Lan hoàng dương: đặc điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc

Lan Hoàng Dương và ý nghĩa của chúng Lan Hoàng Dương và ý nghĩa của chúng Lan hoàng dương là dòng lan rừng khá phổ biến, hoa dạng chuỗi màu vàng rực, mang dáng vẻ kiên cường, đầy sức sống. Loài lan này được lòng người chơi lan bởi thích nghi tốt với khí hậu…

Lan Hoàng Dương và ý nghĩa của chúng
Lan Hoàng Dương và ý nghĩa của chúng

Lan hoàng dương là dòng lan rừng khá phổ biến, hoa dạng chuỗi màu vàng rực, mang dáng vẻ kiên cường, đầy sức sống. Loài lan này được lòng người chơi lan bởi thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam, cho hoa đẹp và lâu tàn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bí quyết chăm sóc để lan hoàng dương cho hoa đẹp. Còn bạn thì sao, hãy cùng Đặng Gia Trang cập nhật thêm thông tin qua bài viết sau nhé.

1/ Đặc điểm và công dụng của cây lan hoàng dương

Lan hoàng dương hay còn gọi là cây chuỗi vàng, có tên khoa học Petraeovitex bambusetorum có xuất xứ từ Châu Mỹ, khí hậu nhiệt đới, chính vì thế rất thích hợp trồng tại Việt Nam.

Thuộc dạng thân leo, chiều dài trung bình 50 – 250cm, thân mềm mại, có thể quấn sát giàn leo hoặc hàng rào.

Lá có hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu, màu xanh lá đậm và có độ bóng. Lá mọc dày đặc, san sát nhau, lá nhỏ và thưa dần về ngọn.

Hoa lan hoàng dương dạng chuỗi rũ xuống đất, có màu vàng rực. Hoa mọc ra từ nách lá, rất siêng hoa, lâu tàn, hoa thay nhau nở rộ từ mùa thu đến mùa xuân năm sau.

Sắc vàng của hoa kết hợp với màu xanh bắt mắt của lá, và đặc tính thân leo khác biệt, lan hoàng dương được nhiều người ưa chuộng, trồng trong các chậu treo, trồng trên giàn, bồn hoa ở ban công…. thậm chí trồng làm hàng rào giả cũng rất đẹp mắt.

Đặc điểm của hoa lan hoàng dương

2/ Ý nghĩa của cây lan hoàng dương

Với tên “hoàng dương” nghĩa là sự hồi sinh, sức sống tràn đầy, khoẻ mạnh, là ý chí, sự phấn đấu không ngừng để có cuộc sống trọn vẹn, tốt lành.

Cùng với sắc vàng sặc sỡ, sự kết lại thành chuỗi giúp chùm hoa thêm sum suê đem đến ý nghĩa của sự tiếp nối, gắn kết, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, hoà thuận của từng thành viên của gia đình. Đồng thời, lan hoàng dương còn tượng trưng cho tài lộc phú quý và may mắn, chính vì vậy mà loài hoa này rất được ưa chuộng vào những ngày tết đến

Trong phong thuỷ, xét theo mệnh cung ngũ hành, cây hoa lan hoàng dương rất hợp với người mệnh Thổ bởi trong cái tên có chữ “Hoàng“ có nghĩa trong Hán Việt là “mặt đất” thuộc hành Thổ cùng màu vàng đậm của nó sẽ giúp cho chủ mệnh làm ăn ổn định, tài lộc vững bền, mọi chuyện suôn sẻ. Ngoài ra, do Thổ sinh Kim nên người mệnh Kim được lợi trong sự nghiệp và tình duyên nếu trồng cây hoa lan hoàng dương.

Ý nghĩa của lan hoàng dương

3/ Cách nhân giống cây lan hoàng dương

Lan hoàng dương có thể nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành.

3.1 Nhân giống bằng cách gieo hạt

Hạt giống: Mua tại các cửa hàng giống, hạt giống chắc, mẩy, không bị côn trùng cắn phá. Sau đó mang đi ngâm với nước ấm khoảng 2 giờ để hạt giống mau nảy mầm.

Giá thể: Sử dụng rơm mục và trấu phối trộn theo tỉ lệ 7:3 hoặc dùng đất sạch vì giai đoạn ươm không cần nhiều dinh dưỡng.

Cách làm: Cho giá thể vào khay ươm, gieo hạt lên khay. Sau đó rải lớp đất mỏng lên trên để giữ ẩm. Không vùi hạt quá sâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm. Đặt chậu nơi ánh sáng dồi dào và cấp nước mỗi ngày để giá thể luôn ẩm, hỗ trợ tốt quá trình nảy mầm. Sau 2 – 4 tuần, hạt giống nảy mầm, tiến hành chăm sóc khi có 3 – 5 lá thật thì trồng ra chậu.

3.2 Nhân giống bằng cách giâm cành

Phương pháp này đòi hỏi yêu cầu thực hiện cao hơn. Tuy nhiên sẽ cho chất lượng cây con cao hơn, tỷ lệ sống tốt hơn và đặc biệt giữ được các đặc tính của cây mẹ.

Tiêu chuẩn cành giâm: Cành phải chắc khỏe, không sâu bệnh, không chọn cành quá non cũng không được quá già vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra rễ.

Cách làm: Cắt bỏ bớt lá ở phần gốc cành giâm, chỉ chừa lại 3 – 4 lá ở ngọn để quang hợp, sau đó ngâm lần lượt vào thuốc ngừa nấm bệnh và thuốc kích rễ. Sau đó cắm vào giá thể giâm cành đã chuẩn bị sẵn.

Chăm sóc: Tưới nước mỗi ngày giữ cho giá thể luôn ẩm. Khoảng 2 – 3 tuần sau cành bắt đầu bén rễ thì mang đi trồng ra chậu.

Bí quyết trồng và chăm sóc lan hoàng dương

4/ Kỹ thuật trồng lan hoàng dương

Hoa nở từ mùa thu đến mùa xuân năm sau và sẽ rụng lá vào mùa đông, vì thế thời điểm thích hợp để trồng lan hoàng dương từ tháng 3 đến tháng 9.

4.1 Đối với trồng chậu

Lan hoàng dương yêu cầu giá thể giàu dinh dưỡng và tơi xốp, bạn có thể phối trộn theo công thức: Xơ dừa, xỉ than, phân hữu cơ, đất sạch theo tỷ lệ 5:2:1:2. Lưu ý các nguyên liệu phải được xử lý sạch mầm bệnh và xơ dừa đã hết chất chát.

Sử dụng chậu có kích thước lớn, thoát nước tốt, đủ không gian để cây phát triển lâu bền. Cho giá thể vào chậu và đặt cây con vào, ém chặt phần gốc để cây không lung lay do gió hoặc do tưới nước.

Lan hoàng dương trồng trong chậu

4.2 Đối với trồng sân vườn

Bạn nên chọn vị trí đất có giàu mùn, thoát nước tốt. Đào hố có kích thước khoảng 60 x 65 x 65 cm, bón lót bằng phân hữu cơ và vôi. Để khoảng 1 tuần loại bỏ hết nấm bệnh trong đất rồi tiến hành trồng.

Vẫn ém nhẹ phần đất gốc để giúp cây ổn định phát triển tốt hơn, tưới nước để giữ ẩm đất.

5/ Chăm sóc cây lan hoàng dương

5.1 Về ánh sáng

Cây có xuất xứ nhiệt đới nhưng không chịu được ánh sáng trực tiếp quá mạnh, có thể chịu được bóng râm. Do đó chọn vị trí trồng nơi có ánh sáng vừa phải, đặc biệt có ánh sáng từ 6 – 9 giờ.

Lúc cây còn non đặt nơi râm mát, đến khi cây cứng cáp thì đặt nơi ánh nắng mạnh hơn.

5.2 Về tưới nước

Tùy vào thời tiết mà tưới nước nhiều hoặc ít, tưới 2 – 3 lần/tuần, đảm bảo giá thể đủ độ ẩm. Cần lưu ý không tưới quá nhiều có thể gây thối rễ.

5.3 Về phân bón

Bạn cần bổ sung dinh dưỡng thường xuyên bằng cách bón phân NPK hoặc phân hữu cơ, hòa tan phân vào nước để cây dễ hấp thụ. Để tiện ích và hiệu quả hơn, sử dụng phân hữu cơ chậm tan là biện pháp tốt nhất. Tham khảo phân trùn quế dạng viên nén chậm tan của SFARM, 1 lần bón dùng lâu dài, bón 20 – 30gr phân lên giá thể, tưới nước phân tan dần, cây hấp thụ đều đặn, không gây nóng rễ.

Chăm sóc cây lan hoàng dương

5.4 Phòng ngừa sâu bệnh hại

Một số bệnh thường gặp như đốm lá, vàng lá, thối rễ,… Biện pháp phòng ngừa hiệu quả là lựa chọn cây giống tốt, phun thuốc trừ bệnh định kỳ hàng tháng, phun thuốc hóa học nếu gây hại quá nhiều.

6/ Mua lan hoàng dương ở đâu?

Bạn có thể mua hoa lan hoàng dương ở các cửa hàng bán cây cảnh uy tín. Hoặc các cửa hàng bán hoa hoàng dương trên các trang thương mại điện tử

Những chia sẻ trên rất hữu ích đúng không nào? Chúng tôi hy vọng bạn sẽ có giàn hoa lan hoàng dương nở rộ trước sân nhà, chúc bạn thành công! Nếu có đóng góp gì cho bài viết trên, vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

*Xem thêm

  • Cách trồng hoa giấy nhiều màu đẹp nhất
  • Cách giâm cành hoa giấy ra rễ tua tủa
  • Cách trồng & chăm sóc hoa sử quân tử trồng chậu chuẩn nhất
  • Hướng dẫn cách cắt tỉa cây hoa sứ đẹp như ý

Bạn đang xem bài viết: Lan hoàng dương: đặc điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts