Loài cá siêng năng và cần mẫn

Cá tàu ngầm ( cá lau kiếng ) loại cá chuyên dọn vệ sinh bể cá cảnh cực tốt Cá tàu ngầm ( cá lau kiếng ) loại cá chuyên dọn vệ sinh bể cá cảnh cực tốt Nếu bạn đã hoặc đang nuôi cá cảnh thì chắc chắn các bạn đều mong muốn bể…

Cá tàu ngầm ( cá lau kiếng ) loại cá chuyên dọn vệ sinh bể cá cảnh cực tốt
Cá tàu ngầm ( cá lau kiếng ) loại cá chuyên dọn vệ sinh bể cá cảnh cực tốt

Nếu bạn đã hoặc đang nuôi cá cảnh thì chắc chắn các bạn đều mong muốn bể cá cảnh của mình sẽ luôn sạch sẽ để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và giúp cá phát triển bình thường. Để có thể sở hữu được một bể cá cảnh luôn sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng thì sự góp mặt của những chú cá dọn bể là không thể thiếu. Chức năng của loài cá này tương tự như 1 bộ máy lọc bể sinh học tự nhiên, những phần thức ăn thừa trong bể nhờ thế mà không trở nên ô nhiễm hoặc thừa thãi. Bạn đã biết rõ về loài cá dọn bể này chưa? Trong bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các thông tin chi tiết về giống cá này nhé!

TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÁ DỌN BỂ

Tìm hiểu chung về cá dọn bể

Nguồn gốc

    • Loài cá dọn bể có xuất xứ từ khu vực Nam Mỹ, loài cá này sống chủ yếu dưới tận đáy của những thủy vực nước ngọt hoặc nước lợ. Thức ăn chính của nó là các loài rong, tảo, bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy của bể cá. Đây là loài ăn tạp, cạnh tranh thức ăn với các loài cá khác. Loài cá này có chiều dài từ 30–70 cm. Thông thường chỉ nên nuôi 1 hoặc 2 con trong cùng 1 bể vì chúng có tính lãnh thổ rất mạnh.
    • Loài cá này còn có các tên gọi khác như là cá lau kính, cá chùi kiếng, cá dọn hồ hoặc cá tỳ bà, tên tiếng anh là Hypostomus punctatus.. Nhưng vì bản năng chúng có thể ăn được tạp chất, giữ gìn cảnh quan trong lành nên người ta dùng chức năng cá dọn bể để đặt tên, và cái tên này được nhiều người quen thuộc và phổ biến một cách rộng rãi hơn.

Đặc điểm sinh học

    • Loài cá này sinh sản rất khó trong môi trường nuôi kiềm hãm. Tuy nhiên khi thả ra ngoài môi trường tự nhiên thì chúng sẽ phát triển rất mạnh và cạnh tranh với sinh vật bản địa. Một ngày chúng có thể ăn từ 3000 – 5000 trứng cá và cá bột.
    • Khi mang thai hay sinh sản thì quá trình này đều diễn ra rất nhanh dẫn đến số lượng loài cá này ngày càng nhiều, đa dạng và phong phú. Vấn đề này không diễn ra theo định kỳ hay vào đúng mùa sinh sản như những loài cá khác mà chúng có thể sinh sản quanh năm.
    • Tỷ lệ cá con có thể sống khoảng 70% và sống mà không cần đến nguồn thức ăn suốt trong suốt 1 tháng.
    • Chúng nổi tiếng là cá dọn bể và được phân loại dựa vào đặc điểm kiếm ăn của chúng, về cơ bản loài cá này được chia ra làm 3 loại chính: Cá ăn bề mặt, cá ăn tầng giữa, và cá ăn tầng đáy.
      • Cá ăn bề mặt nước: Đây là loài cá hoạt động trên bề mặt nước, chúng rất hữu ích vì có tác dụng là dọn dẹp vệ sinh ở khu vực mặt bể nước và tăng khả năng làm hòa tan oxy rất hiệu quả.

      • Cá ăn tầng giữa: Đây là loài cá chủ yếu xử lý những lá cây bị hỏng hoặc rong, rêu gây hại trên cây thủy sinh.

      • Cá ăn tầng đáy: Loài cá này giúp dọn dẹp thức ăn thừa sót lại và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở nền đáy bể thủy sinh.

Tìm hiểu thêm: “Hướng dẫn những cách làm trong nước hồ cá ngoài trời đơn giản và hiệu quả“

VAI TRÒ CỦA CÁ DỌN BỂ

Vai trò của cá dọn bể

Cá dọn bể là một trong những loại cá mang tới nhiều lợi ích cho người chơi bể cá cảnh, trong đó có những lợi ích nổi bật như sau:

Làm sạch môi trường bể cá cảnh

    • Đối với những người có ít thời gian chăm sóc bể cá cảnh, thì việc lựa chọn nuôi 1 vài chú cá dọn bể chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho họ. Vì lợi ích cá dọn bể chính là làm sạch môi trường nước trong bể cá khiến chúng trở nên sạch hơn, gọn gàng và trong lành hơn.
    • Từ đó, người chơi bể cá cảnh sẽ không cần mất quá nhiều thời gian mà vẫn có được 1 bể cá cảnh sạch như ý. Bởi cá dọn bể có thể ăn được hết rong rêu, kể cả những loài rong rêu có hại hoặc thức ăn thừa của các loại cá khác. Từ đó, có thể giúp cho bể cá luôn luôn trong lành và sạch đẹp.

Trang trí bể cá

    • Một trong những lợi ích mà cá dọn bể mang lại đó chính là trang trí bể cá cảnh.
    • Cá dọn bể thủy sinh với nhiều chủng loại khác nhau như: Cá bống, cá bảy màu, cá tỳ bà, cá bút chì, cá chuột… Đây đều là những lựa chọn vô cùng tuyệt hảo dành cho bạn nếu như bạn muốn trang trí cho bể cá cảnh nhà mình.
    • Ngoài ra, lợi ích của cá dọn bể còn được nhắc tới như một món nhậu vô cùng hấp dẫn với nhiều cách chế biến như: nướng, hấp, luộc với nước dừa. Đôi khi, chúng cũng được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi.

Tìm hiểu thêm: “Hướng dẫn cách làm sạch hồ cá xi măng đơn giản và dễ thực hiện“

CÁC LOÀI CÁ DỌN BỂ THƯỜNG GẶP

Các loại cá dọn bể thường gặp

Cá bống dọn bể

    • Đây là loại cá dọn bể phổ biến hiện nay, chúng thường sống ở tầng giữa và tầng đáy của bể hoặc được nuôi trong bể thủy sinh có nhiều thực vật.

    • Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về cá cảnh thì loài cá bống dọn bể là loại cá nhút nhát, thân thiện, do đó có thể nuôi chung với nhiều loại cá cảnh khác.

    • Cá bống dọn bể là loại cá ăn tạp. Chúng có thể mút rêu trên lá cây hay xung quanh thành bể để ăn các thức ăn thừa của cá cảnh,…

    • Một nhược điểm của loài cá này là chúng hay bám vào người các loại cá khác để mút nhớt. Điều này gây khó chịu và có thể làm chết cá cảnh nếu bạn nuôi loại cá này nhiều trong bể. Ngoài ra, chúng có nhược điểm là không có khả năng sinh sản nhân tạo.

Cá bảy màu

    • Cá bảy màu có tên gọi khoa học là Poecilia reticulate.

    • Đây là loài cá sống ở tầng nước mặt và tầng nước giữa của bể thuỷ sinh.

    • Công dụng của chúng là giúp chống đóng váng trên bề mặt nước, thành bể và giúp bề mặt nước luôn sạch sẽ.

    • Cá bảy màu thường có màu sắc sặc sỡ, sức khỏe tốt và thích hợp sống ở nhiều môi trường nước khác nhau.

Cá tỳ bà

Trên thị trường cá dọn bể hiện nay, thì cá tỳ bà được chia làm hai loại:

    • Cá tỳ bà thường:Đây là loại cá dọn bể phổ biến nhất ở Việt Nam với kích thước khá to, có những con có thể lên đến 2 – 3 kg khi chúng đã trưởng thành. Loài cá này là loài ăn tạp, chúng có thể ăn rong, rêu, và ăn bất cứ thứ gì có thể ăn. Chúng dễ thích nghi với môi trường nước, chúng đều có thể tiếp cận với loài cá khác để hút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển. Nếu các loài cá khác có khả năng thích nghi kém thì sẽ chết.
    • Cá tỳ bà bướm: Loài cá này có hình dáng rất bắt mắt, nhìn chúng như một con cá Sam mới nở bám sát lấy mặt kính hoặc các lá cây để hút rêu bám vào đó. Loại cá dọn bể này khá nhỏ, chúng có thể sống được trong các loại bể nhỏ hoặc trong các bể thủy sinh. Loài cá này trong tự nhiên thường sống ở những dòng sông, suối có dòng chảy mạnh, do đó khi đưa vào bể cá, chúng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi trong bể cá có lưu lượng nước chảy cao.

Cá Otto

    • Loài cá này có tên gọi khoa học là Otocinclus affinis.
    • Đây là loài cá dọn bể nổi tiếng và luôn luôn xuất hiện trong các bể cá thuỷ sinh.
    • Bản tính của chúng là hiền lành, nhút nhát và thường khó thích nghi với các loại thức ăn công nghiệp.
    • Cá Otto chăm chỉ dọn dẹp rong, rêu hại để sống. Món ăn khoái khẩu của chúng là rêu nâu, xác động vật chết và lá cây mục.

Cá bút chì

    • Loài cá này có tên khoa học là Epalzeorynchus Siamensis.

    • Đây là loài cá phổ biến với mức giá rẻ, chúng có thể xử lý được hầu hết các loại rêu hại.

    • Tuy nhiên, loài cá này có thói quen tranh giành ăn với cá cảnh khác. Thức ăn khoái khẩu của chúng là rêu hại, nhớt, lá cây mục, xác cá chết và cả các loại cám cá.

    • Chúng có thể sống được ở môi trường nước trong và đục.

Cá chuột

    • Đây là loài cá có họ hàng rất đa dạng gồm phân loài, chi, họ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì dòng cá này phổ biến nhất là loài cá chuột cà phê.
    • Cá chuột có khá nhiều chủng loại, mỗi loại sẽ có những màu sắc đặc trưng khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau ở một điểm là màu sắc vô cùng sặc sỡ, tươi tắn.
    • Cá chuột là loài cá khỏe mạnh, sống được trong nhiều môi trường bể. Tuy nhiên, cần lưu ý chuột có tập tính bầy đàn nên bạn cần nuôi từ 02 con trở lên để duy trì sự sống.

Cá mún

    • Đây là loài cá có tên khoa học là Xiphophorus maculatus.
    • Loài cá này sống được ở mọi tầng nước, bản tính rất hiền lành, thích hợp nuôi chung với các loài cá cảnh nhỏ khác.
    • Tuy nhiên, đối với bể cá thủy sinh thì cá mún không được phù hợp cho lắm bởi chúng có nhược điểm là đi vệ sinh quá nhiều và chất thải của chúng không được thẩm mỹ cho lắm.

Cá nô lệ

Cá nô lệ còn có tên gọi tiếng Anh là Gyrinocheilus aymonieri, đây là một loài cá nước ngọt thuộc họ Gyrinocheilidae. Cá nô lệ có một cơ thể thon dài với vây nhỏ. Trên đầu của chúng là một cái miệng mút cho phép chúng bám vào các bề mặt để kiếm ăn.

Cá nô lệ là một trong những loài cá ăn tảo và dọn vệ sinh được nhiều tay chơi cá cảnh yêu thích chọn nuôi nhất hiện nay. Cơ bản là vì cá nô lệ rất dễ chăm sóc và chúng có thể dành cả ngày để tìm kiếm thức ăn, nhất là tảo biển.

Hiện tại, Thiên Dương Koi đang cung cấp cá nô lệ với giá tốt nhất thị trường, cụ thể:

    • Cá nô lệ đen có giá khoảng 10.000/con
    • Cá nô lệ vàng đắt hơn có giá khoảng 15.000/con

HƯỚNG DẪN NUÔI CÁ DỌN BỂ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU CHƠI

Hướng dẫn nuôi cá dọn bể dành cho người mới bắt đầu nuôi

Môi trường sống của loài cá dọn bể

    • Loài cá dọn bể này có thói quen là đi tìm bụi rậm hoặc các khe đá để trú ẩn vào ban ngày. Khi đêm xuống rồi mới bơi ra kiếm ăn hoặc dạo chơi. Chúng không thích sống ở nơi quá sáng hoặc có ánh nắng chiếu trực tiếp chiếu vào.
    • Cá dọn bể ưa sống ở trong nước mềm axit yếu hoặc trung tính. Nước để nuôi loài cá này nhất định phải được phơi nắng ít nhất 2 ngày. Chúng ta có thể dùng nước máy hoặc nước giếng để nuôi cá. Nhiệt độ thích hợp khoảng 18 – 30°C. Thấp hơn 18°C thì cá sẽ bỏ ăn, yếu đi và dễ mắc bệnh.
    • Trước khi nuôi bất kì loại cá nào thì việc đầu tiên nên làm đó chính là rửa sạch và sát trùng bể cá. Bạn có thể dùng thuốc tím pha vào nước và để qua 1 ngày. Mục đích là diệt vi khuẩn và các loài vi sinh vật có hại.
    • Khi mua cá dọn bể thì cần lựa chọn những con khỏe mạnh. Cá bơi nhiều và phản xạ tốt. Cá bị bệnh khi chuyển sang môi trường mới sẽ rất dễ chết.

Cách nuôi cá dọn bể khi mới mua

    • Cá dọn bể rất dễ nuôi, khi mới mua cá về thì nên thả cá trong túi bóng, ngâm trong nước bể từ 10 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ. Sau đó mới vớt cá thả vào bể.
    • Trong 3 ngày đầu tiên không cần cho cá dọn bể ăn, sau đó mỗi ngày thì cho ăn 2 lần. Khi cho cá ăn thì chúng ta nên cho lượng thức ăn vừa đủ để cá dọn bể không mất đi tập tính hút rong.
    • Sau 3 ngày thì thay nước một lần, mỗi lần thay 1/3 hoặc 1/4 lượng nước trong bể. Chú ý nước nuôi cá phải được phơi ngoài nắng 2 – 3 ngày. Nhiệt độ nước trong và ngoài bể cá chênh lệch không quá 2°C.
    • Đây là loài cá da trơn, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc trị bệnh cho cá. Loài cá này rất sợ muối và nhạy cảm với các loại thuốc bột, cho nên trước khi sử dụng thì bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết liều lượng và sử dụng đúng cách.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CÁ DỌN BỂ

Các câu hỏi thường gặp về loài cá dọn bể

Cá dọn bể ăn gì?

    • Đây là loài cá ăn gì cũng được. Chúng ăn bất cứ thứ gì mà chúng có thể tiêu hóa được. Mỗi khi mà chúng tìm thấy được thì chúng sẽ ăn rất nhanh. Kể cá phân, thức ăn thừa, xác động vật, đôi khi chúng còn bám theo hút nhớt của những con cá khác. Vì vậy tuyệt đối không nên nuôi cá dọn bể chung với các giống cá bơi chậm, đặc biệt là cá vàng.
    • Nếu dinh dưỡng đầy đủ và dễ tìm thì chúng sẽ không mút rong mà chuyển sang cạnh tranh mồi với loài cá khác. Đôi khi chúng sẽ cắn cả cây thủy sinh, người nuôi nên cân nhắc kĩ trước khi nuôi loại cá này.

Bệnh thường gặp ở cá dọn bể

    • Nếu môi trường bể nuôi cá không được sạch sẽ thì loài cá dọn hồ này cũng sẽ rất dễ mắc phải các bệnh liên quan về da như: Bệnh đốm trắng, lở loét, rận cá,…. Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp vệ sinh cũng có thể khiến cá mắc phải một số bệnh về đường ruột như: Sình bụng, đi ngoài phân trắng.
    • Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể khiến cá tử vong. Vì vậy, bạn luôn phải lau chùi bể cá sạch sẽ và có một chế độ ăn uống hợp vệ sinh. Thay nước định kỳ 1 tuần/lần. Khi bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường có ở cá thì bạn nên tới những trung tâm nuôi cá cảnh uy tín để được tư vấn cũng như mua thuốc điều trị.

Cá dọn bể nên nuôi chung với loài cá cảnh nào?

    • Cá dọn bể thích hợp nên nuôi chung với các giống cá cỡ lớn. Không nên nuôi chúng với các giống cá nhỏ, đặc biệt là cá bảy màu. Do chúng có tính cạnh tranh cao và có thói quen bám theo để hút nhớt trên mình cá khác. Khiến những con khác bị trầy da, rách vây hoặc bị thương.
    • Bạn có thể nuôi loài cá này cùng với những giống cá bơi khỏe, nhanh nhẹn như họ cá chép và rô phi. Ví dụ: Cá hồng đào, cá mây trắng, cá sọc ngựa, cá tứ vân…

Nguyên nhân cá dọn bể chết đột ngột

    • Cá dọn bể có thể phát triển nhanh ở các môi trường khác nhau. Nguồn thức ăn của chúng là rong rêu, tảo… Chính vì vậy, chúng được nuôi trong bể cá có tác dụng dọn vệ sinh và làm sạch bể cá.
    • Tuy chúng có sức sống mạnh mẽ nhưng trong vài trường hợp thì chúng cũng có thể bị chết một cách đột ngột. Nguyên nhân như sau:
      • Có thể chúng đã bị cá tấn công dữ dội: Nếu cá dọn bể nhỏ hơn nhiều so với cá cảnh, thì rất có thể nó bị bắt nạt. Bể cá cảnh là một nhóm cá có nhiều điểm tương đồng. Khi nuôi thì bạn nên đảm bảo rằng các loại cá đều có kích thước gần giống nhau. Cá dọn bể có thể chọn kích thước nhỏ hơn một chút, nhưng đừng quá nhỏ.

      • Rong rêu quá dày, cá không thể ăn: Mặc dù cá dọn bể ăn ăn gì cũng được nhưng chúng chỉ có thể ăn rêu mềm, mỏng và nhỏ. Nếu hồ cá quá bẩn, quá dơ thì cá cũng sẽ bất lực. Lúc này thì người nuôi cá phải tự mình vệ sinh cho bể.

      • Do bỏ muối vào bể cá: Cá dọn bể rất sợ muối, chỉ cần thêm một lượng muối nhỏ thì cá sẽ vô cùng khó chịu, có thể dẫn đến chết.

Kiểm soát chất lượng nước nuôi cá dọn bể

    • Loài cá này thuộc loài cá nhiệt đới. Mặc dù chúng có khả năng chịu lạnh hơn một chút so với các loài cá thông thường khác, tuy nhiên nó vẫn sẽ chết trong mùa đông lạnh giá.
    • Vì vậy, nếu bạn nuôi cá dọn bể khi trời lạnh thì hãy làm ấm nước trong bể cá trước khi thả chúng vào. Cố gắng duy trì nhiệt độ ổn định bên trong bể.
    • Cá dọn bể thích hợp để sinh tồn trong nước có tính axit hoặc trung tính yếu. Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên sử dụng nước máy. Nếu cần thiết phải sử dụng nó, tốt nhất là phải khử Clo trước khi thả chúng vào.

Cá dọn bể giá bao nhiêu?

  • Nhiều người cho rằng, mua cá dọn bể sẽ không tốn kém bằng cá cảnh, Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, cá dọn bể có nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau, bạn cần tìm hiểu cụ thể về giá trước khi mua để tránh giá rẻ hóa đắt.
  • Các mức giá trung bình của các loài cá dọn bể như sau:
    • Cá bống dọn bể: 5.000 – 10.000 đồng/cặp.

    • Cá bống vàng dọn bể: 10.000 – 20.000 đồng/cặp.

    • Cá tỳ bà: 5000 – 10.000 đồng/cặp.

    • Cá chuột: 10.000 – 15.000 đồng/ cặp.

    • Cá tỳ bà bướm: giá cao, trung bình trên 50.000/con và thường chỉ được lựa chọn từ những dân chơi cá chuyên nghiệp.

ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÁ DỌN BỂ CHẤT LƯỢNG, GIÁ CẢ PHÙ HỢP

Với những chú cá dọn bể thì bạn có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều cửa hàng bán cá cảnh tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là với các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên không phải cửa hàng nào cũng cung cấp những giống cá chất lượng và đạt chuẩn làm cho khách hàng ngày càng hoang mang.

Một trong những cửa hàng chuyên cung cấp cá cảnh đặc biệt là cá dọn bể thì không thể nào không nhắc đến THIÊN DƯƠNG KOI – một địa chỉ chuyên cung cấp các loại cá dọn bể có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo khi đến với khách hàng. Tại đây, các bạn sẽ được tư vấn những kiến thức cơ bản về quy trình nuôi dưỡng, chế độ thức ăn.. của các loài cá để bạn có thể tự chăm sóc chúng một cách tốt nhất.

THIÊN DƯƠNG KOI đang ngày càng hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ của mình, không ngừng nâng cao và đáp ứng sự tin tưởng, niềm tin của khách hàng khi đã lựa chọn. Với những nhân viên giàu kinh nghiệm sthì bạn sẽ tư vấn một cách tận tình nhất, chắc chắn bạn sẽ có cho mình những lựa chọn như ý.

Bạn đang xem bài viết: Loài cá siêng năng và cần mẫn. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts