Kỹ thuật nuôi thỏ con

Thỏ giống quá chất lượng nhưng phải ngừng nuôi/ trại thỏ linh thy Thỏ giống quá chất lượng nhưng phải ngừng nuôi/ trại thỏ linh thy Kỹ thuật nuôi thỏ con Thỏ đẻ mỗi lứa từ vài ba con đến chín, mười con. Số lượng con ít nhiều của mỗi lứa có thể tuỳ vào…

Thỏ giống quá chất lượng nhưng phải ngừng nuôi/ trại thỏ linh thy
Thỏ giống quá chất lượng nhưng phải ngừng nuôi/ trại thỏ linh thy

Kỹ thuật nuôi thỏ con

Kỹ thuật nuôi thỏ con

Thỏ đẻ mỗi lứa từ vài ba con đến chín, mười con.

Số lượng con ít nhiều của mỗi lứa có thể tuỳ vào dòng giống, nhưng thường thì thỏ đã sinh sản lâu năm đẻ ít con hơn đối với thỏ đang trong thời kỳ sinh sản sung sức.

Việc nuôi con vụng hay khéo cũng tuỳ vào từng con thỏ mẹ.

Có thỏ mẹ chỉ nuôi ba bốn con con mà lớn không đều, nhưng cũng có con nuôi đến tám, chín con mà trọn bầy đều lớn sởn sơ như nhau, mặc dầu khẩu phần ăn được cung cấp cho chúng không khác gì nhau.

Nhưng, trung bình một thỏ mẹ chỉ nên cho nuôi tối đa là sáu con là vừa sức.
Có một bầy thỏ con khoẻ mạnh là một điều hạnh phúc, tuy vậy cần đặc biệt quan tâm đến thỏ mẹ
Do đó, những bầy con nào quá đông đảo, ta nên san sẻ bớt qua những ổ ít con hơn nhờ nuôi hộ.

Đây gọi là phương pháp dồn con, còn gọi là san con để nhờ nuôi vú.
Việc dồn con hay san con nhờ nuôi vú chỉ thành công khi ta thực hiện đúng phương pháp sau đây:
Nên chọn hai bầy con cùng cỡ tuổi như nhau (để cùng ngày hay cách biết trước sau vài ba ngày mà thôi)

Khi dồn con, trước đó nên rửa tay sạch sẽ để không lưu lại mùi hôi trên mình thỏ con

Nên dồn con vào ban đêm để thỏ mẹ khó lòng phát giác được có những con lạ trong ổ của nó

Con hay bầy có sắc lông giống nhau mới khỏi bị thỏ mẹ phát hiện
Đa số thỏ mẹ không đủ khôn để tinh ý đoán ra được có bầy con lạ trong ổ của chúng.

Nhưng, nếu chúng phát giác ra được điều này thì chúng cắn chết ngay cả bầy, không phân biệt con ruột hay con lạ.

Do đó, sau khi dồn con, ta nên theo dõi độ vài ba giờ xem động tĩnh ra sao, để kịp thời can thiệp.
Thỏ con sơ sinh mình đỏ hỏn, trên mình chưa mọc lông, mắt chưa mở và cơ thể rất yếu, vì vậy không thể nuôi bộ được (nuôi không có thỏ mẹ).

Gặp trường hợp sinh ra mà mẹ chết, bầy thỏ con đó coi như bỏ đi, ngoại trừ trường hợp gửi nuôi vú.
Mặt khác như các bạn cũng biết, chất lượng của sữa thỏ tốt gấp ba, bốn lần sữa bò tươi, vì vậy nếu có dùng sữa bò mà nuôi thỏ con cũng sống ương yếu.

Hơn nữa, giá trị con thỏ đâu đáng bao nhiêu, trong khi công sức nuôi bộ chúng ta lại bỏ ra quá nhiều nên xưa nay ít ai nghĩ đến việc nuôi bộ chúng cả.
Cũng như các giống vật sơ sinh khác, trong giai đoạn tuổi đời còn quá nhỏ, thỏ con cả ngày chỉ biết ngủ, trừ trường hợp đói sữa mới chịu ngọ nguậy mà thôi.

Đến 12 ngày tuổi thỏ con mới mở mắt, và từ đây chúng năng hoạt động hơn, thường bò tới bò lui trong ổ.

Đây cũng là lúc lớp lông trên mình bắt đầu mọc dài.
Nhưng phải chờ đến ba tuần tuổi chúng mới đi đứng mạnh dạn, bắt đầu ra khỏi chiếc ổ chật hẹp rồi theo mẹ đến máng ăn, máng uống.

Thỏ con bắt đầu tập ăn đúng vào giao đoạn lượng sữa của thỏ mẹ cũng bắt đầu giảm dần.
Vì vậy, tuỳ từng trường hợp mà ta tính đến việc cai sữa cho thỏ con:
Nếu thỏ mẹ đẻ mỗi tháng một lứa như cách nuôi của người mình trước đây thì đến 25 ngày tuổi thỏ con đã được cai sữa (cai sữa trước khi mẹ đẻ lứa sau)
Nếu cho thỏ mẹ mỗi năm chỉ để năm, sáu lữa thì cho thỏ con bú mẹ đến hết sáu tuần tuổi rồi mới bắt đầu cai sữa
Do không có thức ăn gì tốt bằng sữa mẹ, nên nếu càng kéo dài thời gian bú sữa, bầy thỏ con sẽ sởn sơ mau lớn hơn những bầy con bị dứt sữa sớm.

Sức đề kháng của chúng cũng tốt hơn nên ít bệnh tật hơn, nhất là các bệnh đường ruột.
Cai sữa
Không nên cai sữa cho thỏ con đột ngột mà phải tiến hành từ từ.
Trước hết, nên nuôi cách ly bầy con với thỏ mẹ.

Ngày đầu chỉ cho bú ba cữ sáng, chiều, tối.

Ngày thứ hai chỉ cho bú hai cữ sáng và chiều.

Ngày thứ ba, thứ tư chỉ cho bú một cữ mà thôi.

Do bú không no nên thỏ con siêng ăn thức ăn của chủ nuôi cung cấp.

Cho bú sữa như vậy chừng bốn năm ngày thỏ sẽ quên cữ bú và biết ăn uống bình thường như các thỏ trưởng thành, và có thể nuôi riêng được.
Do ăn thức ăn mới nên thời gian đầu nhiều thỏ con dễ mắc chứng tiêu chảy.

Vì vậy, trong giai đoạn đầu này, ta nên tập dần cho chúng ăn rau cỏ khô, thêm vài tuần tuổi sau mới tập cho ăn rau cỏ tươi, đến thức ăn viên, lúa mộng …

Điều cần là theo dõi sát sao sức khoẻ của từng con một, xem chúng có bị tiêu chảy hay không.
Không nên thay đổi đột ngột thức ăn đối với thỏ con.

Nếu cần thay đổi thì cũng phải từ từ để chúng quen dần với thức ăn mới.
Trong vài tuần đầu mới lẻ mẹ, thỏ con cần được sống nơi ấm áp.

Nếu cần, trong những tháng lạnh, ta nên sưởi ấm cho chúng bằng bóng điện tròn, nhất là lúc nửa đêm về sáng.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chăn nuôi thỏ phần 5

Phương pháp phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở thỏ.

Những bệnh thường gặp khi nuôi thỏ

Thỏ nuôi là loại gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch do các yếu tố môi trường ngoại cảm gây nên. Khi mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nếu nuôi thỏ mà không thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là khâu vệ sinh phòng bệnh thì dễ bị thất bại. Những bệnh thường dễ mắc ở thỏ là:

Nuôi thỏ con và những điều bạn cần biết

Với chăn nuôi thỏ, việc chăm sóc thỏ trưởng thành là điều vô cùng dễ dàng và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, cách nuôi thỏ con lại hoàn toàn khác, đòi hỏi bạn cần phải trang bị một số kiến thức nhất định trong việc chăn nuôi. Dưới đây là một vài điểm quan trọng nhất trong số đó.

Tin thuộc Nuôi thỏ

Kỹ thuật nuôi thỏ thịt

Tôi muốn nuôi thỏ thịt. Bạn nhà nông cho tôi hỏi kỹ thuật chăm sóc và cách nuôi dưỡng như thế nào?

Các biện pháp quản lý đàn thỏ mùa nắng nóng

Thỏ là loài gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh, khi nhiệt độ không khí tăng trên 35 độ C và kéo dài, thỏ rất dễ bị cảm nóng.

Điều trị nấm da ở thỏ

Nấm da là bệnh khá phổ biến ở thỏ nuôi, có khả năng lây lan nhanh làm ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi. Do đó, cần có các biện pháp phòng và điều trị kịp thời

Kinh nghiệm của người nuôi thỏ Newzealand, lãi 12 triệu/tháng

Nuôi giống thỏ Newzealand để khởi nghiệp bởi loại vật nuôi này có nhiều ưu điểm khả năng sinh trưởng, thịt thơm ngon, bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng

Phòng và trị bệnh cho thỏ - Phần 2

Loài thỏ tuy thích ăn sạch, ở sạch, nhưng lại vướng rất nhiều thứ bệnh tật, trong đó có một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh.

Phòng và trị bệnh cho thỏ - Phần 1

Loài thỏ tuy thích ăn sạch, ở sạch, nhưng lại vướng rất nhiều thứ bệnh tật, trong đó có một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh.

Thỏ nội

Thỏ nội hay thỏ ta là các giống thỏ nhà thuần chủng được nuôi phổ biến ở các địa phương (để phân biệt với các giống thỏ ngoại).

Bạn đang xem bài viết: Kỹ thuật nuôi thỏ con. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts