Kỹ thuật nuôi cá chẽm
KINH NGHIỆM CHĂM SÓC CÁ CHẼM #nuoitom #nuoica #cachem KINH NGHIỆM CHĂM SÓC CÁ CHẼM #nuoitom #nuoica #cachem Kỹ thuật nuôi cá chẽm Nước ta với 3.200 km bờ biển là một tiềm năng to lớn cho nghề nuôi cá biển phát triển. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá biển ở nước…
Kỹ thuật nuôi cá chẽm
Nước ta với 3.200 km bờ biển là một tiềm năng to lớn cho nghề nuôi cá biển phát triển.
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá biển ở nước ta mới bắt đầu như: cá mú, cá chim, cá giò,… cá chẽm là đối tượng nuôi biển khá thành công hiện nay.
1. Nuôi cá chẽm trong lồng
a. Chọn ví trí nuôi lồng
Tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi dựa vào các yếu tố sau:
- Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2-3 m. Tránh nơi sóng to, gió lớn và tốc độ dòng chảy dưới 1 m/giây.
- Tránh nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng (tốc độ chảy thích hợp từ 0,2-0,6 m/giây) có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm.
- Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6 mg/lít, nhiệt độ 25-30 độ C, độ mặn từ 27-33 ‰. Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thi công nghiệp, nước thải sinh hoạt, tàu bè, nơi có thể xảy ra thủy triều đỏ (nở hoa của tảo độc).
b. Thiết kế và xây dựng lồng
Thông thường một dàn lồng có kích cỡ 6 x 6 x 3 m và được thiết kế thành 4 ô để làm thành 4 lồng riêng biệt như vậy mỗi lồng sẽ có kích cỡ 3 x 3 x 3 m.
Khung trên lồng bằng gỗ với kích cỡ thông thường loại 8×15 cm. Khung đáy lồng dùng bằng ống nước đường kính 15/21 và được mạ kẽm để tăng tuổi thọ. Lưới lồng tốt nhất nên là PE không gút. Kích thước mắc lưới có thể thay đổi tùy vào kích cỡ cá nuôi. Ví dụ cỡ cá 1-2 cm dùng mắc lưới 0,5 cm, cở cá 5-10 cm dùng mắc lưới 1 cm; cở cá 20-30 cm dùng mắc lưới 2 cm và cở cá >25 cm dùng mắc lưới 4 cm.
Phao có thể là thùng nhựa (1x 0,6m) hay thùng phuy để nâng khung gổ của lồng. Số lượng phao có thể thay đổi tùy theo lồng có nhà bên trên hay không. Lồng đưọc cố định bằng neo ở 4 gốc để tránh bị nước cuốn trôi.
Ngoài ra ở các vùng cạn ven bờ có thể phát triển kiểu lồng cố định bằng cách dùng lưới và cọc gỗ bao quanh khu nuôi.
c. Kỹ thuật nuôi và quản lý lồng
Trước khi thả cá giống vào lồng, cần phải thuần hóa để cá thích nghi với nhiệt độ và nồng độ muối trong lồng. Cá giống nên phân cỡ theo nhóm và nuôi trong những lồng riêng biệt. Thả cá vào lúc sáng sớm (6-8 giờ) hoặc buổi tối (8-10 giờ) khi nhiệt độ thấp.
Mật độ thả cá thường từ 40-50 con/m3. Sau 2-3 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 150-200g, lúc này giảm mật độ còn 10-20 con/m3.
Thường xuyên theo dõi lồng. Do luôn luôn ngập nước, lồng có thể bị phá hại bởi các động vật thủy sinh như cua, rái cá,… Khi phát hiện lồng bị hư hỏng phải lập tức sửa chữa hoặc thay mới.
Sau một thời gian nuôi lưới lồng có thể bị rong và thủy sinh vật bám kín và lắng đọng thức ăn thừa và chất thải ảnh hưởng đến sự lưu thông nước bên trong và ngoài lưới lồng làm cho oxy hòa tan trong lồng thấp ảnh hưởng không tốt cho cá nuôi. Định kỳ vệ sinh lưới.
d. Thức ăn và cách cho ăn
Hiên tại, cá tạp là nguồn thức ăn được dùng duy nhất cho cá chẽm. Để giảm giá thành cũng như giảm lượng cá tạp sử dụng có thể trộn 70 % cá tạp và 30% cám hoặc tấm.
Ngoài ra, có thể cho cá ăn thức ăn viên (công nghiệp) hoặc thức ăn tự chế biến với thành phần thức ăn như sau: Thành phần thức ăn
Thành phần | Phần trăm (%) |
Bột cá Cám Bột đậu nành Bột bắp Bột lá Dầu mực (hoặc dầu cá) Tinh bột khuấy hồ Hỗn hợp Vitamin | 35 20 15 10 3 7 8 2 |
Số lần cho ăn trong ngày tùy thuộc vào cỡ cá. Giai đoạn cá giống cho ăn 6 lần/ngày, với khẩu phần thức ăn 10 % thể trọng. Khi cá đạt cỡ 40g/con thì cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng (8 giờ), buổi chiều (5 giờ) với khẩu phần thức ăn 5 % thể trọng. Đối với cá chẽm không cho ăn vào buổi tối.
2. Nuôi ao
Có hai hình thức nuôi cá chẽm trong ao như sau:
Nuôi đơn
Nuôi đơn là hình thức nuôi một đối tượng chẽm. Mô hình nuôi này có điểm bất lợi là nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc cho ăn bổ sung. Việc sử dụng thức ăn bổ sung sẽ làm giảm lợi nhuận đến mức tối thiểu, đặc biệt những nơi mà nguồn cá tạp hạn chế và đắt.
Nuôi ghép
Mô hình nuôi ghép cá chẽm với cá rô phi có ưu điểm giảm sự lệ thuộc vào nguồn cá tạp. Sự kết hợp giữa một loài làm thức ăn cho đối tượng nuôi chính.
Cá rô phi được chọn làm thức ăn cho cá chẽm với các lý do sau: cá rô phi sử dụng mùn bã hữu cơ, rong tảo không tranh thức ăn với cá chẽm nuôi, sinh sản liên tục nhằm ổn định lượng thức ăn cung cấp cho cá chẽm trong suốt thời gian nuôi.
a. Chọn lựa địa điểm nuôi
Nguồn nước cung cấp: Địa điểm cần có nguồn nước tốt và đầy đủ quanh năm. Chất lượng nước nuôi cá chẽm bao gồm tất cả các đặc tính thủy lý hóa, vi sinh. các thông số cho phép như sau:
Thông số | Phạm vi cho phép |
pH Oxy hòa tan Nồng độ muối Nhiệt độ NH3 H2S Độ đục | 7,5-8,5 4-9 mg/l 0-36 ‰ 26-32oC < 1mg/l 0,3 mg/l < 10 mg/l |
b. Kích thước và hình dạng ao nuôi
Ao nuôi cá Chẽm thường có hình chữ nhật với kích cỡ 2.000 m2 đến 2 ha, sâu từ 1,2-1,5m. Mỗi ao cần có cống cấp và tiêu nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước. Đáy ao bằng phẳng và dốc về cống thoát nước.
c. Chuẩn bị ao
Trong nuôi đơn sau khi bón vôi diệt tạp thì tiến hành lấy nước đầy ao và thả cá nuôi với mật độ 10.000-20.000 con/ha.
Đối với nuôi ghép, sau khi bón vôi thì bón phân chuồng liều lượng 1 tấn/ha. Lấy nước vào ao, khi thức ăn tự nhiên phát triển nhiều thì thả cá rô phi bố mẹ vào với mật độ 5.000-10.000 con/ha.
Tỷ lệ đực: cái là 1:3. Cá rô phi phải nuôi trong ao từ 1-2 tháng hoặc đến khi cá rô phi con xuất hiện nhiều thì thả cá chẽm giống với mật độ 3.000-5.000 con/ha (cỡ 8-10 cm).
Cá giống thả nuôi phải có kích thước đồng đều và phải thuần hóa độ mặn cùng với độ mặn ao nuôi. Thời điểm thả cá vào lúc trời mát.
d. Quản lý ao
Để duy trì thức ăn tự nhiên trong ao cần hạn chế sự thay nước ở mô hình nuôi ghép. Định kỳ 3 ngày thay một lần với lượng khoảng 50%.
Đối với mô hình nuôi đơn do có cung cấp thức ăn hàng ngày, thức ăn dư thừa sẽ gây cho nước nhiễm bẩn, vì vậy cần phải cung cấp nước thêm hàng ngày.
e. Thức ăn và cách cho ăn
Trong ao nuôi ghép không cần phải cho ăn, nhưng ao nuôi đơn thì phải cho ăn hàng ngày. Cách cho ăn trong ao nuôi cũng giống như trong nuôi lồng.
Tags: ca chem, nuoi ca, nuoi ca chem, ky thuat nuoi ca chem, thuy san, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Rao vặt
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ