Kỹ Thuật Chăn Nuôi Ngựa Đáp Ứng Yêu Cầu Cơ Bản

Kỹ thuật chăn nuôi ngựa Kỹ thuật chăn nuôi ngựa Ngựa là gia súc kiêm dụng rất hữu ích với nông dân. Chúng có thể sử dụng để vận chuyển hàng hóa, tham gia hoạt động thể thao và là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Vậy kỹ thuật chăn nuôi ngựa như thế…

Kỹ thuật chăn nuôi ngựa
Kỹ thuật chăn nuôi ngựa

Ngựa là gia súc kiêm dụng rất hữu ích với nông dân. Chúng có thể sử dụng để vận chuyển hàng hóa, tham gia hoạt động thể thao và là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Vậy kỹ thuật chăn nuôi ngựa như thế nào là tốt?

Nội dung chính

Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi ngựa

Bà con nên thiết kế chuồng 2 mái để tạo sự thông thoáng và tránh để mưa hắt vào. Mái có thể lợp bằng cọ hoặc pro xi măng.

Chuồng nuôi ngựa có thể được xây bằng gạch hoặc tận dụng các vật liệu có sẵn khác như tre, gỗ, nứa. Trong chuồng có thiết kế cửa sổ, cách nền chuồng 1.5- 1.8 mét.

Nền chuồng nên lát bằng gạch để bảo vệ tốt móng ngựa. Độ dốc của nền chuồng là 1-2% so với rãnh thoát nước trong chuồng.

Thiết kế chuồng ngựa cần đảm bảo có đủ diện tích không gian và độ thông thoáng để ngựa sinh hoạt, ngủ nghỉ

Mặt trước của chuồng và các mặt bên của chuồng, thiết kết 2-3 toang để thuận lợi cho việc chăm sóc ngựa. Mỗi toang cách nhau 40-45 cm.

Nếu chuồng nuôi ngựa sinh sản thì cần đóng thêm những tấm phên nhỏ để ngựa con không chui ra ngoài được.

Trong chuồng, cần có máng ăn, máng uống cho ngựa. Máng ăn, máng uống cao khoảng 1 mét, để cho ngựa ăn uống thuận lợi.

Tùy vào điều kiện mà bà con có thể làm chuồng rộng hẹp khác nhau nhưng cần đảm bảo mật độ vừa phải, phù hợp cho ngựa sinh hoạt. Với ngựa sau cai sữa từ 6-12 tháng, mật độ trung bình từ 1,5-2m2/ con.

Với ngựa trên 1 năm tuổi, mật độ trung bình từ 5-6 m2/ con. Những ngựa nhốt trong cùng một ô chuồng nên đồng đều về thể trạng để tránh tình trạng ngựa bé bị ngựa lớn làm bị thương. Ngoài ra, bà con cũng cần lưu ý với ngựa chửa hay ngựa mẹ đang nuôi con cần nhốt riêng trong 1 ô chuồng.

Thiết kế sân chơi của ngựa

Sân chơi thiết kế liền chuồng nuôi. Sân chơi có thành cao 1.2 -1.5m, được quây bằng các thanh ngang ( có thể bằng gỗ, ống tuýp nước chắc chắn..) hoặc bằng mắt lưới( chú ý chắc chắn, không để ngựa bị thương).

Mật độ trung bình 2m/ con.

Cách chọn giống ngựa nuôi

  • Dựa vào lý lý lịch, hệ phả: chọn ngựa có bố mẹ khỏe mạnh, khả năng sinh sản, làm việc tốt.
  • Dựa vào đặc điểm ngoại hình: khỏe mạnh, cân đối, không bị dị tật. Mắt to tròn, tinh nhanh; tay ve vẩy, linh hoạt; cổ chân thẳng, móng tròn; màu lông đồng nhất; bộ phận sinh dục bình thường. Ngoài ra, tùy vào mục đích sử dụng mà bà con có thể chọn con giống có những đặc điểm phù hợp. Ví dụ như nếu chọn ngựa để thồ hàng thì chọn con mình ngắn, chân to, độ dài vừa phải. Còn nếu chọn ngựa để cưỡi thì chọn con mình dài, chân nhỏ và cao.

– Thời gian chọn giống cần tiến hành chọn giống là từ giai đoạn 6 tháng tuổi.

Sân chơi cho ngựa nên lựa chọn nơi gần chuồng nuôi

Thức ăn cho ngựa

  • Loại thức ăn

Thông thường, hằng ngày ngựa được thả ngoài bãi và có thể tự kiếm 40% lượng thức ăn cần thiết. Vì vậy, khi ngựa ở tại chuồng, bà con cần bổ sung một lượng thức ăn tương đương với 60% nhu cầu của chúng, bao gồm cả thức ăn thô và thức ăn tinh.

Thức ăn thô như cỏ voi, cỏ TD 58, các loại phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, lá lạc, dây lang. Vào mùa đông, thức ăn thô tươi khan hiếm, bà con có thể chuẩn bị rơm khô để làm thức ăn thô khô cho ngựa.

Chú ý: Bà con cho ngựa ăn phối hợp các loại cỏ chứ không nên chỉ sử dụng một loại cỏ, dùng nhiều cỏ chứa nhiều nước ngựa sẽ đau bụng.

Lưu ý khi cho ăn thức ăn thô khô thì tỉ lệ thay thế 1 thô khô bằng 3 thô tươi. Ngoài thức ăn thô, bà con cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho ngựa. Đây là nguồn thức ăn quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng để ngựa phát triển tốt hơn. Bà con có thể dùng thức ăn tinh khô như cám hỗn hợp, cám gạo hay các loại củ tươi như ngô, khoai, sắn.

Đối với sắn, chỉ dùng làm thức ăn cho ngựa vào mùa đông, khi cây đã trút lá vì lúc này lượng nhựa đã giảm, tránh gây ngộ độc cho ngựa. Trước khi cho ngựa ăn, cần gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước 30 phút.

Thức ăn cho ngựa chủ yếu là thức ăn thô như cỏ, phụ phẩm nông nghiệp

  • Hướng dẫn cách cho Ngựa ăn

Khi ngựa con được 3 tháng tuổi, bắt đầu cho ngựa con tập ăn cám tổng hợp, cỏ non. Bà con cho thức ăn vào máng ăn nhỏ trong chuồng ngựa con và cho ăn tự do.

Với ngựa sau cai sữa từ 6 tháng đến 1 năm cho ăn thức ăn thô bằng 15-20% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1 kg thức ăn tinh/ ngày.

Với ngựa trên 1 năm, cho ăn thức ăn thô bằng 12-15% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1,5 kg thức ăn tinh/ ngày. Với ngựa chửa và nuôi con cần tăng lượng thức ăn tinh lên khoảng 2 kg/ con/ ngày. Bà con chia thức ăn ra cho ngựa ăn làm 2 bữa sáng và tối.

Phương pháp phòng bệnh cho Ngựa nuôi

Để phòng bệnh cho ngựa, cần làm tốt khâu vệ sinh chuồng trại: tiến hành quét vôi 2 lần/ năm hoặc phun thuốc sát trùng Crizin 2%, một năm 3 lần.

Các bệnh thường gặp ở ngựa là bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa.

  • Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu: Dùng Azidin, pha dung dịch 7 %, tiêm 1 năm 2 lần.
  • Phòng bệnh ký sinh đường tiêu hóa: + Đối với ngựa con: khi ngựa 21 ngày, tiêm phòng lần 1; khi ngựa 90 ngày, tiêm lặp lại. Dùng Levamixon 7%, 1ml/ 15kg thể trọng, tiêm bắp.

+ Đối với ngựa trưởng thành, cũng dùng levamixon 7% hoặc Hemectin để tiêm phòng bệnh, định kỳ 1 năm 2 lần.

Trong quá trình nuôi ngựa việc phòng bệnh định kỳ là rất cần thiết

Phòng bệnh định kỳ là một khâu rất quan trọng trong quy trình chăn nuôi. Phòng bệnh tốt không những giúp ngựa phát triển tốt mà còn giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế.

Agri.vn mong rằng bạn đọc đã đúc kết được những kỹ thuật nuôi ngựa hay cho mình! Hãy áp dụng những kỹ thuật nuôi ngựa này để phát triển nông trại hiệu quả.

Bạn đang xem bài viết: Kỹ Thuật Chăn Nuôi Ngựa Đáp Ứng Yêu Cầu Cơ Bản. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts