầy đủa là Đại Hàn Dân Quốc (Tiếng Triều Tiên: 대한민국/ 大韓民國/ Daehan Minguk), còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Đại Hàn, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.
Tên gọi chung chỉ cả Đại Hàn và Triều Tiên trong các ngôn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ tên gọi của vương quốc Cao Ly, quốc gia từng tồn tại trên bán đảo Triều Tiên từ năm 918 đến năm 1392. Thời Cao Ly tên gọi Cao Ly qua các thương nhân Ả-rập đã được truyền bá đến phương Tây.
Từ dân quốc (chữ Hán: 民國) trong Đại Hàn dân quốc (大韓民國) được vay mượn từ Trung Quốc, khi dịch sang các ngôn ngữ phương Tây được dịch giống với cộng hoà quốc (共和國, nước cộng hoà), ví dụ như trong tiếng Anh dân quốc và cộng hoà quốc đều được dịch là “republic”, trong tiếng Pháp đều được dịch là “républiqu”, trong tiếng Nga đều được dịch là “республика” (chuyển tả Latin: respublika).
Hai tên gọi khác nhau Đại Hàn và Triều Tiên khi dịch sang các ngôn ngữ phương Tây được dịch giống nhau, ví dụ như trong tiếng Anh đều dịch là “Korea”, trong tiếng Pháp đều dịch là “Corée”, trong tiếng Nga đều dịch là “Корея” (chuyển tả Latin: Koreya).
Trước đây quốc hiệu của Đại Hàn dân quốc được dịch qua các ngôn ngữ phương Tây sang tiếng Việt là “Cộng hoà Triều Tiên”.
Đại sứ quán Cộng hoà Triều Tiên trong công hàm số KEV-398 ngày 23 tháng 3 năm 1994 gửi Bộ Ngoại giao Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đề nghị phía Việt Nam gọi Cộng hoà Triều Tiên là Đại Hàn dân quốc, gọi tắt là Hàn Quốc, không gọi là Cộng hoà Triều Tiên hoặc Nam Triều Tiên, Triều Tiên là tên gọi của miền bắc (tức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên).
Bộ Ngoại giao Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đó ra công văn số 733/ĐBA-NG ngày 21 tháng 4 năm 1994 gửi các cơ quan bộ, tổng cục, các cơ quan thông tin, tuyên truyền và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam yêu cầu từ nay gọi Nam Triều Tiên là Đại Hàn dân quốc, gọi tắt là Hàn Quốc, không dùng các tên gọi Cộng hoà Triều Tiên và Nam Triều Tiên nữa.
1-2-Vắn tắt lịch sử
1-2-1-Lịch sử Hàn Quốc trước năm 1945
Bài chi tiết: Lịch sử Triều Tiên
Những chứng cứ khảo cổ học cho thấy bán đảo Triều Tiên đã có người sinh sống từ Thời đại đồ đá cũ. Lịch sử Triều Tiên bắt đầu khi nước Cổ Triều Tiên thành lập 2333 TCN bởi Đàn Quân. Sau thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên, Triều Tiên trải qua triều đại Cao Ly (Goryeo) và triều đại Triều Tiên (Joseon) trong một đất nước thống nhất cho đến cuối Đế quốc Đại Hàn năm 1910, khi đó Triều Tiên bị Nhật Bản sáp nhập. Sau khi được giải phóng và bị chia cắt vào cuối Đệ nhị Thế chiến, quốc gia này trở thành hai nước là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.
Lịch sử Hàn Quốc trước năm 1945 được trình bày trong phần Lịch sử Triều Tiên.
Biên niên sử của thời kỳ này gồm các giai đoạn như sau:
Tiền sử: Trước năm 2333 TCN |
Thời kỳ Trất Văn: (Jeulmun) |
Thời kỳ Vô Văn: (Mumun) |
Cổ Triều Tiên: 2333 TCN -108 TCN |
Vệ Mãn Triều Tiên: 194 TCN – 108 TCN |
Tiền Tam Quốc: 300 – 57 TCN |
Tam Quốc: 57 TCN – 668 |
Cao Câu Ly: 37 TCN – 668 |
Bách Tế: 18 TCN – 660 |
Tân La: 57 TCN – 935 |
Già Da: 42 – 562 |
Nam-Bắc Quốc: 698 – 926 |
Tân La Thống Nhất: 668 – 935 |
Bột Hải: 698 – 926 |
Hậu Tam Quốc: 892 – 936 |
Triều đại Cao Ly: 918 -1392 |
Triều đại Triều Tiên: 1392 -1897 |
Đế quốc Đại Hàn: 1897 -1910 |
Triều Tiên thuộc Nhật: 1910 -1945 |
Chính phủ lâm thời: 1919 – 1948 |
Phân chia Triều Tiên: 1945 – nay |
CHDCND Triều Tiên/Đại Hàn Dân Quốc:1948-nay |
1-2-2- Thời kỳ dành độc lập và chia cắt đất nước
Thời Nhật Bản thống trị Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945 chấm dứt cùng với Thế chiến thứ hai. Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền.
Liên bang Xô Viết chiếm đóng miền Bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam. Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết không thể đồng thuận về việc áp dụng Đồng uỷ trị ở Triều Tiên.
Vào tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đề ra một giải pháp tiến hành tổng bầu cử tại Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của một Ủy ban Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Liên bang Xô viết đã khước từ việc tuân theo giải pháp này và từ chối những ảnh hưởng của Ủy ban Liên Hiệp Quốc đối với nửa phía nam của bán đảo.
Hội đồng Liên Hiệp Quốc sau đó đã đưa ra một giải pháp khác kêu gọi bầu cử tại các địa phương với sự giúp đỡ của Ủy ban Liên Hiệp Quốc. Những cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành vào ngày 10 tháng 5 năm 1948, tại những tỉnh nằm ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến này đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền nam và bắc Triều Tiên.
Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên.
Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh Triều Tiên, khi ngày 25 tháng 6 năm 1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, buộc tội miền nam đã vượt qua trước, và tấn công – Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn Đại Hàn Dân Quốc, còn đứng đằng sau Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cuộc chiến kéo dài tới ngày 27 tháng 7 năm 1953, khi lực lượng Liên Hiệp Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên cùng Chí nguyện quân Trung Quốc ký kết Thoả thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên. Vùng phi quân sự Triều Tiên phân chia hai nước, và bán đảo Triều Tiên bị chia cắt cho đến ngày nay.
Gần 3 triệu người thiệt mạng hoặc bị thương và hàng triệu người khác mất nhà cửa hoặc chia lìa những người thân trong gia đình trong cuộc chiến tranh này.
Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc phát triển với tốc độ phi thường, đến giữa thập niên 1980 đã trở thành một trong những nước công nghiệp hóa mới (NICs). Năm 2004 GDP của Hàn Quốc là 680 tỉ USD (Đô la Mỹ), đứng thứ 12 trên thế giới. Thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là “Kỳ tích sông Hàn”.
Tái thống nhất (Tongil) với Bắc Triều Tiên là một chủ đề chính trị đang được bàn luận ở Hàn Quốc hiện nay, nhưng vẫn chưa có hiệp định hoà bình nào được kí kết. Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc hiện vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ phía CHDCND Triều Tiên. Tổng thống Roh Moo-hyun đã nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được thực thi.
Năm 2000, hai chính phủ đã chính thức gặp gỡ với nhau. Cuộc gặp gỡ này được xem như thắng lợi của chính sách ánh dương trong việc bình thường hoá quan hệ hai miền Triều Tiên.
1-3-Địa lý Hàn Quốc
1-3-1-Vị trí địa lý
Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.
-Phía Bắc giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên).
-Phía Đông giáp với biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông).
-Phía Nam giáp với biển Nam Korea.
-Phía Tây giáp biển Hoàng Hải
1-3-2-Diện tích
Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100.140 km vuông.
Diện tích đất: 99.392 km2
Diện tích nước: 0,3%
Múi giờ: Giờ tiêu chuẩn Triều Tiên(UTC+9)
Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul (서울), một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là thành phố quan trọng toàn cầu.
1-3-3-Địa hình
Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi.
Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và Nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới.
1-3-4-Khí hậu
Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và chia ra 4 mùa rõ rệt.
Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng thời gian ngắn ngủi trong mùa hè. Mùa mưa được gọi là Jangma. Vào mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và có thể xuống rất thấp. Gió mùa mang không khí lạnh từ Siberi thổi tới.
1-3-5-Tài nguyên thiên nhiên
Nguồn tài nguyên khoáng sản của Triều Tiên tập trung chủ yếu ở Bắc Triều Tiên, còn ở Hàn Quốc nguồn tài nguyên không đáng kể. Do đó Hàn Quốc tập trung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nền nông nghiệp và khai thác hải sản.
2-Chính trị và xã hội ở Hàn Quốc
2-1-Chế độ chính trị
Hàn Quốc được thành lập năm 1948 như một nền dân chủ. Chiến tranh Triều Tiênkết thúc bằng hiệp định ngừng bắn. Kinh tế Hàn Quốc phát triển vượt bậc và trở thành một nên kinh tế lớn.
Hàn Quốc hiện là một nước Dân chủ đầy đủ và theo chế độ cộng hòa tổng thốngbao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên hiệp quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc.
2-2-Chính thể
Người đứng đầu Đại Hàn Dân quốc là Tổng thống do dân trực tiếp bầu ra mỗi năm năm một lần và không được phép tái ứng cử. Tổng thống là đại diện cao nhất của quốc gia và có quyền chỉ huy quân đội (tương đương chức: Tổng Tư lệnh). Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và lãnh đạo chính phủ. Chính phủ có tối thiểu 15 và tối đa là 30 thành viên. Thành viên chính phủ do thủ tướng chỉ định. Chức vụ thủ tướng cũng như bộ trưởng phải được sự thông qua của quốc hội.
Quốc hội Hàn Quốc chỉ có một viện và được gọi là 국회 (國會, Gukhoe, Quốc hội). Đại biểu quốc hội được bầu mỗi bốn năm một lần. Quốc hội có tất cả 299 đại biểu.
Cơ quan quan trọng thứ ba trong hệ thống chính trị Hàn Quốc là Toà án tối cao. Cơ quan này theo dõi hoạt động của chính phủ và ra các phán quyết cuối cùng. Toà án gồm có chín thẩm phán tối cao. Tổng thống trực tiếp chỉ định ba người trong số này, ba người được quốc hội bầu ra, tuy nhiên phải được sự chấp thuận của tổng thống. Chánh án toà án tối cao là người chỉ định ba thẩm phán còn lại.
2-3- Các thông số cơ bản về đất nước Hàn Quốc
Hành chính | |
Chính phủ | |
Thủ tướng | Jung Hong-won |
Lập pháp | |
Ngôn ngữ chính thức | |
Thủ đô | |
Thành phố lớn nhất | Seoul |
Địa lý | |
Diện tích | 100,140 km² |
Diện tích nước | 0,3% |
Múi giờ | Giờ tiêu chuẩn Triều Tiên(UTC+9) |
Lịch sử | |
Thành lập: 2333 TCN | Thành lập Cổ Triều Tiên |
29 tháng 8, 1910 | Bị Nhật chiếm đóng |
1 tháng 3, 1919 | Tuyên bố độc lập |
13 tháng 4, 1919 | Chính phủ lâm thời |
15 tháng 8, 1945 | Giải phóng, chia cắt Bắc Nam |
17 tháng 7, 1948 | Hiến pháp |
15 tháng 8, 1948 | Tuyên bố chính phủ |
Dân cư | |
Dân số ước lượng (2012) | 48.860.500 người (hạng 25) |
Mật độ | 500 người/km² (hạng 21) |
Kinh tế | |
Tổng số: 1,614 ngàn tỉ đô la | |
GDP (danh nghĩa)(2012) | Tổng số: 1,156 tỉ USD (hạng 15) |
HDI (2013) | ∆ 0,909 rất cao (hạng 12) |
Chỉ số Gini (2007) | 31,3 (thấp) |
Thông tin khác | |
yyyy/mm/dd (CE) | |
Phải | |
Hệ thống điện thoại di động | CDMA, WCDMA, HSDPA và WiBro |
Điện dân dụng | 220V/60 Hz, CEE 7/7 sockets |
2-4- Các đơn vị hành chính
Bài chi tiết: Đơn vị hành chính Hàn Quốc
Hàn Quốc bao gồm 1 thủ đô (đặc biệt thị), 8 tỉnh (đạo), 6 thành phố trực thuộc trung ương (quảng vực thị), 1 tỉnh tự trị (đặc biệt tự trị đạo) và 1 thành phố tự trị (đặc biệt tự trị thị).
Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul (Hán Thành), dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người, nằm ở phía tây Bắc. Những thành phố lớn khác là Incheon (Nhân Xuyên) ở phía tây Seoul, Daejeon (Đại Điền) ở miền trung, Kwangju (Quang Châu) ở phía tây nam,Daegu (Đại Khâu) và Busan (Phủ San) ở phía đông nam.
Danh sách các thành phố và tỉnh của Hàn Quốc:
Tên | Âm Hán Việt | ||
Thành phố đặc biệt (thủ đô) (Teukbyeolsi) | |||
서울특별시 | 서울特別市 | Seoul đặc biệt thị | 9.794.304 |
Thành phố lớn (Quảng vực thị) (Gwangyeoksi) | |||
부산광역시 | 釜山廣域市 | Phủ San quảng vực thị | 3.635.389 |
대구광역시 | 大邱廣域市 | Đại Khâu quảng vực thị | 2.512.604 |
인천광역시 | 仁川廣域市 | Nhân Xuyên quảng vực thị | 2.628.000 |
대전광역시 | 大田廣域市 | Đại Điền quảng vực thị | 1.442.857 |
광주광역시 | 光州廣域市 | Quang Châu quảng vực thị | 1.456.308 |
울산광역시 | 蔚山廣域市 | Uất Sơn quảng vực thị | 1.087.958 |
Tỉnh (đạo) (Do) | |||
경기도 | 京畿道 | Kinh Kỳ đạo | 10,415,399 |
강원도 | 江原道 | Giang Nguyên đạo | 1,592,000 |
충청북도 | 忠淸北道 | Trung Thanh Bắc đạo | 1,462,621 |
충청남도 | 忠淸南道 | Trung Thanh Nam đạo | 1,840,410 |
전라북도 | 全羅北道 | Toàn La Bắc đạo | 1,890,669 |
전라남도 | 全羅南道 | Toàn La Nam đạo | 1,994,287 |
경상북도 | 慶尙北道 | Khánh Thượng Bắc đạo | 2,775,890 |
경상남도 | 慶尙南道 | Khánh Thượng Nam đạo | 2.970.929 |
Tỉnh tự trị (đặc biệt tự trị đạo) (Teukbyeoljachi-do) | |||
제주특별자치도 | 濟州特別自治道 | Tế Châu đặc biệt tự trị đạo | 560.000 |
Thành phố tự trị (đặc biệt tự trị thị) (Teukbyeol-jachisi) | |||
세종특별자치시 | 世宗特別自治市 | Thế Tông đặc biệt tự trị thị | 122.263 |
Bản đồ hành chính Hàn Quốc
2-5- Dân cư
Dân số ước lượng (2012): 48.860.500 người (hạng 25). Mật độ: 500 người/km² (hạng 21).
Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác (như Philippines, Ấn Độ) cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn. Một bộ phận không nhỏ người Hoa Kỳ cũng đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, họ tập trung tại một khu vực của thành phố Seoul có tên động Itaewon (Lê Thái Viện). Ở đây người ta cũng có thể tìm thấy một khu “làng Liên hiệp quốc” bên cạnh nhiều đại sứ quán và công ty nước ngoài.
Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài, ví dụ như tại Trung Quốc và nhiều nước vùng Trung Á. Stalin đã đưa hàng ngàn người Triều Tiên tới đó. Trong thời kì bị Nhật đô hộ, một số người cũng đã bị đưa sang Nhật Bản. Sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đã dẫn tới việc nhiều người Hàn Quốc di cư sang Canada và Hoa Kỳ. Từ khi tình hình trong nước trở lại ổn định, một số đã trở về quê hương (mang hai quốc tịch).
2-6-Văn hóa
2-6-1-Ngôn ngữ và chữ viết
Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên). Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào hệ ngôn ngữ Altai, một số khác thì cho rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate).
Kể từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh. Sau này tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính. Các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha ít phổ biến hơn.
Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul – chữ viết chính của người Hàn Quốc – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 kí tự, 24 kí tự đơn và 27 kí tự kép. Những kí tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiên cũng phức tạp y như chữ Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng có thể học xong).
Hanja, bộ chữ Hán của người Triều Tiên, có ý nghĩa tương tự như chữ La tinh ở các nước châu Âu. Giống như các ngôn ngữ ở Đông Á và Đông Nam Á, rất nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc loại bỏ đi các thanh âm trong tiếng Hán dẫn đến việc trong tiếng Hàn Quốc có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người ta thường ghi chú thích bằng chữ Hanja ở đằng sau những cụm từ quan trọng. Trên các tấm danh thiếp người ta cũng thường sử dụng chữ Hanja để giải thích ý nghĩa tên của họ.
2-6-2-Văn học
Văn học Hàn Quốc có một số lượng lớn độc giả. Những buổi đọc sách thậm chí được tổ chức tại các sân vận động.
Hwang Sok-Yong (1943) là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất xứ Hàn. Ông đã trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên và từng tham chiến tại chiến tranh Việt Nam. Đề tài chính trong các tác phẩm của ông là mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.
2-6-3-Giáo dục
Hệ thống trường học hiện đại ở Hàn Quốc gồm sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở và ba năm trung học phổ thông. Học sinh bắt buộc phải học tiểu học và trung học cơ sở nhưng không phải trả chi phí giáo dục, ngoại trừ một khoản phí nhỏ gọi là “Phí hỗ trợ hoạt động của nhà trường”. Khoản phí này khác nhau tùy theo từng trường học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế – do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD) khởi xướng và chỉ đạo – hiện đang xếp hạng giáo dục khoa học của Hàn Quốc tốt thứ ba trên thế giới và cao hơn mức trung bình của OECD.
2-6-4-Khoa học và công nghệ
Một trong những hiện vật nổi tiếng trong lịch sử của Hàn Quốc về khoa học và công nghệ là Cheomseongdae (첨성대, 瞻星臺), một đài quan sát cao 9,4 mét được xây dựng năm 634.
Mẫu bản in khắc gỗ Hàn Quốc xưa nhất còn sót lại là Kinh Đại bi tâm Đà la ni Mugujeonggwang. Bản mẫu này được tin rằng đã được in tại Hàn Quốc vào năm 750-751 trước công nguyên, nếu đúng như vậy thì bản in này còn nhiều tuổi hơn Kim cương Kinh.
Tơ Cao Ly được người phương Tây đánh giá cao và đồ gốm Hàn Quốc làm bằng gốm men ngọc màu xanh dương-xanh lá có chất lượng cao nhất và các thương gia Ả Rập săn lùng. Cao Ly đã có một nền kinh tế tấp nập với thủ đô thường xuyên được các thương gia từ khắp nơi trên thế giới ghé qua.
Trong thời kỳ Joseon những Geobukseon (tàu con rùa) được phát minh, sử dụng sàn gỗ và gai sắt, cùng các vũ khí khác như bigyeokjincheolloe (비격진천뢰, 飛擊震天雷) và hwacha.
Bảng chữ cái Hangul của Hàn Quốc cũng được vua Thế Tông (Sejong) phát minh trong thời gian này.
2-6-5-Tôn giáo
Theo số liệu thống kê đến của Chính phủ Hàn Quốc (2005), có khoảng 46% của công dân cho biết không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Công giáo 10,9%) và 22,8% là Phật tử. Có 1% là tín đồ đạo Khổng, khoảng 1% còn lại theo các tôn giáo khác.
Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân số), bổ sung vào con số 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc gia Hồi giáo.
Nhiều người dân Hàn Quốc không đặt nặng vấn đề tôn giáo, họ tổ chức ngày lễ của nhiều tôn giáo khác nhau. Việc pha trộn tôn giáo này vấp phải sự phản đối kịch liệt của hơn 90.000 tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va. Những nghi lễ cổ truyền vẫn còn được duy trì. Các giá trị của đạo Khổng hiện nay vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường ngày của người dân xứ Hàn.
2-6-6-Ẩm thực
Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết.
Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.
Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến.
Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.
Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap – có nghĩa là “cơm trộn” (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.
Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.
Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi (bánh gạo giòn) và “nu lung ji” (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng.
2-6-7-Âm nhạc
+K-pop
K-pop (viết tắt của Korean Pop, Pop Hàn Quốc) là dòng nhạc Pop ở Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của J-Pop (Pop Nhật).
+Noraebang, karaoke của Hàn Quốc
Trong tiếng Triều Tiên không có từ nghĩa tương đương với karaoke. Thay vào đó, họ gọi loại hình giải trí này là norae (노래, tiếng hát). Các quán karaoke (노래방, noraebang) được tìm thấy ở khắp các ngóc ngách. Cả thanh niên lẫn người lớn tuổi đều mê loại hình giải trí này.
2-6-8-Điện ảnh
Kể từ thành công của phim Shiri 1999 ngành công nghiệp điện ảnh ở xứ Hàn có sự thăng tiến không ngừng. Hiện nay Hàn Quốc là một trong số ít những nước mà các sản phẩm của Hollywood không có mấy ảnh hưởng. Điều này thể hiện qua việc tỉ lệ khán giả đến rạp xem phim trong nước cao hơn hẳn so với các tác phẩm điện ảnh nước ngoài.
Các bộ phim hay của Hàn Quốc gồm có:
-Phim Shiri nói về một nữ điệp viên Bắc Triều Tiên (có trên 2 triệu khán giả).
-Phim Vùng an ninh chung (Joint Security Area).
-Phim Bộ Bạn (Friend)- 2001.
-Phim Cô nàng ngổ ngáo (My Sassy Girl).
-Phim Old Boy.
Giống như ở nhiều nước châu Á khác, tại Việt Nam phim Hàn Quốc cũng giành được sự ưu ái đặc biệt. Ngoài những tác phẩm điện ảnh được chiếu ngoài rạp, những bộ phim truyền hình dài tập cũng thu hút một số lượng lớn khán giả. Những cái tên quen thuộc với người xem như Mối tình đầu (1996), Trái tim mùa thu (2000), Bản tình ca mùa đông (2002) hay Đại Trường Kim (Dae Jang Geum, 2003).
Những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng của Hàn Quốc: Bae Yong-jun, Song Hye-kyo, Song Seung-heon, Jang Dong-gun (Jang Dong Gun), Jang Na-ra, Won Bin, Lee Young Ae, Kwon Sang Woo, Choi Ji Woo, Park Chae-rim.
2-6-9-Thể thao
Hàn Quốc có một nền thể thao tương đối mạnh ở châu Á và trên thế giới. Những môn thể thao mạnh là:
-Võ – đặc biệt là Taekwondo
-Bóng đá – từng xếp hạng tư thế giới tại World Cup 2002.
-Bóng chày được du nhập vào Triều Tiên năm 1905 và sau đó trở thành một môn thể thao được nhiều người xem ở Hàn Quốc.
Năm 1988, Hàn Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1988, quốc gia này được xếp hạng 4, với 12 huy chương vàng, 10 bạc và 11 đồng.
Hàn Quốc cũng đoạt nhiều huy chương ở Thế vận hội Mùa đông so với các quốc gia châu Á khác.
Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức các kỳ Đại hội thể thao châu Á trong các năm 1986 (Seun) và 2002 (Busan) và sẽ đăng cai tổ chức Đại hội này năm 2014 (Inchon). Cũng đã đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Mùa đông châu Á 1999; và sự kiện thể thao liên minh các trường đại học Thế giới Universiada Mùa đông năm 1997 và Mùa hè 2003. Đồng đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 với Nhật Bản, và đội bóng đá của Quốc gia này trở thành đội đầu tiên thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á lọt vào vòng bán kết.
2-6-10-Các ngày lễ
Ngày | Tên tiếng Việt | Phiên âm cách đọc | |
1 tháng 1 | Tết Dương lịch | ||
1 tới 3 tháng 1 (âm lịch) | 설날 | Seollal | |
1 tháng 3 | 3.1절 | Samil Jeol | |
5 tháng 4 | Tết cây xanh | 식목일 | Singmogil |
5 tháng 5 | Tết thiếu nhi | 어린이날 | Eorininal |
8 tháng 4 (âm lịch) | 부처님 오신날 | Bucheonim Osinnal | |
6 tháng 6 | Ngày tưởng niệm | 현충일 | Hyeonchung-il |
17 tháng 7 | Ngày lập hiến | 제헌절 | Jehyeonjeol |
15 tháng 8 | Ngày độc lập | 광복절 | Gwangbokjeol |
15 – 18 tháng 8 (âm lịch) | 추석 | ||
3 tháng 10 | Ngày khai sinh dân tộc | 개천절 | Gaecheonjeol |
25 tháng 12 |
3-Nền Kinh tế Hàn Quốc
3-1-Lịch sử
Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Tăng trưởng nhanh từ 1960 đến nay.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc gia của Hàn Quốc trung bình trên 8% mỗi năm, từ 3,3 tỉ USD vào năm 1962 đến 204 tỉ USD vào năm 1989.Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 87 USD vào năm 1962 lên 4.830 USD vào năm 1989. Tỷ trọng của khu vực chế tạo trong GNP tăng từ 14,3% vào năm 1962 lên 30,3% năm 1987. Tổng khối lượng hàng hoá trao đổi tăng từ 480 triệu USD vào năm 1962 lên 127,9 tỉ USD vào năm 1990. Tỉ lệ tiết kiệm nội địa của GNP tăng từ 3,3% vào năm 1962 lên 35,8% vào năm 1989.
Trong những năm 1970 đến 1980, Kinh tế Hàn Quốc tập trung vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, POSCO, một công ty sản xuất thép, được thành lập trong vòng gần 3 năm, là một xương sống đầu tiên cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm tiếp theo. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép đứng thứ 3 trên thế giới. Hàn Quốc là nước đóng tầu lớn nhất trên thế giới với các công ty hoạt động đa quốc gia như Hyundai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries luôn thống trị thị trường đóng tầu toàn cầu. Ngành sản xuất ô tô cũng phát triển một cách nhanh chóng, đang cố gắng để trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới, điển hình là Hyundai Kia Automotive Group, đưa Hàn Quốc thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô.
Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,912 vào năm 2006. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới.
3-2-Xu hướng kinh tế vĩ mô
Dưới đây là biểu đồ xu hướng tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc theo giá thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế, đơn vị tính bằng triệu Won Hàn Quốc.
Năm | Tổng sản phẩm nội địa (triệu Won) | Tỷ giá Won/ USD | Chỉ số lạm phát (Năm 2000=100) |
1980 | 38.774.900 | 605,85 | 33 |
1985 | 84.061.000 | 869,51 | 46 |
1990 | 186.690.900 | 707,59 | 60 |
1995 | 398.837.700 | 771,27 | 82 |
2000 | 578.664.500 | 1.130,95 | 100 |
2005 | 812.196.561 | 1.024,11 | 117 |
2010 | 1.100.000.000 | 1.156,10 | ? |
3-3-Các kết quả đạt được trong những năm gần đây
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 tiếp xúc với những điểm yếu lâu dài trong mô hình phát triển của Hàn Quốc bao gồm cả nợ cao / tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay nước ngoài lớn ngắn hạn. GDP giảm 6,9% trong năm 1998, và sau đó phục hồi bằng 9% năm 1999-2000.
Năm 2004, Hàn Quốc tham gia vào câu lạc bộ nghìn tỷ đô la của nền kinh tế thế giới, và hiện đang là nền kinh tế lớn thứ 12 trên thế giới.
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006.
GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là “Huyền thoại sông Hán”, đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.
Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5 % mỗi năm – một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD.
Tuy nhiên trước hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong vài năm gần đây, Hàn Quốc cũng gặp phải không ít khó khăn. Trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc được phục hồi và đạt 6,3%. Trong năm 2012 nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp vì chậm trễ trong thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực châu Âu.
Những thách thức dài hạn của nền kinh tế Hàn Quốc bao gồm dân số già đi nhanh chóng, thị trường lao động linh hoạt, và phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu – trong đó bao gồm một nửa GDP.
3-4-Các thông số của nền kinh tế Hàn Quốc trong năm 2012
-GDP (sức mua tương đương) :1.640.000.000.000 Won (2012 ước tính). Xếp hạng thế giới: 13.
-GDP (tỷ giá hối đoái chính thức): 1.156.000.000.000 USD (2012 ước tính).
-GDP – tốc độ tăng trưởng thực tế : 2% (2012 ước tính)- hạng 137.
-GDP – bình quân đầu người (PPP) : 32.800 USD (2012 ước tính)- hạng 43.
-Tổng tiết kiệm quốc gia: 31,4% GDP (2012 ước tính)- hạng 21.
-GDP – tổng hợp, được sử dụng cuối cùng :
-Chi tiêu hộ gia đình: 53,5%
-Tiêu dùng của chính phủ: 15,8%
-Đầu tư vốn cố định: 26,7%
-Đầu tư hàng tồn kho: 0.8%
-Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 56,5%
-Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: -53,4% (2012 ước tính)
-Nông nghiệp: 2,7%
-Công nghiệp: 39,8%
-Dịch vụ: 57,5% (2012 ước tính)
-Sản phẩm Nông nghiệp hàng đầu:
Gạo, cây lấy củ, lúa mạch, rau, trái cây, gia súc, lợn, gà, sữa, trứng, cá
-Các ngành công nghiệp hàng đầu :
Điện tử, viễn thông, sản xuất ô tô, hóa chất, đóng tàu, thép
-Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp: 1,7% (2012 ước tính)-hạng 104
-Lực lượng lao động : 25,5 triệu (2012 ước tính)- hạng 26
-Lực lượng lao động – theo nghề nghiệp :
-Nông nghiệp: 6,2%
-Công nghiệp: 23,8%
-Dịch vụ: 70% (2012 ước tính)
-Tỷ lệ thất nghiệp: 3,2% (2012 ước tính)-hạng 27
-Dân số sống dưới mức nghèo khổ: 16,5% (2011 ước tính)
-Thu nhập hộ gia đình tiêu thụ bằng tỷ lệ phần trăm cổ phiếu :
-Thấp nhất 10%: 6,4%
-Cao nhất 10%: 37,7% (2011)
-Phân phối thu nhập gia đình – chỉ số Gini : 41,9 (2011) – hạng 51
-Ngân sách :
-Thu: 276.500.000.000 USD.
-Chi : 260.100.000.000 USD (2012 ước tính)
-Thuế và các khoản thu khác: 23,9% GDP (2012 ước tính)-hạng 134
-Thặng dư ngân sách (+) hoặc thâm hụt (-) :1,4% GDP (2012 ước tính)- hạng 30
-Nợ công : 36,7% GDP (2012 ước tính)- hạng 95
-Tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng): 2,2% (2012 ước tính)- hạng 50
-Ngân hàng trung ương lãi suất chiết khấu :1,5% (31/12/ 2011)- hạng 131
-Ngân hàng thương mại -lãi suất cho vay : 5,39% (31/12/2012 ước tính)- hạng 146
-Xuất khẩu : 552.600.000.000 USD (2012 ước tính)- hạng 7
-Hàng hóa xuất khẩu chính : Chất bán dẫn, thiết bị không dây viễn thông, xe gắn máy, máy vi tính, thép, tàu, hóa dầu.
-Đối tác xuất khẩu : Trung Quốc 24,4%, Mỹ 10,1%, Nhật Bản 7,1% (2011 ước tính).
-Nhập khẩu : 514.200.000.000 USD (2012 ước tính)- hạng 8
-Hàng hóa nhập khẩu : Máy móc, thiết bị điện tử và thiết bị điện tử, dầu, sắt thép, thiết bị vận tải, hóa chất hữu cơ, chất dẻo
-Nhập khẩu – đối tác : Trung Quốc 16,5%, Nhật Bản 13%, Mỹ 8,5%, Saudi Arabia 7,1%, Úc 5% (2011 ước tính)
-Dự trữ ngoại hối và vàng : 327.000.000.000 USD (31/12/2012 ước tính)- hạng 9
-Nợ – bên ngoài : 413.400.000.000 USD (31/12/2012 ước tính)- hạng 28
-Chứng khoán nước ngoài đầu tư trực tiếp: 138.700.000.000 USD (31/12/2012 ước tính)-hạng 32
-Chứng khoán đầu tư trực tiếp ra nước ngoài : 327.500.000.000 USD (31/12/2012)- hạng 19
-Tỷ giá hối đoái :Nam won Hàn Quốc (KRW) cho mỗi đô la Mỹ –
1,126.47 (2012 ước tính)
1,108.29 (2011 ước tính)
Nguồn: CIA-The World factbook 2013
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/ks.html
4-Nền Nông nghiệp Hà Quốc
Những năm 1960, bức tranh nông nghiệp Hàn Quốc khá ảm đạm với những cánh đồng khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp; tư duy canh tác của người nông dân vẫn manh mún, lạc hậu. Điều này buộc Chính phủ Hàn Quốc phải tìm cách “kích cầu” nông nghiệp phát triển thông qua hình thức hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), một hình thức sản xuất rất mới lúc bấy giờ.
Nguyên nhân của tình trạng trì trệ này là do việc sản xuất dựa trên kinh nghiệm là chính khiến lợi tức thấp, nông dân không có khả năng tái đầu tư nên tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo. Trước tình trạng này, Chính phủ quyết định phá vỡ sự bế tắc đó bằng cách thực hiện biện pháp “hai mũi giáp công đồng bộ”: đưa kỹ thuật sản xuất mới (giống mới, phân bón và nông dược, cung cấp tín dụng đầy đủ và xác định giá nông sản nâng đỡ cho nhà nông); thay đổi cơ chế chính sách nông nghiệp (cải cách ruộng đất để mọi nông dân đều có đất canh tác, đồng thời ban hành Luật Hợp tác xã và xây dựng HTXNN đa mục tiêu khuyến khích nông dân tham gia).
HTXNN đa mục tiêu của Hàn Quốc có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sản xuất cho bà con; cung cấp các phương tiện cần thiết cho an sinh xã hội; làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng đến chợ hàng hoá (bao gồm sản xuất, chế biến và bán ra thị trường); dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm (bao gồm kinh doanh tài chính nông nghiệp, tín dụng và tiết kiệm của các HTXNN thành viên); dịch vụ về chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Điều này đã “vực dậy” nền nông nghiệp Hàn Quốc từ yếu ớt trở nên ổn định. Nhờ đó, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng gấp đôi so với 15 năm trước.
Năm 2005, mặc dù tăng trưởng về nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung tự cấp về gạo – nguồn lương thực chủ yếu của đất nước – với sản lượng 4, 8 triệu tấn. Tuy nhiên, khi Hàn Quốc gia nhập WTO vào năm 1995, nông dân Hàn Quốc lại đứng trước một thách thức mới, đó là các cam kết cắt bỏ mọi khoản trợ cấp cho nông dân. Để thích ứng với những cam kết WTO, một lần nữa Chính phủ Hàn Quốc lại ban hành chiến lược nông nghiệp mới, trong đó chú trọng đổi mới khả năng cạnh tranh của nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân, hiện đại hoá hệ thống marketing, áp dụng công nghệ thông tin; ổn định an sinh nông thôn thông qua đầu tư cho giáo dục, y tế và đặc biệt là hưu trí của nông dân xã viên. Ngoài ra, Nhà nước còn cải tiến cơ chế chính sách, đặc biệt là chuyển hướng mục tiêu hoạt động của HTXNN. Theo đó, thay vì hoạt động dàn trải trước đây, HTXNN tập trung vào những sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ có lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công cao. Thủ tục tài chính được cải cách với hình thức thanh toán trực tiếp thay vì qua trung gian.
Từ năm 1994 đến năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 48 tỷ USD thực hiện chiến lược trên và dự trù khoảng 110 tỷ USD cho giai đoạn 2004-2013 để tiếp tục cải tiến thuỷ lợi, cải cách ruộng đất, hiện đại hoá phương tiện marketing, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, cải tiến chất lượng cuộc sống của bà con nông dân…
Hàn Quốc đã tập trung nỗ lực phát triển nông nghiệp vào việc tăng sản lượng lên mức tối đưa từ diện tích đất trồng trọt có hạn của đất nước (vốn chỉ chiếm 19% tổng diện tích đất đưai). Những giống lúa mới và những cây trồng khác cho sản lượng cao đã được đưa vào gieo trồng. Ngoài ra, công nghiệp phân bón và thuốc trừ sâu cũng được phát triển để cung cấp đầy đủ những sản phẩm thiết yếu này cho các chủ trang trại.
Sản xuất hoa quả, rau xanh, các cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh. Sự phát triển nhà kính làm bằng nhựa vi-nyl đã góp phần quan trọng vào việc tăng khối lượng thu hoạch rau xanh cho đất nước.
Quá trình công nghiệp hóa đã làm giảm nhanh số dân làm nông nghiệp. Tỷ lệ số dân nông thôn trong tổng dân số giảm mạnh từ 57% năm 1962 xuống dưới 9% vào cuối những năm 2000. Xu hướng này đã ảnh hưởng đến cơ cấu lao động của các ngành công nghiệp quốc gia. Để giải quyết vấn đề lao động trong ngành nông nghiệp đang giảm nhanh, Chính phủ đã có những nỗ lực lớn nhằm thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp. Cơ giới hóa đã mang lại những thành tựu đáng kể trong việc trồng và thu hoạch lúa.
Từ những năm đầu của thập niên 70, chương trình tái trồng rừng đã được triển khai trên toàn quốc. Chương trình này bao gồm việc trồng cây mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có trên các khu vực đồi núi vốn chiếm khoảng 64% diện tích đất đai của Hàn Quốc. Ngoài ra, những giống cây mới cho năng suất cao, có khả năng kháng sâu bọ và bệnh tật tốt hơn đang được phát triển.
Nhằm gìn giữ tài nguyên rừng cho đến khi chúng mang lại hiệu quả, Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ. Hơn một thập kỷ qua, sản xuất gỗ chỉ giới hạn trong khoảng 1.500.000 m3. Hầu hết các nhu cầu về gỗ được đáp ứng nhờ nhập khẩu. Một lợi ích nữa của việc bảo vệ rừng là những nỗ lực này đã đóng góp phần lớn vào việc chống lũ và xói mòn đất.
Trong hơn hai thập kỷ qua, việc mở rộng và hiện đại hóa công nghiệp đánh bắt cá đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngành này đã trở thành một nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Khối lượng cá đánh bắt được tăng nhanh nhờ các tàu đánh bắt hiện đại và cơ giới hóa bắt đầu hoạt động ở những vùng ven biển cũng như ngoài khơi. Cơ sở đánh bắt cá của Hàn Quốc đã được xây dựng tại Tây Samoa, Las Palmas và các địa điểm khác.
Người tiêu dùng (Hàn Quốc) giờ đây có thể tận hưởng cá mực đánh bắt từ ngoài khơi đảo Falkland.
Nghề đánh bắt cá ngoài khơi của Hàn Quốc đã đạt đến đỉnh cao giữa những năm 1970 và sau đó giảm nhanh do chi phí nhiên liệu tăng và nhiều nước tuyên bố khu kinh tế biển của họ rộng 200 hải lý. Hàn Quốc đã đàm phán các hiệp định đánh bắt cá với một số nước có vùng bờ biển để đảm bảo quyền đánh bắt cá trong lãnh hải của họ và đang tiếp tục phát triển đánh bắt cá ngoài khơi.
Bảng sau đây liệt kê Top 20 sản phẩm nông nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc
Xếp hạng | Hàng hóa | Sản xuất (Tấn) | Cờ | Giá trị (USD) | Cờ |
1 | Lúa Gạo | 6.304.000 | * | 1.744.718.000 | * |
2 | Nes rau tươi | 3.511.664 | Im | 661.741.000 | * |
3 | Bắp cải và các loại rau khác | 3.049.333 | 456.308.000 | * | |
4 | Sữa bò, nguyên, tươi | 1.869.000 | 583.242.000 | * | |
5 | Hành củ, hành khô | 1.520.016 | 319.254.000 | * | |
6 | Thịt lợn bản địa | 836.038 | Fc | 1.285.191.000 | * |
7 | Quýt, quýt, Clem. | 680.507 | 168.100.000 | * | |
8 | Khoai tây | 622.230 | 86.877.000 | * | |
9 | Bản địa thịt gà | 616.174 | Fc | 877.683.000 | * |
10 | Dưa hấu | 608.986 | 69.375.000 | * | |
11 | Trứng gà, vỏ | 595.000 | F | 493.486.000 | * |
12 | Hành (bao tăm), màu xanh lá cây | 482.143 | 98.388.000 | * | |
13 | Hồng | 390.820 | 126.066.000 | * | |
14 | Táo | 379.541 | 160.513.000 | * | |
15 | Cà chua | 368.224 | 136.082.000 | * | |
16 | Dưa chuột và dưa chuột ri | 303.805 | 60.319.000 | * | |
17 | Bí ngô, bí và bầu bí | 300.400 | 52.672.000 | * | |
18 | Tỏi | 295.002 | 155.271.000 | * | |
19 | Lê | 290.494 | 118.763.000 | * | |
20 | Bản xứ bò thịt | 279.997 | Fc | 756.376.000 | * |
Ghi chú: *: Con số không chính thức []: Số liệu chính thức F: Ước tính của FAO Fc: Dữ liệu tính toán Im: Dữ liệu của FAO dựa trên phương pháp liên đới Nguồn: FAOSTAT – 2013 |
Biểu đồ sản lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc 2011
5-Sản xuất lúa gạo ở Hàn Quốc
5-1-Tình hình sản xuất lúa ở Hàn Quốc từ năm 1961 đến 2012
Theo số liệu của FAOSTAT thì trong năm 1961 Hàn Quốc đã sản xuất được 1.128.000 ha lúa với năng suất 4.148, kg/ha, sản lượng 4.679.000 tấn.
-Về diện tích: Diện tích lúa cao nhất là vào năm 1990 là 1.244.341 ha.
Từ năm 2005 trở lại đây diện tích trồng lúa giảm dưới 1.000.000 ha (năm 2005 là 979.717 ha.
Năm 2005, mặc dù tăng trưởng về nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung tự cấp về gạo – nguồn lương thực chủ yếu của đất nước – với sản lượng 4, 8 triệu tấn.
Đến năn 2012 chỉ còn 867.000 ha và năm 2013 chỉ còn 832.625 ha ( theo Báo cáo của Cơ quan thống kê Hàn Quốc ngày 27/8/2013).
Sở dĩ diện tích cây lúa của Hàn Quốc ngày càng giảm do giá trị kinh tế của cây lúa thấp hơn các cây trồng khác.
-Về năng suất: Năng suất vượt qua 6.000 kg/ha từ năm 1985 (là 6.351,4 kg/ha).
Năng suất đạt cao điểm vào năn 2009 là 7.596,7 kg/ha.
-Về sản lượng: Sản lượng đạt cao điểm vào năm 1985 là 7.855.262 tấn.
5-2-Diện tích trồng lúa ở Hàn Quốc tiếp tục giảm
“Lượng gạo được sản xuất giảm từ mà năm 2011, nhưng tổng giá trị của nó tăng nhẹ khi giá lúa bình quân tăng,” Bộ Ngoại giao cho biết trong một thông cáo báo chí.
Năm 2012, Hàn Quốc sản xuất được khoảng 4 triệu tấn gạo, giảm so với 4,22 triệu tấn của năm trước đó.
Báo cáo của Cơ quan thống kê Hàn Quốc ngày 27/8/2013 cho biết diện tích gieo trồng lúa của nước này trong năm 2013 tiếp tục giảm do người nông dân đang chuyển đổi mô hình canh tác sang các loại cây trồng có lợi hơn cây lúa.
Theo báo cáo, tổng diện tích trồng lúa trên cả nước trong năm 2013 chỉ còn 832.625 ha, giảm 1,9% so với mức 849.172 ha của năm ngoái.
Hiện nay, lúa vẫn là một trong các loại cây lương thực chính của người Hàn Quốc, nhưng nhu cầu về gạo đã sụt giảm trong thập niên qua, do ngày càng có nhiều người lựa chọn các thực phẩm và chế độ ăn của người phương Tây, thay cho các bữa ăn truyền thống hàng ngày của mình. Diện tích trồng lúa giảm dẫn tới sản lượng gạo cũng giảm theo.
Sau đây là bảng thống kê về Diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ năm 1961 đến năm 2012 (FAOSTAT 2013):
Năm | Diện tích thu hoạch (Ha) | Năng suất (Kg/Ha) | Sản lượng (Tấn) | ||
1961 | 1.128.000 | 4.148,1 | Fc | 4.679.000 | |
1965 | 1.228.000 | 3.963,4 | Fc | 4.867.000 | |
1970 | 1.203.000 | 4.552,0 | Fc | 5.476.000 | |
1975 | 1.218.000 | 5.324,3 | Fc | 6.485.000 | |
1980 | 1.233.038 | 4.307,6 | Fc | 5.311.406 | |
1985 | 1.236.768 | 6.351,4 | Fc | 7.855.262 | |
1990 | 1.244.341 | 6.205,7 | Fc | 7.721.968 | |
1995 | 1.055.337 | 6.052,4 | Fc | 6.387.301 | |
2000 | 1.072.363 | 6.711,0 | Fc | 7.196.582 | |
2001 | 1.083.125 | 6.838,1 | Fc | 7.406.517 | |
2002 | 1.053.186 | 6.349,5 | Fc | 6.687.225 | |
2003 | 1.016.030 | 5.920,1 | Fc | 6.015.000 | |
2004 | 1.001.159 | 6.729,1 | Fc | 6.736.925 | |
2005 | 979.717 | 6.568,2 | Fc | 6.435.000 | |
2006 | 955.229 | 6.711,4 | Fc | 6.410.950 | |
2007 | 950.250 | 6.354,1 | Fc | 6.038.000 | |
2008 | 935.766 | 7.394,2 | Fc | 6.919.250 | |
2009 | 924.471 | 7.596,7 | Fc | 7.022.970 | |
2010 | 892.074 | 6.878,7 | Fc | 6.136.300 | |
2011 | 854.000 | 7.381,7 | Fc | 6.304.000 | * |
2012 | 867.000 | 7.404,8 | Fc | 6.420.000 | * |
Nguồn: FAOSTAT-2013
http://faostat.fao.org/site/339/default.aspx
Tài liệu cần đọc thêm
Hội nghị hạt giống tại Hàn Quốc
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Tài liệu tham khảo
1-http://vi.wikipedia.org/wiki/Lich_su_Trieu_Tien
2-http://vi.wikipedia.org/wiki/Han_Quoc
3-http://www.hanquochoc.edu.vn/Cps/nghiencuu/lichsuchinhtrihanquoc/…aspx
4-http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_te_Han_Quoc
5-http://faostat.fao.org/site/339/default.aspx
6-http://www.fao.org/countryprofiles/index/en/?iso3=KOR
7-http://www.vietnamplus.vn/Home/Han-Quoc-Dien-tich-trong-lua-tiep-tuc-giam-trong-2013/…vnplus
8-http://iasvn.org/tin-tuc/Hoi-nghi-hat-giong-tai-Han-Quoc-3448.html
Xem Video về Kỹ thuật trồng lúa ở Hàn Quốc