Kỹ thuật nuôi vịt Uyên ương

Làm chuồng nuôi vịt kiểng | Vịt call duck siêu đẹp _ Chăn Nuôi Miền Tây Làm chuồng nuôi vịt kiểng | Vịt call duck siêu đẹp _ Chăn Nuôi Miền Tây Kỹ thuật nuôi vịt uyên ương hiện nay vẫn chưa được phổ biến bởi đây là loài vật quý hiếm nên chúng khá…

Làm chuồng nuôi vịt kiểng | Vịt call duck siêu đẹp _ Chăn Nuôi Miền Tây
Làm chuồng nuôi vịt kiểng | Vịt call duck siêu đẹp _ Chăn Nuôi Miền Tây

Kỹ thuật nuôi vịt uyên ương hiện nay vẫn chưa được phổ biến bởi đây là loài vật quý hiếm nên chúng khá đắt đỏ, không phải ai cũng dám liều nuôi con vật này. Tuy nhiên nếu đã nuôi thì lại mang giá trị kinh tế cực cao. Kỹ thuật nuôi vịt uyên ương sở dĩ được nhiều người lựa chọn không chỉ là 1 trong 10 loài vật đẹp nhất hành tinh mà còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, bền vững. Đặc biệt, mặc dù nhốt cả bầy trong lồng nhưng vịt uyên ương bao giờ cũng ngủ theo cặp. Chúng gắn bó thành đôi, không bao giờ chịu rời xa nhau.

Vịt uyên ương có kích thước trung bình, chiều dài 41 – 49cm, sải cánh 65 – 75 cm. Vịt uyên ương có quan hệ họ hàng gần gũi với vịt Carolina ở Bắc Mỹ. Loài này cũng đã từng phổ biến ở miền đông châu Á, nhưng sự xuất khẩu ở quy mô lớn và sự phá hủy môi trường sinh sống đã làm suy giảm quần thể uyên ương này.

Kỹ thuật nuôi vịt uyên ương rất đơn giản cũng giống như các loại vịt thông thường. Ảnh minh họa

Mặc dù vịt uyên ương mới du nhập vào Việt Nam được vài năm nay, loại gia cầm này nhanh chóng tạo nên một cơn sốt trong giới chơi sinh vật cảnh. Tuy nhiên, chính vì độ độc, lạ, hiếm nên vịt uyên ương có giá khá đắt đỏ. Trung bình một cặp uyên ương có giá dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Cá biệt có những cặp vịt đẹp, màu sắc độc đáo có thể được giao bán từ 20 – 25 triệu đồng.

Cũng chính vì hiếm, giá đắt nên loài vịt này vẫn chưa được nuôi phổ biến. Chỉ có những người đam mê vịt cảnh mới dám bỏ số tiền lớn ra để nuôi chúng. Tuy nhiên khi đã nuôi rồi thì đây lại là loài vật cực kỳ lý tưởng để ngắm bởi chúng quá đẹp.

Phân biệt giống uyên ương trống và mái

Thoạt đầu nhìn nếu người không sành thì sẽ không biết đâu là trồng và mái. Tuy nhiên với giới chơi vịt uyên ương cảnh thì rất dễ có thể phân biệt được chúng. Đối với uyên ương trống chúng có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn, mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt, mặt đỏ có… ria mép. Còn uyên ương mái có vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau.

Chuồng nuôi

Để vịt uyên ương có một không gian sống phù hợp người nuôi phải thiết kế chuồng nuôi và nơi thả vịt cho phù hợp. Chuồng phải thoáng mát, cao ráo, sạch sẽ. Nếu không có điều kiện đào ao thì nên xây bể nước với thành bể thấp để chúng có thể tha hồ bơi lội. Lưu ý cần quây chuồng nuôi bằng dây thép để chúng không thể bay đi.

 Kỹ thuật nuôi vịt uyên ương tuy phức tạp nhưng cũng khá dễ dàng tìm nguồn thức ăn. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi vịt uyên ương

Kỹ thuật nuôi uyên ương cũng có thể nuôi cặp hoặc nuôi quần thể nhưng thường người nuôi nên chọn phương pháp nuôi cặp bởi đây là giống vật nuôi không bao giờ rời nhau.

Kỹ thuật nuôi vịt uyên ương tuy phức tạp nhưng lại không tốn kém như các loài vật khác. Thời gian đầu khi nuôi vịt non cũng cần phải úm cho chúng vào lồng để đảm bảo nhiệt độ. Sau khi vịt uyên ương đã quen với môi trường sống rồi thì nên từ từ giúp chúng thích nghi với môi trường chăn thả.

Yêu cầu mật độ nuôi vịt uyên ương thích hợp nhất vào khoảng 1m vuông/1 đôi. Thức ăn chủ yếu của chúng là lá cây, thóc, cám, ngô….Nếu nuôi quần thể thì máng ăn, máng uống cần phải rộng đủ để đáp ứng nhu cầu cho chúng sinh hoạt. Nếu nuôi theo cặp thì cần có những dụng cụ ăn uống phù hợp.

Vịt uyên ương sinh sản

Khi vịt uyên ương khoảng hơn 1 tuổi thì cũng là lúc chúng có thể sinh sản. Mỗi năm, vịt mái đẻ được khoảng 6-8 trứng. Tuy nhiên, tỷ lệ con mái tự ấp nở rất thấp do đó cần phải can thiệp để giúp chúng giữ được trứng và con non.

Kỹ thuật nuôi vịt uyên ương cần phải có các quy trình từ chuồng trại cho tới máng ăn, máng uống đều phải đảm bảo vệ sinh. Ảnh minh họa

Trong tự nhiên, uyên ương sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối gần các ao, hồ nước nông, đầm lầy. Chúng làm tổ thành các hốc trên cây, gần với mặt nước. Con trống không chăm lo gì đến việc ấp và bảo vệ trứng, nó để mặc cho con mái tự làm lấy việc này. Tuy nhiên, trái với các loài vịt khác, uyên ương trống không bỏ rơi gia đình, nó chỉ tạm thời rời bỏ con mái trong thời gian ấp trứng và sẽ quay trở lại khi trứng đã nở.

Phòng bệnh cho vịt uyên ương

Vì cũng thuộc loại gia cầm nên vịt uyên ương cũng rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng hay bệnh cúm…Để phòng ngừa cách tốt nhất là cho chúng uống kháng sinh tăng sức đề kháng, sau đó tiêm vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên khi dùng kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới chất lượng trứng của vịt uyên ương do đó cần dùng theo liều lượng nhất định và chọn thời điểm vịt đã sinh sản xong hoặc trước khi sinh sản.

Nguồn: channuoivietnam.com

Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ Dịch vụ Á Châu

Địa chỉ kho: số 3, đường Tân Xuân 6, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 0972502979

Gmail: thietbichannuoibo@gmail.com

Website: https://thietbichannuoibo.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/chuyennghiepchannuoibo

Bạn đang xem bài viết: Kỹ thuật nuôi vịt Uyên ương. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts