Kỹ thuật nuôi ếch trong vèo
kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt Kỹ thuật nuôi ếch trong vèo như thế nào là đạt chuẩn?. Vèo lưới hay được gọi là lồng lưới, cháng lưới…Nuôi ếch trong vèo , hay được gọi là nuôi ếch trong lồng lưới là mô hình dùng…
Kỹ thuật nuôi ếch trong vèo như thế nào là đạt chuẩn?. Vèo lưới hay được gọi là lồng lưới, cháng lưới…Nuôi ếch trong vèo , hay được gọi là nuôi ếch trong lồng lưới là mô hình dùng vèo hay lồng lưới có hình dạng như những chiếc mùng chổng ngược với các diện tích từ 9m2 đến 50m2 bỏ dưới hồ đất được cố định các gốc vèo, lồng bằng cộc tre , gỗ… sau đó ta thả ếch vào nuôi, mô hình có thể triển khai nuôi được số lượng lớn và đem lại hiệu quả cao cho bà con nuôi ếch hiện nay. Sau đây tôi sẽ trình bày chi tiết về mô hình và kĩ thuật nuôi ếch trong vèo cho bà con tham khảo và thực hành.
I. Cách làm vèo nuôi ếch
Contents
- 1 I. Cách làm vèo nuôi ếch
- 2 II. Kỹ thuật cho ếch ăn trong vèo lưới
- 3 III. Cách vệ sinh khi nuôi ếch trong vèo
- 4 IV. Các bệnh thường gặp khi nuôi ếch trong vèo
- 5 V. Yếu tố thành công kỹ thuật nuôi ếch trong vèo
Khi bà con có ý định nuôi ếch trong vèo thì bà con phải có các điều kiện như ao hồ có nguồn nước sạch sẽ. Nếu có nguồn nước sạch cho chảy ra vào hồ thì càng tốt.
Chuẩn bị:
- Vèo lưới : bà con may lưới theo hình dạng giống với chiếc mùng , màn chống muỗi. Mùng lưới bào xung quanh có mắt lưới với tiết diện 2 đến 3mm, chiều cao 1m. Bên dưới đáy vèo mắt lưới có tiết diện 5mm. Tuỳ diện tích để bà con may các diện tích vèo lưới khác nhau, nuôi ở vèo lưới thì mật độ thả là 150 con/1m nên bà con tính xem mình nuôi bào nhiêu ếch để may với diện tích cho hợp lý,( 3 x3; 3×4; 4×5; 5;10).
- Tiếp theo bà con chuẩn bị cộc để găm vào đất cố định lồng nuôi. Cộc bà con nên dùng các loại như tre, cây bạch đàn… những cây gỗ khoẻ, dài để buộc cố định vèo và dùng để buộc mái che nắng.
- Giá thể cho ếch ngồi được làm bằng tre dạng thanh, ta có thể dùng tre có bề ngang bằng 2 ngón tay. Chiều dài tre lới hơn chiều dài của lồng 50cm. Ta buộc các thanh tre theo ô vuông hoặc hình chữ nhật có kính thước 50cm x50 cm. Bà con có thể dùng ống nhựa loại phi 34 bịt 2 đầu và cô định các ống theo khoáng cách 30cm để làm giá thể. Nếu bên dưới ao bà con có nuôi cá thì bà con dùng tấm nhựa mềm loại dày 3mm để làm giá thể cho ếch.
- Các vật dụng khác như dây buộc nối cộc với vèo lưới, lưới che mát cho ếch ( lưới lan,lưới che rau)
Tiến hành thi công vèo nuôi ếch
Sau khi chuẩn đồ cần thiết thì bà con tiến hành như sau:
- Găm cộc : bà con găm cộc xuống đất sâu 70cm với khoảng cách lớn hơn vèo lưới bà con may là 50cm. Bà con nên găm cộc vị trí gần bờ hồ , gần nơi nước sạch sẽ để dễ chăm sóc. Với 1 vèo lưới thì bà con găm 4 cộc, với khoảng cách các vèo lưới có độ dài lớn thì bà con thêm cộc bổ trợ nâng lưới cho lưới được căng hơn.
- Buộc vèo vào cộc: ta buộc các gốc vèo vào cộc với khoảng cách phải đạt chiều cao vèo 1 mét. Phần gốc đáy vèo bà con buộc sao cho mặt đáy phải bằng phẳng, căng đèu mọi mặt. Đối với bà con có nuôi kết hợp cá thì ta nen may vèo cao hơn để trừ đi phần buộc sâu hơn dưới mặt nước sao cho đảm bảo cá không quấy rối ếch và ếch không nhảy ra được ( chiều cao lưới từ mặt nước lên là 1m)
- Thêm giá thể: bà con thêm giá thể bên dưới vèo sau khi đã buộc xong vèo lưới. Với vèo buộc sâu có nuôi kết hợp cá thì bà con dùng giá thể nhựa nổi bỏ vào bên trong vèo. Bà con khi thêm giá thể cẩn thận kẻo bị hỏng vèo.
- Căng mái che nắng: bà con tiến hành căng mái che nắng bên trên vèo sao cho thoáng, để khi ta cho ếch ăn không bị vướng.
II. Kỹ thuật cho ếch ăn trong vèo lưới
Sau khi thả ếch vào vèo nuôi với mật độ 150 con/ m2 , ta cho ếch ăn như sau.
Giai đoạn ếch 200 con đến 300 con/kg thì ta cho ăn cứ 1 vạn con ta cho ăn mỗi bữa khoảng 4kg cám 2,5 li với hàm lượng đạm 35%. Cho ếch ăn 3 bữa sáng trưa và chiều. Các giai đoạn sau thì cho ếch ăn 2 bữa mỗi ngày.
Giai đoạn ếch 100 con/ kg ta cho ếch ăn cứ 1 vạn con là 6kg cám loại 3mm độ đạm 30%.
Giai đoạn ếch 50 con/kg ta cho ếch ăn cứ 1 vạn là 8kg. Độ đạm 30%, kích cỡ cám là 4 đến 6mm.
Giai đoạn ếch trên 20 con/ kg ta cho ếch ăn cám độ đạm 30 %. Cứ 1 vạn ếch ta cho ăn 10kg. Cỡ viên cám 6 đến 10mm.
Tuỳ theo thời tiết để bà con cho ăn lượng cán cho hợp lý. Khi thời tiết ấm áp thì ếch sẽ ăn nhiều. Để tính thực tế thì bà con cứ cho ếch ăn no sau đó biết được lượng thức ăn cho lần sau là giảm 30 % lượng thức ăn mà lúc trước ếch ăn no, vì dụ lần ếch ăn no là 10kg ta thấy ếch không bắt cám nữa thì lần sau bà con cho ăn 7kg thôi. Cho ếch ăn cám đều trên mặt nước. Nếu ếch ăn tổng là 10kg cám thì ta chia 3 lượt rắc cám cho ếch ăn. Tránh vứt cám xuống vèo 1 lúc ếch sẽ ăn không kịp. Lúc này cám thấm nước mềm ra ếch sẽ không ăn.
Khi ếch còn nhỏ bà con nên tiếp cận ếch chậm để cho ăn vì ếch lúc này còn nhát. Ta tránh cho ếch ăn quá nhiều kẻo ếch béo bụng , hay dễ bệnh tiêu hoá. Cho ếch ăn khoảng 70% mức ếch ăn thôi. Những bữa cho ếch ăn thì ta định kì dùng men tiêu hoá và vitamn C cho ếch. Cứ 1 tuần là 3 lần vitamin C vào buổi chiều, 3 lần men tiêu hoá vào buổi sáng. Ta trộn theo tỷ lệ 1 thìa café vitamin hoặc men tiêu hoá và 1 chén nước + 1kg cám. Sau đó trộn đều và chờ cám khô sau 15 phút, lúc này có thể cho ếch ăn.
III. Cách vệ sinh khi nuôi ếch trong vèo
- Tốc độ phát triển của ếch nhanh nhưng hệ số hao hụt vẫn rất cao. Tính thực tế khi xuất bán cứ 1 vạn ếch thì ta thu được khoảng 1,3 tấn êch thịt. Nếu tính độ hao hụt thì khoảng 30 đến 40 %. Bởi vậy trong quá trình nuôi những co êch chết ta phải dùng múc lưới múc những con ếch chết trong vèo ra ngoài , tránh gây ôi nhiễm nguồn nước. Nếu bà con nuôi ếch số lượng nhiều thì nên nuôi riêng một hồ cá trê hoặc cá chim để tận dụng ếch hào hụt.
- Nguồn nước ao hồ nơi có vèo nuôi ếch thường nhanh ôi nhiễm. Bà con nên có phương án dự phòng là có nguồn nước thay cho ao hồ nếu xảy ra nguồn nước bị hỏng. Ta có thể cho nước chảy vào ra hồ mà nơi có đặt vèo nuôi ếch. Nếu ếch phát triển nơi có nguồn nước sạch thì ếch sẽ ít bị bệnh và cho năng suất cao
- Phun, tắm thuốc tím cho ếch: bà con có thể tắm thêm thuốc tím cho ếch bằng vòi phun định kỳ 1 tuần 1 lần. Ta phun trực tiếp lên người ếch và xung quanh vèo nuôi.
IV. Các bệnh thường gặp khi nuôi ếch trong vèo
Kỹ thuật nuôi ếch trong vèo nếu đảm bảo các yếu tố như nguồn nước sạch sẽ, nhiệt độ môi trường từ 30 độ đến 37 độ, cám đảm bảo chất lượng… thì ếch sẽ ít bệnh. Khi bà con nuôi ếch trong vèo có những ưu điểm lớn như ít chăm sóc , nuôi được số lượng lớn nhưng khi xảy ra dịch bệnh thì rất dễ bị nhiều vì nuôi ếch trong vèo khó để thay sạch nước , các vèo thường cùng chung 1 nguồn nước nên dễ lây lan hơn. Các bệnh thường gặp nuôi trong vèo chủ yếu do môi trường nước. Tôi sẽ trình bày các bệnh cơ bản để bà con biết phòng tránh và chữa trị:
-
Bệnh mù mắt, ghẹo cổ:
bệnh này khá nguy hiểm trên ếch, làm mắt của ếch mờ đục, không ăn được và chết. Bệnh này thường xảy ra khi bà con nuôi trái mùa, trời mưa hay sương muối kéo dài. Bệnh thường phát triển giai đoạn ếch 50 con/ kg. Bệnh cũng do nguồn nước bẩn gây ra sự phát triển của liên cầu khuẩn streptococcut ký sinh sẵn trên ếch. Khi có điều kiện phát triển nó tấn công vào đại não và vùng mắt của ếch, gây mù mắt và ghẹo cổ. Khi ta mổ ếch kiểm tra mấy con mù mắt thì thấy trong thân ếch đỏ các mạch máu lên.
Để phòng bệnh này bà con nên che sương cho ếch. Khi thời tiết diễn biến sương nhiều ngày thì bà con nên dùng thuốc phòng bệnh trước. Ta dùng doxycilin 10g/kg thức ăn cho ăn giai đoạn ếch 100 con/kg. Cho ăn 7 ngày liên tục vào buổi sáng, buổi chiều trộn Vitamin C cho ếch ăn bổ sung. Những ngày sau mưa thì bà con dùng vôi rắc khử khuẩn ao hồ. Bà con nên định thay nước ao hồ thường xuyên hay dùng yucca xử lý bùn bã hữu cơ.
-
Bệnh phồng da, tích nước ở da ếch:
bệnh này thường xẩy ra khi nhiệt độ môi trường cao trên 38 độ C. Nhiệt độ mặt nước tăng cao ếch có cơ chế tự nhiên tích nước vào da. Ếch bị thận cũng xảy ra hiện tượng không bài tiết nước được. Lúc này làm da ếch căng phồng , bên trong toàn nước. Bà con nên phân biệt ếch bị phồng hơi và phòng nước. Đối với trường hợp này bà con điều chỉnh tấm giá thể nhô lên cao hơn hẳn sô với mặt nước hoặc để đáy vèo sâu hơn 70cm. Bên trên che lưới mát mẻ, để khi ếch ăn vẫn có chỗ ngồi và tránh nhiệt độ mặt nước quá nóng hay khi nóng quá ếch có thể lặn sâu.
Những ngày nắng nóng thì bà con nên bơm nước vào ao hồ để giảm nhiệt độ mặt nước. Nếu dưới ao hồ không nuôi kết hợp cá thì bà con nên thả bèo tây phủ đầy mặt nước. Mục đích để giảm nhiệt độ và làm sạch nước hiệu quả. Bà con nên thường xuyên dùng vitaminC và giảm lượng ăn 20% khi nhiệt độ trên 38 độ C.
-
Bệnh chướng hơi, đầy bụng:
đây là bệnh thường gặp của ếch khi nuôi thương phẩm. Bệnh này do ếch bị tiêu hoá kém, ếch bị nhiều nhất khi nhiệt độ từ cao xuống thấp. Để phòng trị bệnh chướng hơi đầy bụng trên ếch thì bà con thường xuyên trộn men tiêu hoá cho ếch ăn hằng ngày. Những ngày trời chuyển mưa lạnh thì ta nên giảm 50 % lượng thức ăn cho ếch. Cho ếch ăn tỏi với 3 tép tỏi/ kg thức ăn.
V. Yếu tố thành công kỹ thuật nuôi ếch trong vèo
Qua bài trên ta thấy yếu tố để kỹ thuật nuôi ếch trong vèo đạt hiệu quả cao thì phải đảm bảo các yếu tố cơ bản như nguồn nước sạch sẽ, cám tốt, thời tiết thuận lợi, ngoài những yếu tố trên còn phải có nguồn giống đảm bảo. Chúng tôi là đơn vị cung cấp con giống thuỷ sản lâu năm, đặc biệt là con ếch giống. Khi bà con lấy giống nơi chúng tôi thì chúng tôi bảo đảm chất lượng tốt khi lấy về. Qua quá trình nuôi chúng tôi biết được chất lượng giống chiếm gần một nửa tỷ lệ thành công. Chúng tôi sẽ tư vấn đầy đủ miễn phí cho bà con khắp mọi vùng miền trên tổ quốc. Chúc bà con thành công và nhiều sức khoẻ.
Liên hệ:
SĐT: 0394226990 ( Quang Nguyên )
Fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongQuangNguyen
xem thêm bài viết: