Loài hoa huyền thoại của trong giấc mộng của Vua Trần (Trần Anh Tông).
Bộ Sưu Tập Địa Lan Tại Lan Vườn Bảo Lộc | HOALAN4U Bộ Sưu Tập Địa Lan Tại Lan Vườn Bảo Lộc | HOALAN4U Chi Lan kiếm (danh pháp khoa học: Cymbidium), còn gọi là Địa Lan hay Thổ Lan, là một chi thực vật gồm 52 loài thuộc họ Lan. Chi này được Olof…
Chi Lan kiếm (danh pháp khoa học: Cymbidium), còn gọi là Địa Lan hay Thổ Lan, là một chi thực vật gồm 52 loài thuộc họ Lan. Chi này được Olof Swartz mô tả lần đầu vào năm 1799. Tên chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp kumbos nghĩa là ‘lỗ thủng’, dựa theo hình dáng môi hoa. Tên viết tắt của chi này là Cym.. Cymbidium cũng là tên của một liên minh hoa lan gồm các chi Ansellia, Cymbidium, Grammatophyllum thuộc Phân họ Lan biểu sinh bậc cao.
Căn cứ khoa học, tên gọi, dịch nghĩa, tên thường gọi:
– Cybidium lowianum – Hoàng Lan (Địa Lan Kiếm Hoàng Lan), người chơi lan vẫn gắn thêm tên yêu thương là “Hồng Hoàng Ngọc Bích” hương thơm rất thoảng phải thật tinh mới thấy được.
Hình ảnh đại diện các dòng Hoa Địa Lan kiếm (Cybidium Lowianum)
Cybidium ensifolium – Thanh Ngọc (Địa Lan Kiếm Thanh Ngọc) hương thơm dịu ngọt nồng nàn.
Hình ảnh đại diện các dòng Hoa Địa Lan kiếm (Cybidium Ensifolium)
Loại nào là Địa Lan Trần Mộng (dòng hoa lan trong giấc mộng vua Trần Anh Tông):
– Nếu căn cứ theo khoa học, xét về nguồn gốc cái nào là loài hoa lan trong giấc mộng vua Trần Anh Tông quả thực là khó, nhưng nếu vần theo tên gọi thì “Hoàng Lan” màu vàng, màu của vua chúa, màu của phật giáo,…., theo như hình ảnh hình tượng của các dịch giả đã dịch nghĩa bài thơ và sách cổ “tự truyện” đã dịch và lưu hành cho đến ngày nay thì có lẽ Hoàng Lan sẽ phù hợp và đúng với những gì mà nhân gian truyền tụng.
– Còn Thanh Ngọc có vị hương quyến rũ thơm đậm cho dù chỉ có 1 – 2 bông bé xíu nở, hút người chơi say đắm bởi “hương lan” và mê mẩn mãi khôn nguôi “dịu hương nhớ trọn đời” mà các nghệ nhân chơi lan vẫn đắm say thì cũng dễ hiểu tại sao chỉ cần ngửi hương hoa thôi cũng làm cho người tỉnh thành mê là như vậy.
Giải mã chưa có lời kết, tranh cãi vẫn còn nhiều…. có lẽ cái nào là trần mộng trong giấc mộng thật khó có thể định vị, nhưng đâu quan trọng, mỗi loài hoa có một xứ mệnh riêng. Loài Hoàng Lan có nguồn gốc từ Sapa (dân Sapa và bao du khách vẫn gọi là Địa Lan Trần Mộng Sapa, bởi cảnh đẹp mờ ảo trong xương, gắn liên với những chùm lá xanh mướt thướt tha, màu xanh thăm thẳm như tóc thiếu nữ đang độ chín, những cành hoa sao rải đều như những trâm cài rực sáng như những chùm sao rơi,… giúp người xem liên tưởng nhiều điều đẹp đẽ, thành công… phải chăng đó chính là ước vọng, là khát vọng tới giá trị chân lý, giá trị của chất lượng….
Còn Thanh Ngọc Dịu hương cũng đâu kém, đắm say, thứ hương thơm làm ngây ngất bao thi nhân…. và tốn bao giấy mực tranh cãi,…
Với chúng tôi, thế hệ hậu sinh hiểu biết kém, và cũng thiếu căn cứ lịch sử,… cái nào là Trần Mộng thật cũng được, nhưng xét về logic mà luận thì có lẽ “Hoàng Lan” gần nghĩa hơn so với “Thanh Ngọc”, cả hai dòng đều là Địa Lan Kiếm (Chi lan kiếm có tới 52 loài), mỗi dòng màng tên riêng ensifolium và lowianum mà các nhà khoa học về hoa lan đã phân định. Chỉ mong sao, hai dòng hoa này sẽ ngày càng phát triển giống, nhân rộng mô hình trồng sản xuất, tạo thành hàng hóa phục vụ xã hội, người đam mê, đóng góp một phần nhỏ và phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam trong tương lai.
Hình ảnh hoa Hoàng Lan – Cybidium Lowianum, loại chậu khủng 100 cành đẹp ngây ngất như chùm sao rơi:
Cận cảnh hình ảnh một (01) bông hoa Hoàng Lan dòng xanh ngọc, thuộc dòng quý hiếm đang được nhiều nhà vườn săn tìm để nhân rộng:
BBT Hatthocvang Vietnam