Liệu chim lợn có phải loài chim mang đến điều xui xẻo?

Lần Đầu Tiên Gặp Chim Cú Lợn Siêu To Và Tin Vui – Quỳnh Đã Âm Tính Covid / Quế Nghịch Lần Đầu Tiên Gặp Chim Cú Lợn Siêu To Và Tin Vui – Quỳnh Đã Âm Tính Covid / Quế Nghịch Trong dân gian, chim lợn thường tượng trưng cho điềm không may, sự…

Lần Đầu Tiên Gặp Chim Cú Lợn Siêu To Và Tin Vui – Quỳnh Đã Âm Tính Covid / Quế Nghịch
Lần Đầu Tiên Gặp Chim Cú Lợn Siêu To Và Tin Vui – Quỳnh Đã Âm Tính Covid / Quế Nghịch

Trong dân gian, chim lợn thường tượng trưng cho điềm không may, sự chết chóc. Nhiều người cho rằng sự xuất hiện của loài chim này sẽ mang tới những điều tang thương. Do đó, mỗi khi xuất hiện chúng thường bị ném đá và xua đuổi. Liệu quan niệm dân này đúng hay sai? Tìm hiểu thông tin thêm qua những chia sẻ dưới đây nhé.

Giới thiệu chung về loài chim lợn

Chim lợn còn được gọi là chim cú lợn, chim heo, thuộc họ Cú lợn với danh pháp khoa học Tytonidae. Nhà động vật học Ridgway đã phát hiện ra loài chim này từ đầu thế kỷ XX. Chim cú lợn chủ yếu hoạt động ban đêm, thuộc dòng chim săn mồi, thường sống đơn độc hoặc sống thành đôi, không di trú. Loài này hay bắt thằn lằn, chuột, côn trùng và một số loài chim nhỏ hơn.

Sở dĩ loài chim này có tên gọi như vậy là bởi tiếng kêu éc éc khi kiếm ăn nhằm đe dọa con mồi. Tuy chim cú lợn di chuyển rất chậm chạp nhưng nếu thấy con mồi lại bứt tốc rất nhanh. Đây cũng là loài chim sở hữu xúc giác nhạy bén. Do đó, một số người hiện nay nuôi chim lợn với mục đích huấn luyện thành trợ thủ bắt loài gặm nhấm như chuột phá hoại mùa màng.

Đặc điểm của loài chim lợn

Dưới đây là những đặc điểm cụ thể hơn về chim cú lợn bạn cần biết:

  • Loài chim cú lợn có kích cỡ trung bình, phần thân cánh với chiều dài tầm 270 – 350mm, đuôi chim dài 114 – 127mm.
  • Mỏ chim dài 30 – 35mm.
  • Giò dài 68 – 94mm
  • Phần đầu to, gương mặt tròn gần giống hình trái tim.
  • Tỷ lệ đầu lớn hơn với cơ thể chúng.
  • Chiếc mỏ lớn, hơi quặp xuống, mỏ trên có phần dài hơn mỏ dưới.
  • Đôi mắt tròn to, sâu và đen nhánh.
  • Phần cổ khá ngắn, ngực nở, lưng hơi cong.
  • Hai bên đầu chim lợn có một đôi tai nhỏ phủ kín bởi phần lông vũ mềm.
  • Ngón chân có các đầu móng vuốt nhọn và cứng giúp chim lợn dễ bám lên bề mặt. Đôi bàn chân của chúng khá nổi bật do khá chắc khỏe và lớn.
  • Đuôi gần như không thấy vì khá ngắn.
  • Đôi cánh dài, to hơn tỷ lệ cơ thể.
  • Vùng lông cổ có màu trắng tạo thành dạng vòng, lồng ngực với lớp lông vũ màu vàng nhạt, đốm nâu mềm mại.
  • Bao bọc cơ thể chim lợn là hai lớp lông dày, phần mặt phủ hợp lông vũ mềm màu trắng.
  • Lông cánh, lưng, đuôi khá dài và cứng, màu nâu xám.

Tiếng kêu của chim lợn như thế nào?

Chim cú lợn là loài vật khá thông minh, có ích đối với con người. Tuy nhiên, do hình dạng hơi kỳ quái và tiếng kêu lạ mà nó bị gắn mác xui xẻo. Chim lợn thường kiếm ăn vào ban đêm, phát ra những tiếng kêu éc éc khá giống tiếng lợn kêu. Theo quan niệm dân gian, khi thấy loài chim này kêu thường báo hiệu về cái chết.

Chim lợn đậu trên mái nhà nhà nào và kêu có nghĩa nhà đó sắp có người mất. Trên thực tế, người ta vẫn chưa thể khẳng định đây là sự thật hay trùng hợp ngẫu nhiên. Bởi không ít trường hợp sau một thời gian ngắn chim cú lợn đến kêu, gia đình đó có người mất.

Chim lợn dự báo gì qua tiếng kêu?

Tiếng kêu của chim cú lợn thực chất là phản ứng về mặt sinh lý khá bình thường. Chúng sử dụng để dọa con mồi trong quá trình săn, khiến con mồi sợ hãi. Ngoài ra, không phải khi nào loài chim này cũng kêu, có thể vì nhiều lý do sinh tồn khác.

Người ta cho rằng ý nghĩa tiếng kêu chim cú lợn ra sao sẽ phụ thuộc theo số lượng tiếng. Cụ thể đó là:

  • Kêu 1 tiếng: Điều báo sắp nhận tin xấu từ nơi xa.
  • Kêu 2 tiếng: Gia đình sắp có người bệnh nặng.
  • Kêu 3 tiếng: Cẩn trọng đi lại thời gian tới do đây là điềm báo về tai nạn không mong muốn.
  • Kêu 7 tiếng: Báo hiệu người nam giới sắp chết.
  • Kêu 9 tiếng: Báo hiệu người nữ giới sắp chết.

Chim lợn kêu theo giờ

Cũng có một vài quan niệm cho rằng khi chim cú lợn kêu theo giờ sẽ ẩn chứa những ý nghĩa, điềm báo riêng. Đó là:

  • Kêu khoảng từ 19 giờ – 21 giờ: Gia đình sắp xảy ra điều khó khăn.
  • Kêu khoảng từ 21 giờ – 23 giờ: Có tin hung đưa về từ phương xa.
  • Kêu khoảng từ 23 giờ – 1 giờ sáng: Cần cảnh giác tai ương gắn liền với trẻ em.
  • Kêu khoảng từ 1 giờ sáng – 3 giờ sáng: Sắp gặp tai nạn xe cộ.
  • Kêu khoảng từ 3 giờ sáng – 5 giờ sáng: Người ốm đau nặng dễ ra đi.
  • Chim lợn kêu ban ngày: Không cần quá lo lắng do không ẩn chứa điềm bảo nào.

Chim cú lợn đến nhà có thực sự xui?

Ở Việt Nam, chim cú lợn thường gắn liền với những điều không may mắn. Theo quan niệm của nhiều người, loài chim này còn là dấu hiệu của tai ương, khiến chúng ta khiếp sợ. Tuy nhiên, từng nền văn hóa riêng sẽ có những quan niệm khác nhau về chim lợn. Do đó, chúng ta không nên vội khẳng định rằng cú lợn đến nhà là xui xẻo.

Qua mỗi lần xuất hiện và dựa trên nền văn hóa riêng, chim lợn không phải khi nào cũng đại diện cho điều xấu. Theo dõi những chia sẻ sau để biết cụ thể hơn điều này:

Giải mã chim lợn bay vào nhà là xui hay hên?

Để làm rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu về hai cách giải thích. Đó là theo khoa học và theo tâm linh:

Theo khoa học

Tại sao chim lợn lại thể hiện cho những điều báo về sự xui xẻo, chết chóc? Theo khoa học lý giải rằng đây là một trong các loài chim có thể nhận biết, bị thu hút bởi luồng từ trường xấu. Trong thế giới tự nhiên, khá nhiều loài vật sở hữu khả năng nhạy bén, cảm nhận được sự thay đổi từ trường, thời tiết hoặc thảm họa thiên nhiên.

Ví dụ như chuồn chuồn bay cao bay thấp dự báo trời mưa nắng kiến xuất hiện tầm tháng 7 báo hiệu sắp bị lụt lớn… Do đó, chim lợn cũng là loài sở hữu khả năng cảm nhận những thay đổi này. Khi chết, con người tỏa ra loại điện trường đặc biệt. Điều này đã thu hút khả năng nhận biết đặc biệt của chim cú lợn.

Chưa kể, chúng còn sống về đêm nên nguồn âm khí khá nặng. Chúng thường đến gần những khu vực từ trường đặc biệt, phát ra tiếng kêu giống như báo hiệu điềm không may này. Như vậy, dựa trên khoa học khi chim lợn bay vào nhà có thể dự báo điều gở sắp xảy đến.

Theo tâm linh

Xét trên khía cạnh Phật giáo về nghiệp, chim lợn không phải loài mang tới điều xui xẻo. Chúng chỉ đang báo cho bạn những điều trong tương lai có thể xảy đến. Bản thân chim cú lợn mang ác nghiệp nên khi nói chim cú lợn mang tới điềm xấu không hoàn toàn chính xác. Thực chất đây chính là nhiệm vụ ứng với nghiệp của chúng phải gánh.

Chẳng hạn quan điểm chim lợn xuất hiện là sắp có người chết. Lý do là bởi khi nhà có người sắp mất thường tỏa ra luồng khí xấu. Chính luồng khí này đã thu hút chim cú lợn, nghiệp chiêu cảm dẫn loài này đến. Hiểu rõ điều này, chắc chắn bạn sẽ có câu trả lời cho mình về thắc mắc chim lợn bay vào nhà xui hay hên phải không?

Con người sau khi hiểu rõ ý nghĩa của loài chim cú lợn sẽ phần nào giảm sự ác cảm đối với chúng. Họ biết bằng lòng rằng chim cú lợn chỉ đang báo hiệu điều không tránh khỏi sắp sửa xảy ra. Ở một số quốc gia phương Tây, họ không xua đuổi hay cảm thấy ghét bỏ chim cú lợn khi chúng bay vào nhà.

Nên làm gì khi chim lợn bay vào nhà?

Với những người mang quan niệm rằng chim cú lợn ẩn chứa điều không may, họ có xu hướng đánh đuổi hoặc xua đuổi chúng. Thậm chí còn giết chim cú lợn khi gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải hành động được khuyến khích. Trường hợp ngại điều xui rủi ẩn chứa ở chim lợn, bạn có thể đuổi chúng bay đi chỗ khác thay vì giết hại. Dù sao loài chim này cũng giúp cho nông dân bắt chuột, bắt côn trùng phá hoại.

Ngoài ra, bạn có thể dựa theo cách dân gian đó là đốt bó đuốc châm cháy lửa rồi huơ lên cột nhà hoặc khu vực có chim để đuổi chúng khỏi nhà. Lưu ý, bạn nên huơ lên đường chim bay, vừa làm vừa khấn “vía dữ thì đi, vía lành thì ở”.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể rải muối quanh nhà cũng là biện pháp để hóa điềm dữ thành điềm may hoặc giảm bớt rủi ro. Đối với người không tin tâm linh, may rủi, họ khá ung dung khi gặp loài chim này. Thậm chí còn mang thức ăn để chúng ăn giống những loài thân thuộc khác. Nếu để thuận theo tự nhiên, sau một vài bữa chúng cũng bay đi khỏi nhà.

Chim cú mèo và chim lợn có phải là một?

Rất nhiều người đặt ra thắc mắc liệu chim lợn và chim cú mèo có phải là một? Thực tế, hai loài này không giống nhau, chúng có nhiều đặc điểm chung và cùng thuộc bộ cú khiến chúng ta nhầm lẫn. Cú mèo thuộc bộ Cú gồm hơn 200 loài khác nhau với danh pháp là Strigidae. Chim cú mèo phân bố khắp thế giới, tìm thấy nhiều nhất ở những châu lục trừ Nam Cực.

Dựa vào những yếu tố dưới đây, bạn sẽ phân biệt được cụ thể về hai loài chim này:

  • Màu lông toàn thân của cú mèo thường là nâu xám, khi đó lông mặt và ngực chim lợn trắng tinh.
  • Đôi mắt chim cú lợn sâu hơn, màu đen. Còn đôi mắt cú mèo là màu vàng nâu.
  • Khuôn mặt chim cú lợn có vòng tròn hình trái tim khá rõ nét, cú mèo sẽ không rõ nét bằng.
  • Tai chim lợn nhỏ, ẩn sau lớp lông mềm. Đôi tai cú mèo vểnh lên cao và lớn hơn.
  • Mặt chim cú lợn giống lợn đi kèm tiếng kêu “éc éc”.
  • Con cú mèo có kích thước tầm 23cm. Riêng chim cú lợn, kích thước lớn hơn tới 34 – 36cm.
  • Cú mèo thường sống trong những hốc cây, chủ yếu phân bố trong rừng. Riêng loài chim lợn sinh sống chủ yếu ở khu vực thành thị, phân bổ đều khắp cả nước.

Kết luận

Chim lợn thường gắn liền với những điều xui rủi, không lành. Lý do là vì chúng có khả năng cảm nhận và bị thu hút bởi điều bất thường. Dù vậy, đây vẫn là loài vật hữu ích với người nông dân, bạn không nên giết hại chúng vô cớ.

Bạn đang xem bài viết: Liệu chim lợn có phải loài chim mang đến điều xui xẻo?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts