Kỹ thuật đơn giản để trồng cây Trầu Bà thủy sinh
Cây Trầu Bà Nuôi Ghép Cùng Bể Cá Rồng , Cá Sống Khoẻ Nước Sạch Cây Trầu Bà Nuôi Ghép Cùng Bể Cá Rồng , Cá Sống Khoẻ Nước Sạch 1. Ưu điểm trồng cây trồng bà thủy sinh trong nhà Việc trồng cây thủy sinh đang là lựa chọn của khá nhiều người bởi…
1. Ưu điểm trồng cây trồng bà thủy sinh trong nhà
Việc trồng cây thủy sinh đang là lựa chọn của khá nhiều người bởi tính ứng dụng của đó. Chậu cây thủy sinh có thể linh hoạt trong các vị trí xếp đặt. Đối với những người ngồi văn phòng, thích trang trí một chậu cây Trầu Bà trên bàn làm việc, hoặc đặt ở kệ tủ thì việc trồng trong nước chiếm lợi thế hơn trồng đất.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây kim tiền phong thủy
Đồng thời, khi trưng bày một chậu cây thủy tinh trong suốt sẽ tạo điểm nhấn ấn tượng, sang trọng hơn cho không gian, lại không bị đổ đất ra ngoài, khiến nơi đó bị dính bẩn, khó dọn vệ sinh.
Mặt khác, với việc trồng nước, chúng ta có thể quan sát trực tiếp sự phát triển tự nhiên của cây vì dễ dàng nhìn rõ thân cây, rễ cây qua làn nước trong.
2. Các bước chuẩn bị để trồng cây trồng bà thủy sinh đúng cách
Đầu tiên, người trồng cần chuẩn bị chậu có kích thước vừa vẹn với chiều cao và độ tản lá của cây Trầu Bà. Chậu được lựa chọn nên có chất liệu từ thủy tinh hoặc từ epoxy trong suốt để có thể quan sát được bộ rễ của cây, kịp thời xử lý nếu có sâu, bệnh hại.
Trường hợp khác, cũng có thể sử dụng chậu từ men sứ trắng. Lưu ý không nên chọn chậu đất nung vì sẽ thấm nước ra ngoài.
Hình dáng của chậu như thế nào là tùy sở thích của mỗi người. Có người thích chậu kiểu dáng sang trọng, có người biến tấu bằng ly thủy tinh, có khi sáng tạo từ vỏ bóng đèn dây tóc (đối với cây nhỏ, ít nhánh, lá) hay chai, lọ đều được.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo điểm nhấn cho chậu thủy sinh bằng những viên sỏi trắng, bi màu hoặc đá màu. Những viên đá này không chỉ làm cho chậu cây trông thật đẹp mắt mà còn giúp cây không bị đổ ngã khi trồng vào nước. Cũng có thể sử dụng thêm giỏ nhựa để cố định cây đứng vững trong chậu. Giỏ nhựa nên có đường kính vừa với cổ chậu.
Đồng thời, một thứ quan trọng trong phương pháp trồng cây trong nước là chuẩn bị dung dịch thủy sinh thích hợp. Bạn có thể mua chúng ở cửa hàng bán cây cảnh chuyên dụng. Dung dịch dinh dưỡng sẽ cung cấp điều kiện cơ bản cho cây được sinh trưởng bình thường mà không cần đất.
2.1 Hướng dẫn trồng cây trầu bà thủy sinh
Nhẹ nhàng dùng dụng cụ làm vườn mini và tay tách cây Trầu Bà từ chậu đất, cẩn thận không được làm bầm dập hư hỏng rễ. Dùng nước sạch rửa rễ câu và cắt hết phần rễ bị hư hỏng đi, chỉ giữ lại rễ chính và rễ khỏe.
Đặt cây vào giỏ nhựa trong bình nước thủy tinh, hòa vào trong đó một ít dung dịch dinh dưỡng thủy sinh để cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển. Chỉ nên để nước trong chậu ngập khoảng 2/3 rễ.
Lưu ý khi trồng phải có một khoảng trống giữa gốc cây với phần lá cây để tránh các lá bị vùi sẽ mau bị hoại mục, và sẽ làm ô nhiễm nước.
2.2 Hướng dẫn cách chăm sóc cây trầu bà thủy sinh
Bạn cần thay nước cho chậu cây khoảng 10 ngày/lần đối với mùa mưa và 5-7 ngày/lần đối với mùa hè . Nước sử dụng để thay phải đảm bảo là nước không phèn, không vôi, không mặn, không clo. Nếu dùng nước máy thì cần để nước máy qua đêm hoặc mang ra phơi nắng để clo bay hơi hết.
Thường xuyên quan sát chậu cây để kịp thời phát hiện rễ bị hư hỏng hay sâu bệnh mà xử lý. Đối với rễ bị thối, bạn nên dùng kéo cắt tỉa phần rễ đó đi. Lá vàng úa cũng nên được cắt bỏ.
Trường hợp thấy nước trong chậu đổi màu, hơi đục thì nên thay nước cho cây ngay. Khi thay nước, có thể làm vệ sinh, lau sạch bề mặt trong và ngoài của chậu, rửa lại rễ và cho thêm dung dịch dinh dưỡng.
Nếu cây có rễ phát triển quá nhanh và dài, mà bạn không muốn cắt tỉa bớt, có thể trồng cây sang một chậu khác có kích thước lớn hơn, nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu ở trên.