Kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt cải tiến mới nhất
cách nuôi ếch, trong bể lót bạt làm giàu từ nông thôn cách nuôi ếch, trong bể lót bạt làm giàu từ nông thôn Nội Dung Chính Kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt như thế nào để đem lại hiệu quả tối đa nhất. Hôm nay tôi sẽ trình bày cho bà con…
Nội Dung Chính
Kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt như thế nào để đem lại hiệu quả tối đa nhất. Hôm nay tôi sẽ trình bày cho bà con tất tần tật về kỹ thuật. cũng như sẽ phân tích các mặt lợi hại trong mô hình nuôi ếch này.
1. Chuẩn Bị Bể Lót bạt
Nuôi ếch trong bể lót bạt thường sẽ có 2 mô hình. Tùy vào từng điều kiện của từng địa phương mà bà con áp dụng linh hoạt nhé ạ.
Sử dụng cọc để làm tường bao
Với mô hình nuôi ếch này, chỉ được áp dụng với những địa phương ít gió, không có chuột phá.
Ưu điểm của mô hình này là chi phí thấp
Nhược điểm là dễ hư hỏng
Chuẩn bị: cọc gỗ 1 mét 1 cọc, diện tích 50 mét vuông đất bằng phẳng. Nên làm hồ kích thước 4mx9m. bạt lót pe kích thước 6x11m. ồng nhựa làm lỗ thoát nước 90, co ống nhựa.
Các bước tiền hành trải bạt
B1: đo diện tích hình chữ nhật mảnh đất chuẩn bị làm bể bạt
B2: cào mặt bằng hồ đảm bảo có độ dóc về một phía thoát nước
B3: chọn vị trí thoát nước và chôn ống
B4: cố định các cọc chắc chắn, đảm bảo chiều cao cọc tối thiểu 1m tính từ mặt đất trở lên
B5: tiến hành trải bể bạt cân đối với diện tích
B5: dung dây gia cố bạt vào các cọc.
Sử dụng gạch baloc để làm tường bao
Với những vùng bà con ít có cọc gỗ hoặc chi phí mua cọc đắt, gió lớn, nhiều chuột. Bà con bắt buộc phải làm mô hình bể bạt để nuôi ếch. Tránh trường hợp ếch bị hao hụt do chuột đục bạt, hay là gió lớn lật văng bạt trải ra khỏi hồ.
Ưu điểm của mô hình này là có thể sử dụng 3-5 năm, giúp giảm chi phí trong dài hạn. tránh được thiên địch cho ếch.
Chuẩn bị: gạch baloc, xi măng, bạt pe, đinh, xăm dung để bao xung quanh, ống nhựa và co dung để làm lỗ thoát nước.
Tiến hành xây dựng bể bạt nuôi ếch:
B1: đo đúng diện tích 50 mét vuông với kích thước 5×10. Mực đích là phù hợp với kích thước khổ bạt.
B2: Tiến hành xây tường bao 1 lối nằm 2 lỗi đứng
B3: San mặt đáy hồ đảm bảo có độ dốc 5 độ. Nghiêng về một phía để dễ thoát nuwocs thải khi chúng ta thay nước.
B4: xác định vị trí và chôn ống thải nước thải, luwu ý bà con cần cho đuôi ống thấp hơn đầu ống để nước tải dễ thoát ra ngoài. Mỗi khi thay nươc bà con có thể tiết kiệm thời gian hơn nhé.
B5, tiến hành cắt và trải bạt, cố định các gốc để tránh hụt bạt. Bà con cố gắng trải bạt phẳng nhất có thể, mục đích thoát chất thải dễ dàng hơn, tránh ứ đọng lại. mất thời gian nhiều cho khâu thay nước cho ếch.
B6: bơ nước vào bể bạt để cố định vị trí bạt lót trong bể
B7: dung đính đóng nẹp tre/ nẹp gỗ nẹp bạt lót và xăm vào tường bao
B8: xả vô hoặc chùi rửa bạt bằng dầu rửa chén. Lưu ý phải rửa sạch dầu trước khi cho ếch con vào bể bạt.
B9, cắt dán ống thoát nước
2. Đưa ếch giống về bể bạt
Lưu ý trước khi đưa ếch giống về nuôi: bà con cần xử lý kỹ bể lót bạt như đã nêu trên với bể mới. còn với bể lót bạt cũ, bà con cần xả vôi, ngâm với thời gian 3 ngày, sau đó lau chùi sạch sẽ.
Chuẩn bị máy che nắng loại che rau đầy đủ. Tránh trường hợp những ngày nắng nóng không có mái che, ếch rất dễ bị bệnh thận, sung cổ dẫn đến chết.
Gía thể là một điều không thể thiếu trước khi bà con đưa ếch về thả vào bể lót bạt. Nếu không có giá thể thì ếch rất dễ chết vài ngày sau đó, các loại giá thể thuwongf dung là xốp nổi loại mòng. Tuyêt đối không dung miếng xốp ở thùng xốp, vì nó quá nổi khiến ếch không thể ăn.
Sauk hi đưa ếch con trừ trại giống về, bà con thả vào bể lót bạt. Sau 3-4 tiếng để ếch ổn định rồi mới cho ăn. Lưu ý đừng cho ăn liền vì sẽ dễ bị viêm ruột, ăn muộn quá ếch đói sẽ cắn nhau.
3. Cách chăm sóc ếch con trong bể lót bạt
Làm sao để chăm ếch con trong bể lót bạt hiệu quả? Bà con cần phải lưu ý các vấn đề sau
- Thay nước cho ếch định kì 1 ngày 2 lần, luôn đảm bảo mức nuwocs tối thiểu từ 25-30cm. Khi thay nước, bà con hạn chế sử dụng vòi nước xịt thẳng vào cơ thể con ếch. Điều đó rất dễ khiến ếch bị viêm ruột
- Bà con nên nuoi mật độ ếch khoảng 150 con/ mét vuông lúc lớn. Lúc nhỏ thì có thể nuôi dày hơn khoảng 200-250 con. Nuôi thưa quá ếch khá lười ăn, chậm lớn. Nuôi dày quá thì môi trường nước dễ bị ôi nhiễm, dễ bệnh cho ếch hơn.
- Thời điểm cho ếch ăn: với ếch khi bắt từ trại ếch giống về 1 tháng, bà con có thể cho ăn ngày 3 lần vào các thời điểm sang trưa chiều. Từ tháng thứ 2 trở đi, bà con chỉ cần cho eesch ăn ngày 2 lần là được.
- Với việc nuôi ếch trong bể bạt, bà con có thể cho ếch ăn bằng cá tạp nếu địa phướng có nguồn cá tạp giá rẻ. Lúc ếch con còn nhỏ thì chúng tôi khuyến khích bà con cho ếch ăn cám để ếch lớn đều, hạn chế được thời gian phân đàn cho ếch, tránh ếch ăn nhau do ăn cá tạp lúc bé ko đồng đều.
- Với thức ăn nuôi ếch là cám công nghiệp, bà con nuôi sẽ nhàn hơn rất nhiều. Không giống như việc nuôi ếch bằng cá tạp, bà con không cần mất thời gian như cắt cá. Chỉ cần đến bữa rải cám đều cho ếch ăn. Vệ sinh chuồng ếch sạch sẽ. tránh việc cho ếch ăn dư cám.
4. Các bệnh thường gặp ở ếch khi nuôi trong bể bạt
Với kinh nghiệm của chúng tôi, ếch nuôi trong bể lót bạt thường gặp các bệnh như đầy bụng, chướng hơi, lòi ruột, bỏng nước
Sau đây là một só dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh cho ếch ở bể bạt
Bệnh đầy hơi chướng bụng: thường bệnh này tác nhân chủ yếu do nguồn thức ăn và môi trường sống của ếch nuôi. Thức ăn dư thừa không dọn, nước thấp, quá hôi, ếch đớp phải phân nhau làm hại hệ thống tiêu hóa. Dẫn tới tình trạng ếch bị chướng bụng đầy hơi. Với trường hợp này, bà con bắt những con bị đầy bụng ra ngoài, ngừng cho ăn 1 ngày, sau đó cho ếch ăn thức ăn trộn men tiêu hóa.
ếch bị lòi ruột: ếch bị lòi ruột hầu như ếch sẽ chết sau đó dù chúng ta có nhét ruột vào lại. Chúng ta nên phòng tránh bằng cách ít xịt nước trực tiếp vào bụng ếch. Cho ếch ăn men tiêu hóa định kì để tránh ếch lòi ruột do tiêu chạy. thường bệnh này xảy ra ở ếch lớn thường xuyên hơn.
Bệnh bỏng nước ở cằm và ở lưng thường xảy ra ở các thời điểm nắng nóng trong năm. Ếch là loài động vật biến nhiệt, vì thế khi nhiệt độ cao, cơ thể chúng sẽ tang nhiệt độ môi trường, chức năng thận bị suy giảm gây tích nước, kết hợp việc hấp thu nước qua da. chúng sẽ chết. giải pháp là bà con cần sử dụng tấm lưới che nắng che chắn cẩn thận cho ếch nuôi vào những điểm thời tiết khắc nghiệt.
5. Thu hoạch ếch thương phẩm
Trung bình sau 2 tháng rưỡi nuôi trên bể bạt, bà con có thể thu hoạch ếch thương phẩm. Trọng lượng ếch thương phẩm giai đoạn này rơi vào khoảng 2 lạn đến 3 lạng rưỡi. Bà con nên thay nước trong bể bạt sạch sẽ, không cho ếch ăn 1 buổi trước khi xuất bán đi gần. Không cho ếch ăn 2 buổi trước khi xuất ếch thương phẩm đi xa.
6. Phân tích lời lỗ khi nuôi ếch trong bể lót bạt
Vì sao mô hình nuôi ếch trong bể lọt bạt bà con nên áp dụng? sau đây tôi sẽ trình bày về chi phí doanh thu đẻ bà con thấy rõ bức tranh hơn. Tôi chỉ phân tích mô hình có tường gạch bao quanh, vì theo tôi đó là mô hình chi phí thấp, ít rủi ro trong dài hạn cho bà con.
Chi phí tính theo 1 hồ 50 mét vuông:
- Chi phí xây hồ 3 triệu 5. Sửa dụng 4 năm, mỗi năm 875.000đ
- Chi phí mua giống 200con/ mét vuông x 50 = 1 vạn con giống trị giá 10 triệu
- Chi phí cám cho 1 vạn con đến khi bán 2,2 tấn x15=33 tr
- Điện nước 1 triệu
Doanh thu: với 1 vạn ếch giống, bà con có thể thu được 1, 5 tấn ếch thịt. Giá ếch miền trung là 38, Miền Bắc 42. Doanh thu sẽ giao động khoảng 60 triệu.
Lợi nhuận=60.000.000-875.000-10.000.000-33.000.000-1.000.000=15 triệu đồng
Vậy lợi nhuận trung bình khi bà con nuôi 1 vạn ếch giống sẽ rơi vào khoảng 15 triệu. Hiện có nhiều hộ nuôi với mức lợi nhuận cao hơn. 1 vạn con lời được 20 triệu. những hộ đó là những hộ có kinh nghiệm nuôi ếch lâu năm.
7. mua ếch giống ở đâu để mô hình nuôi bạt thành công?
Để đạt được mức lợi nhuận như đã nêu ở trên, bà con cần giảm tỉ lệ hao hụt khi nuôi ếch. Để tỉ lệ hao hụt thì bà con cần chọn giống đạt chuẩn. Trang trại ếch giống của chúng tôi là cơ sở có thâm niên trong việc cung cấp ếch giống cho bà con. Giống cung cấp ra thị trường luôn đảm bảo để bà con nuôi đạt nhất.
Mọi chi tiết bà con liên hệ mua giống hoặc muốn tư vấn vẫn kỹ hơn về mô hình nuôi ếch trong bể lót bạt hoặc là các cách nuôi ếch hiệu quả khác:
0908650297 ( zalo)
Facebook: https://www.facebook.com/echgiongquangbinh