Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất giúp tiết kiệm công chăm sóc
Kỹ thuật nuôi cá lóc siêu thâm canh Kỹ thuật nuôi cá lóc siêu thâm canh Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất như thế nào để đảm bảo cá sinh trưởng phát triển đều và nhanh?. hôm nay chúng tôi sẽ trình bày sơ qua để bà con tham khảo nhé! Uư và…
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất như thế nào để đảm bảo cá sinh trưởng phát triển đều và nhanh?. hôm nay chúng tôi sẽ trình bày sơ qua để bà con tham khảo nhé!
Uư và nhược điểm mô hình nuôi cá lóc trong ao đất
Contents
Muốn biết có nên nuôi hay không thì bà con tham khảo những ưu và nhược điểm sau khi nuôi cá lóc trong mô hình ao đất.
Ưu điểm:
- Tận dụng được ao đất sẵn có trong vườn
- Tiết kiệm được chi phí xây bể như các mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng
- Tiết kiệm được công sức chăm sóc vì rất hiếm khi phải thay nước hoặc không cần thay cho tới lúc bán cá thương phẩm.
Nhược điểm
- Khó khai thác vì các lóc trốn rất kỹ dưới đáy khi khai thác. Chỉ cần lọt vài con cá lóc lại mà không khai thác, thì những lứa giống sau thả vào chúng sẽ ăn sạch giống cá con.
- Khi có dịch bệnh xảy ra khó xử lí hơn bể xi măng hoặc bể lót bạt
Chọn và xử lý ao đất nuôi cá lóc
Ao nuôi cá lóc thịt cần đảm bảo đủ các tiêu chí sau:
- Ao có diện tích tối thiểu 300 mét vuông. Càng lớn thì nuôi càng tốt.
- Khi hạn hán không bị cạn nước. ưu tiên những ao có nguồn nước cấp ra vào.
- Ao có độ sâu tối thiểu 1,3m để có thể nuôi cá lóc với mật độ cao
- Khi xả nước trong ao phải đảm bảo ao có thể xả sạch để vét đáy bẩn.
- Ao nuôi có nguồn nước sạch sẽ, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiễm các loại thuốc trừ sâu từ bên ngoài.
- Ao có bờ ke để tránh vỡ ao khi mùa mưa tới, vỡ ao hoặc bò ke thấp dẫn tới cá lóc nhảy ra ngoài. Cá lóc là loài có tập tính nhảy nhiều khi có tiếng mưa lớn.
Xử lý ao nuôi trước khi thả cá lóc giống vào
Bà con xả cạn nước ao, xử lý đáy sạch sẽ bằng cách hút bùn và nạo vét đáy. Sử dụng vôi bột rắc đầu đáy ao để tránh các bệnh có sẵn trong ao nuôi. Mật độ rải vôi là 12kg vôi/ 100 mét vuông.
Thả cá lóc giống vào ao nuôi
Khi mua cá lóc giống về, bà con tiến hành ngâm bao cá vào hồ 10-15 phút. Tiến hành thả từ từ vào ao nuôi. Nên thả cá lóc giống vào buổi sang hoặc chiều mát. Hạn chế thả vào buổi trưa để tránh hiện tượng nước phân tầng ở những thời điểm nắng nóng ảnh hưởng đến cá giống mới đem về.
Mật độ nuôi cá lóc ở ao đất
Với những hồ có nguồn cấp nước ra vào tốt thì bà con có thể nuôi thả cá lóc với mật độ cao hơn so với bình thường. vì khi nước bẩn bà con có thể thay được. Mật độ nuôi ở ao nuôi bình thường là 20 con/ mét vuông. Ở những hồ có cấp nuwocs ra vào là 30 con/ mét vuông. Những bà con nuôi lâu năm có kinh nghiệm về nuôi cá lóc trong ao đất rồi thì có thể thả mật độ cao hơn là 40 con/ mét vuông
Chăm sóc cá lóc nuôi trong ao đất
Việc nuôi cá lóc trong ao đất khá dễ và tốn khá ít công sức cho bà con chăn nuôi. Bà con chỉ cần để ý liều lượng cho cá lóc ăn và thay đổi kích thước cám cá phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá là ổn.
Cá lóc 1 tháng tuổi: cho ăn cám… li, độ đạm 40 %. Lượng cho ăn chiếm 8 % trọng lượng cơ thể
Cá lóc 3 tháng tuổi: cho ăn cám… li, độ đạm 35 %. Lượng cho ăn chiếm 6 % trọng lượng cơ thể
Cá lóc 5 tháng tuổi: cho ăn cám… li, độ đạm 35 %. Lượng cho ăn chiếm 5 % trọng lượng cơ thể
Cá lóc 7 tháng tuổi: cho ăn cám… li, độ đạm 30 %. Lượng cho ăn chiếm 3% trọng lượng cơ thể
Lúc cá lóc còn nhỏ bà con có thể cho cá ăn nhiều lần trong ngày để thúc đẩy cá phát triển mạnh, đồng đều. tránh việc con lớn nhanh con lớn chậm dẫn tới ăn nhau. Lớn lên chỉ cần cho cá ăn vào 2 buổi sang và chiều trong ngày là đủ.
Phòng bệnh cho cá lóc
Trong cá trình nuôi cá lóc thương phẩm ở ao đất thì cá sẽ thường hay xảy ra các bệnh về nấm, kí sinh trùng trên da, mang. Vì thế, bà con nên phòng bệnh sớm cho cá bằng cách sử dụng thuốc tím hoặc nước muối loáng 3% ngâm cá trước khi cho vào ao. Bón vôi tôi lắng nước trong và lấy nước đó tạt vào ao cá. Đặc biệt những ngày thời tiết mưa thì bà con nên tạt nước vôi đã lắng trong để tăng độ PH trong nước hồ.
Nếu những ao hồ có hệ thống cấp nước ra vào thì chúng tôi khuyến khích bà con 1-2 tháng nên tháo nước và cấp nước mới cho cá lóc một lần.
Trộn vitamin C định kì đầy đủ thường xuyên cho cá lóc ăn. Nên trộn loại vitamin C dành cho thủy sản vì loại đó bám dính tốt vào thức ăn, tránh việc cá ăn chưa kịp mà vitamic đã hòa tan vào hồ. Mỗi tuần nên trộn men tiêu hóa sống để tăng cường chức năng tiêu hóa cho đàn cá lóc nuôi. Giảm thiểu các bệnh đường ruột mà cá lóc hay gặp.
Thu hoạch cá lóc thương phẩm
Thời gian sinh trưởng của cá lóc khi nuôi chính vụ là khoảng 6 tháng. Cá lóc bắt đầu bắt xuất bán với trọng lượng dao động khoảng 600-800g/ con. Nuôi trái vụ cá sẽ cần tới 8 tháng để đạt trọng lượng đó. Trước khi dung lưới kéo cá lóc ở ao vào bán cho thương lái thì bà con nên cho cá lóc nhịn ăn một đến 2 bữa để tránh viêm ruột chết cá. Gây tổn thất lớn cho thương lái, làm mất uy tín của bà con chăn nuôi. Giá cá lóc thương phẩm những năm được giá sẽ rơi vào khoảng 60.000đ/ kg. trung bình lời 30.000đ/ kí sau khi đã trừ các chi phí.
Trên đây là một số kiến thức về kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất. Để nuôi cá lóc trong ao đất thành công, yếu tố đầu tiên bà con cần để ý đó là chất lượng con giống. Con giống chuẩn thì quá trình nuôi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Trại chúng tôi chuyên cung cấp cá lóc giống các loại cho bà con với số lượng lớn. Bà con có nhu cầu mua giống thì vui lòng liên hệ trực tiếp để đặt giống nhé ạ. Nhiều bà con có ao đất muốn nuôi cá lóc nhưng chưa biết bắt đầu thế nào cũng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.
SĐT: 0394226990 ( Quang Nguyên )
fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongQuangNguyen
xem thêm bài viết: