KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RIÊNG ĐÚNG CÁCH – HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

hướng dẫn chăm sóc sầu siêng con nhanh tốt và đẹp ở tây nguyên hướng dẫn chăm sóc sầu siêng con nhanh tốt và đẹp ở tây nguyên Sầu riêng là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu…

hướng dẫn chăm sóc sầu siêng con nhanh tốt và đẹp ở tây nguyên
hướng dẫn chăm sóc sầu siêng con nhanh tốt và đẹp ở tây nguyên

Sầu riêng là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển. Nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật trồng sầu riêng thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với những loại cây trồng khác. Ở nước ta sầu riêng chủ yếu được trồng ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong bài viết này Nextfarm xin chia sẻ với bà con kỹ thuật trồng sầu riêng đúng cách, hiệu quả kinh tế cao.

trồng sầu riêng

Giống trồng sầu riêng

Các giống trồng sầu riêng được ưa chuộng hiện nay đều là các giống nhập khẩu từ nước ngoài như: sầu Thái, hoặc sầu Malay… Giống sầu riêng trong nước RI6 cũng được rất nhiều bà con lựa chọn. Đặc điểm chung của các giống sầu riêng này đều là giống cây trồng cao sản, cho chất lượng quả cao như: cơm vàng, hạt lép, mỏng vỏ… và đem lại giá trị kinh tế cao

Sầu riêng không phải là cây tự thụ phấn mà là cây thụ phấn chéo nhờ côn trùng, gió, do đó nếu sử dụng kỹ thuật trồng sầu riêng bằng hạt thì sẽ xảy ra biến dị lớn. Vì vậy nên:

  • Trồng sầu riêng bằng cây ghép mắt hoặc
    ghép cành
  • Cần trồng ít nhất hai giống trên vườn để
    sự thụ phấn chéo xảy ra làm đậu trái sầu riêng tốt hơn

kỹ thuật trồng sầu riêng

Điều kiện trồng sầu riêng

Sầu riêng là cây ưa khí hậu nóng

Lá là nơi dự trữ thức ăn chính của cây nên khi lá rụng
thì cây sẽ suy yếu và chết

Trong giai đoạn chín mà mưa nhiều thì thịt trái sẽ
nhão

Cây có thể phát triển và sinh trưởng trên nhiều loại
đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, độ dốc không quá 300,
gần nguồn nước tưới.

Không chịu đất phèn, mặn và úng, phát triển kém trên
đất sét nặng

Cây sầu riêng không chịu được gió mạnh vì là loại thân gỗ yếu và có bộ rễ nông. Nên trong kỹ thuật trồng sầu riêng bà con nên trồng xung quanh vườn sầu riêng các cây chắn gió để hạn chế gãy cành, tăng tỷ lệ đậu quả

Sầu riêng là cây ưa sáng, không nên trồng mật độ quá dày để cây đón được lượng ánh nắng đủ để sinh trưởng và phát triển

Nhân giống

Trong kỹ thuật trồng sầu riêng có nhiều cách để nhân giống, việc tự nhân giống cây sầu riêng sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, chất lượng giống tốt hơn.

Nhân giống bằng phương pháp hữu tính

Bà con sử dụng hạt sầu riêng để nhân giống bằng cách
ươm hạt. Bà con chọn những hạt từ những quả cơm vàng, không sâu bệnh, hạt bụ bẫm,
rồi ươm vào bầu hoặc gieo trực tiếp xuống hố trồng

Mỗi hố như vậy gieo từ 2-3 hạt, khi cây phát triển
chọn cây phát triển khỏe nhất, loại bỏ các cây kém phát triển, chỉ để lại 1
cây/hố trồng.

Phương pháp này ít được sử dụng bởi cây sầu riêng nhân giống bằng phương pháp hữu tính cho thu hoạch muộn, phải từ 8-9 năm cây mới bắt đầu cho thu hoạch

Nhân giống bằng phương pháp vô tính: ghép cành chữ U, T

Về ghép cành chữ U: Ở trên gốc ghép dùng dao sắc nhọn
tạo hình chữ U, cẩn thận khi tạo hình không được chạm vào phần gỗ lõi bên trong
. Sau đó tách ở trên cây mẹ một mắt ghép bằng với vết cắt ở trên gốc ghép. Cuối
cùng đặt mắt ghép lên gốc ghép rồi lấy dây nilon quấn chặt mắt ghép lại.

Với cách ghép chữ T: làm tương tự như kỹ thuật trồng sầu riêng bằng cách ghép cành chữ U

kỹ thuật trồng sầu riêng

Chiết cành sầu riêng:

Bà con nên chiết cành vào mùa mưa, cành chiết là những
cành khỏe mạnh, sạch sâu bệnh nên chọn các cành mới chuyển từ giai đoạn cành
non qua trưởng thành, lá ở đọt chưa nở hết.

Dùng dao sắc khoanh một đoạn vỏ khoảng 5-9cm, tùy
vào kích thước của cành chiết để điều chỉnh.

Chỗ khoanh vỏ cách ngọn cành khoảng 60-70cm. Sau đó
bà con loại bỏ phần tượng tầng (phần nhầy) ở trên vết cắt, phần này thường rất
mỏng nên bà con cần làm cẩn thận để tránh làm tổn thương lỏi cất khiến cành chiết
bị thối.

Sử dụng đất bùn, xơ dừa… để tạo thành giá thể bọc
quanh, tạo thành bầu to ở xung quanh chỗ chiết. Rồi dùng bao bố, nilon… bao lại.

Tránh để bầu chiết bị khô. Sau khi bầu chiết ra rễ bà con có thể đưa ra trồng.

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Sau khi chọn được giống cây khỏe, chất lượng, sạch
sâu bệnh bà con tiến hành trồng mới. Chọn cây giống thẳng, rễ phát triển tốt,
có từ 3 cành trở lên, cây giống cao khoảng 80cm, đường kính cây giống khoảng
0,8cm trở lên.

Tiến hành đào hố, bón lót trước khi trồng khoảng
15-20 ngày bằng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh. Trong quá trình đó bà con tiến
hành giữ ẩm cho hố

Bà con nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng,
cây khỏe mạnh, mật độ 70-100cây/ha, khoảng cách 10-12m/cây

Các bước trồng sầu riêng

  • Bước 1: Kỹ thuật trồng sầu riêng nên dùng là trước khi trồng mới đảo phân ở trong hố từ trên xuống dưới, ngoài vào trong cho phân được đều khắp hố
  • Bước 2: Ở trong hố trồng tạo điểm đặt cây sầu riêng, tùy theo kích thước của bầu để tạo hố cho phù hợp. Ở giữa hố đào một lỗ sâu khoảng 20cm, có đường kính lớn hơn bầu ươm 1-2cm
  • Bước 3: Bà con dùng dao hoặc kéo sắc cắt bỏ phần rễ thừa, rễ cong. Sau đó nhẹ nhàng rạch một đường dài dọc bao bầu. Đặt bầu cây vào hố trồng, sao cho mặt bầu cao hơn miệng hố khoảng 2-3cm, rồi nhẹ nhàng tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, tránh làm hư hại bộ rễ cây. Khi đặt bầu phải đặt cây giống thẳng, không nên đặt bầu ươm quá nông hoặc quá cạn.
  • Bước 4: Phủ đất lên mô mà nén chặt, nên phủ đất ở ngoài thấp hơn miệng bầu khoảng 1-2m để khi tưới nước không bị đọng lại ở rễ cây.
  • Bước 5: Cắm cọc giữ cây: Sử dụng cọc tre, nứa, gỗ… dài khoảng 1-2m, có đường kính dài 2-3cm tùy theo kích thước của cây giống để làm giá đỡ cho cây
  • Bước 6: Tưới nước sau khi trồng, giữ độ ẩm cho cây
  • Bước 7: Che nắng: Sử dụng lá chuối, cây, lá dừa khô… để tiến hành che nắng cho cây con mới trồng, đồng thời sử dụng rơm, lá cây khô… để giữ ẩm cho cây

Bón phân

Giai đoạn cây con cần bón 5-10kg phân hữu cơ/năm, kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao như: 16-16-8, 20-20-15, và tăng dần ở những năm đầu cho trái

Giai đoạn cây cho trái ổn định thì bón 3 lần như
sau:

  • Lần 1: Sau thu hoạch tỉa cành, bón
    10-20kg phân hữu cơ, kết hợp bón 5-6kg phân vô cơ/cây
  • Lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày cần bón
    thúc ra hoa 2-3kg phân NPK có hàm lượng lân cao như: NPK 10-50-17 và tưới nước
    cách ngày
  • Lần 3: Khi trái to bằng trái chôm chôm
    thì bón 2-3kg phân NPK có hàm lượng Kali cao như: NPK 12-12-17 kết hợp tưới nước

bón phân cho sầu riêng

Trong kỹ thuật trồng sầu riêng có thể sử dụng phân bón qua lá để góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái.

Máy châm phân

Ngoài ra người nông dân có thể bón phân cho sầu
riêng bằng máy châm phân
dinh dưỡng tự động Nextfarm Fertikit 4G, với những tính năng đặc biệt
như:

  • Định lượng phân bón chính xác
  • 50 chương trình tưới, cài đặt tưới
    theo mùa vụ
  • Phù hợp với nhiều mô hình farm từ
    lớn tới nhỏ
  • Số khu vực tưới tối đa lên tới 20
    khu vực
  • Kết hợp quan trắc, điều khiển vi khí
    hậu nhà màng
  • Tích hợp gói truy xuất nguồn gốc
  • Bảo hành 3 năm

máy châm phân

Trồng cây chắn gió, che bóng, trồng xen che phủ đất

Trồng
các loại cây chắn gió và che bóng như: Keo lai, xà cừ…

Không nên trồng xen các loại cây ký chủ của nấm Phytophthora như: đu đủ, đứa, ca cao…

Tỉa cành, tạo tán

Tỉa
bỏ các cành:

  • Cành mọc từ gốc ghép, mọc đứng
  • Cành ốm yếu và chỉ để một ngọn
  • Cành bị sâu bệnh
  • Cành mọc gần mặt đất, chỉ để cành
    thấp nhất mang trái trên 1m
  • Cứ một vị trí trên thân chỉ để 1
    cành
  • Khoảng cách các cành khi cây còn nhỏ
    là 10cm, cây lớn 30cm

Giữ
lại cành:

  • Mọc ngang ở độ cao hợp lý, phân bố đều các hướng, cành khỏe mạnh

Tỉa
hoa, trái

  • Trước 30 ngày sau khi đậu trái cần
    tỉa bỏ bớt hoa
  • Các loại trái cần tỉa bỏ như: mọc
    dày, méo mó, sâu bệnh…

Tưới nước

Tạo
mương thoát nước cho vườn để mùa mưa không bị ngập úng, mùa nắng làm nơi dự trữ
nước, giúp điều hòa lượng nước tưới trong vườn

Đối
với cây mới trồng, cây nhỏ cần tủ gốc, tưới nước giữ ẩm cho cây

Trong
thời kỳ trước khi ra hoa, khoảng 2-3 ngày tưới nước một lần, nhưng lượng nước
tưới giảm xuống bởi trong thời kỳ này nhu cầu tưới nước của cây không cao

Đến
thời kì đậu quả nhu cầu nước tưới của cây cao, cần phải cung cấp đủ nước cho
cây. Nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ bị rụng trái

Ở thời kì trái chín, nhu cầu độ ẩm của cây lại giảm, cần điều chỉnh lượng nước tưới. Tưới quá nhiều nước thì trái sẽ chín muộn

Thu hoạch

Hoa sầu riêng nở và thụ phấn vào ban đêm, trái chín và rụng cũng thường vào buổi tối cho đến sáng sớm nên bà con cần lưu ý những đặc điểm này. Hoa thường thụ phấn nhờ dơi hoặc một số côn trùng hút mật về đêm. Từ khi nở hoa tới khi thu hoạch kéo dài từ 15-17 tuần ( tùy vào giống và điều kiện thời tiết ). Khi trái chín, bà con có thể thu hoạch trong khoảng 2 tuần

thu hoạch sầu riêng

Nguồn: https://ongbien.vn/ky-thuat-canh-tac/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-sau-rieng-hieu-qua-45581dt.html

Tìm hiểu thêm về Nextfarm: https://www.nextfarm.vn/

Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Bạn đang xem bài viết: KỸ THUẬT TRỒNG SẦU RIÊNG ĐÚNG CÁCH – HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts