Kỹ thuật trồng nho trong chậu, thùng xốp thành công 100%

HƯỚNG DẪN CẮT TẠO CÀNH CẤP 1 CHO CÂY NHO | TRẠI NHO GIỐNG KHỞI HƯỚNG DẪN CẮT TẠO CÀNH CẤP 1 CHO CÂY NHO | TRẠI NHO GIỐNG KHỞI Trồng nho trong chậu là một biện pháp hữu hiệu cho những bạn thích nho nhưng không có không gian trồng. Nho là một trong…

HƯỚNG DẪN CẮT TẠO CÀNH CẤP 1 CHO CÂY NHO | TRẠI NHO GIỐNG KHỞI
HƯỚNG DẪN CẮT TẠO CÀNH CẤP 1 CHO CÂY NHO | TRẠI NHO GIỐNG KHỞI

Trồng nho trong chậu là một biện pháp hữu hiệu cho những bạn thích nho nhưng không có không gian trồng. Nho là một trong những loại trái cây được mọi người cực kỳ yêu thích vì thế nhiều chị em đã mách nhau cách trồng riêng cho mình một dàn nho, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật trồng nho trong chậu một cách chi tiết nhất mà hiệu quả và cực kỳ đơn giản.

Mục lục nội dung

Học cách trồng nho trong chậu

trồng nho trong chậu

Học cách để trồng nho trong chậu, trồng nho trên sân thượng không hề khó. Tuy nhiên, trước khi trồng bà con nên đảm bảo các điều kiện sau để nho lớn nhanh, phát triển tốt.

Yêu cầu về khí hậu: Ưa khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, nắng nhiều.

Thời gian trồng: Ta nên trồng nho vào tháng 11, 12, tháng 1 dương lịch. Tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc.

trồng nho trong chậu

Lưu ý: sâu nho rất độc nên phải tiến hành phun thuốc trừ sâu 1 năm/lần để tránh sâu bệnh gây hại cho cây cũng như cho sức khỏe của chính chúng ta. Thường tiến hành trước khi thu hoạch 3-2 tháng, tránh lúc cây ra hoa vì sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ phấnThường xuyên dọn rác, lá khô, để gốc cây được sạch sẽ, đề phòng là nơi ẩn náu của các loại sâu bệnh, sinh vật có hại.

Lưu ý khi chọn chậu trồng

Để trồng nho trong chậu, nên chọn chậu đủ lớn để có thể cung cấp đủ môi trường cho rễ cây. Chậu có sức chứa tầm 75 lít, cao 30-45 cm và rộng 45 – 60 cm là đủ. Ban đầu nên ươm cây trong chậu nhỏ sau đó chuyển cây sang chậu lớn hơn.

Chọn giống

Khi bà con mua giống, nên chọn các trung tâm bán giống uy tín. Nhờ tư vấn về các giống nho thích hợp trồng trong chậu. Có rất nhiều loại nho để bà con lựa chọn. Chọn giống nho có khả năng kháng bệnh và có thể phát triển tốt trong chậu là điều cần thiết nhất. Bà con có thể trồng hầu hết mọi giống nho trong thùng chứa. Tuy nhiên, giống thích hợp nhất để phát triển trong chậu là giống nho lùn hoặc nho Ninh Thuận

Tìm giống nho trồng: Ở Việt Nam có những giống nho ngón tay,nho chuỗi ngọc,nho rừng..ngoài ra còn có nho Nh01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal … dùng cho ăn tươi.

Cách trồng

Thời điểm tốt nhất để trồng nho là mùa xuân hoặc đầu mùa hè. Trồng vào thời điểm này giúp cây phát triển tất cả các mùa mà không tiếp xúc với sương giá. Nhưng nếu bà con ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng không có sương giá, thời điểm tốt nhất để trồng nho là mùa đông.

Cách trồng nho ra trái:

Nhân giống: Chọn cành bánh tẻ da chuyển hẳn sang nâu có đường kính bằng chiếc đũa ăn, dùng dao chiết cành khoanh và lột sạch đoạn vỏ 3 cm. Sau 1 – 1,5 tháng rễ từ vết cắt phía trên ra đầy bầu có thể cắt khỏi thân cây, cắt bớt đầu cành, đưa vào bầu đất giâm, sau 2 – 3 tháng mang trồng. Hoặc có thể mua cây giống ở các cửa hàng giống cây trồng.

Chọn vị trí trồng

Chọn một nơi có nắng, ấm và khô ráo. Nếu nơi trồng nho có bóng râm vào buổi chiều, cây vẫn sẽ hoạt động tốt. Chỉ cần đảm bảo nho có đủ 6 tiếng đồng hồ dưới ánh sáng mặt trời trong một ngày. Tránh trồng cây ở nơi ẩm ướt, râm mát và ít gió, không khí kém lưu thông. Những điều kiện thời tiết này góp phần thúc đẩy các mầm bệnh và nấm.

Làm giàn cho nho

trồng nho trong chậu

Làm giàn: Ta có thể hàn khung sắt trên sân thượng để làm giàn treo cho cây nho.Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính, cây nho sẽ mọc nhiều cành mới.

Để ra đươc nhiều nhánh trên giàn leo, bà con cần kích cành thường xuyên cho nho. Khi trồng nho trong chậu, nên giăng sàn leo bằng lưới gỗ hoặc nhựa. Những loại lưới bằng vật liệu này thường nhẹ, tránh hiện tượng sập giàn khi nho leo lên kín giàn. Khi ngọn nho vươn chạm giàn. Phần thân cần nẹp giá để giữ vững cho cây. Có thể dùng thanh gỗ hoặc tre, trúc.

Các mẫu giá nẹp nho bà con có thể tham khảo:

trồng nho trong chậu

Đất trồng

Chuẩn bị đất: Loại đất thích hợp trồng nho là đất pha cát, pH = 5,5 – 7,5, vị trí đất cao không bị ngập úng, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu tốt.Đất phải tơi xốp và được bón phân hữu cơ.
Không nên dùng đất chứa nhiều đá sạn khi trồng nho trongchậu. Thay vào đó, sử dụng hỗn hợp bầu nhẹ, lỏng, giàu chất hữu cơ và quan trọng nhất là thoát nước tốt.

Tưới nước

Tưới nước thường xuyên và đẫm đất để giữ cho đất hơi ẩm nhưng tránh bị ngập nước. Đất ẩm ướt, ẩm ướt có thể gây bất lợi cho cây trồng.

Bón phân

Bón phân định kỳ với phân hữu cơ hoặc phân ủ. Trong năm đầu tiên, bà con bón phân cho cây bằng phân bón hữu cơ vào mùa xuân và mùa hè. Từ năm sau, bắt đầu bón phân cho cây bằng phân bón có hàm lượng nitơ thấp. Hàm lượng kali và phốt pho cao từ mùa xuân khi nụ hoa xuất hiện.

Trồng nho ở vùng nhiệt đới

Nho là loại trái cây ôn đới, tuy nhiên vẫn có thể sống tốt ở cả vùng ôn đới và nhiệt đới. Vùng khí hậu ôn đới với mùa hè không quá nóng là tối ưu nhất để trồng nho. Tuy nhiên, hai nước nhiệt đới Ấn Độ và Brazil là một trong những nhà sản xuất nho lớn nhất thế giới

Các nước nhiệt đới khác như Yemen, Thái Lan, Peru và Tanzania cũng sản xuất nho nhưng ở một mức độ thấp hơn. Điều này có nghĩa là nếu sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, bà con vẫn có thể trồng nho. Bà con chỉ cần tìm một giống phù hợp với điều kiện khí hậu vùng mình ở.

Những khu vực có độ ẩm rất cao hoặc có lượng mưa lớn sẽ không phù hợp để trồng nho. Nếu trồng trong điều kiện thời tiết này, nho thường xuyên bị bệnh nấm và cần được chăm sóc kỹ càng. Chất lượng trái thu được không cao,nho bị chua và thiếu vị ngọt.

Chăm sóc nho trong chậu

Chăm sóc nho trong chậu không quá khó nếu bà con làm theo các mẹo dưới đây:

Thụ phấn

Khi trồng nho trong chậu, nho tự ra hoa và thụ phấn. Tuy nhiên, để tăng cơ hội thụ phấn, bà con nên lắc cây nhẹ nhàng tại thời điểm ra hoa .

Ủ gốc

Nho là giống ưa mùn đất ẩm ướt ở quanh gốc. Bà con có thể ủ gốc bằng rơm, lá thông, phân ủ hoặc đá cuội. Lớp ủ giúp ngăn sự bốc hơi nước quá mức từ đất và để bảo vệ rễ khỏi tác động của nhiệt độ.

Cắt tỉa

Trong 12 tháng đầu, nẹp thân cho cây để nhánh mọc đúng trên giàn. Do không gian hạn chế trong chậu, chỉ nên giữ 1 hoặc 2 nhánh mọc từ thân cây chính. Cắt tỉa các nhánh bò ra khỏi mắt lưới của giàn.

Trong vài tháng đầu đến khi kết thúc mùa sinh trưởng, không cắt tỉa cây. Để nho phát triển tự do, tạo điều kiện cho cây phát triển hệ thống rễ.

Với những cây nho hơn hai năm tuổi mà không ra quả, bà con nên cắt bớt những vành già.
Nên cắt nhánh vào cuối mùa đông, chừa lại mỗi cành lại hai chồi nụ. Nụ là những phần nhô ra trên thân cây. Mỗi chồi này sẽ phát triển thành một nhánh mới.

Kỹ thuật cắt nhánh

trong nho trong chau

Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái.

Thời điểm quan trọng nhất để tỉa nhánh là vào cuối mùa đông khi cây rụng lá. Việc kích cành vào lúc này giúp nhánh ra nhiều hoa, đủ sức ra trái.

Hy vọng rằng cách trồng nho trong chậu trên đây sẽ giúp bạn có được một giàn nho thực sự sạch, đồng thời đây còn là giàn nho xanh mát cho cả gia đình bạn.

Bạn đang xem bài viết: Kỹ thuật trồng nho trong chậu, thùng xốp thành công 100%. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts