Lũa Thủy Sinh Là Gì? Kiến Thức Cơ Bản Cho Người Mới Về Lũa

PAN CITY 194 💞 Chủ đề hôm nay là Bonsai mini giá rẻ chỉ từ 200k nha anh em 🌳 PAN CITY 194 💞 Chủ đề hôm nay là Bonsai mini giá rẻ chỉ từ 200k nha anh em 🌳 Định nghĩa về lũa thủy sinh là gì? Lũa thủy sinh có tác dụng gì?…

PAN CITY 194 💞 Chủ đề hôm nay là Bonsai mini giá rẻ chỉ từ 200k nha anh em 🌳
PAN CITY 194 💞 Chủ đề hôm nay là Bonsai mini giá rẻ chỉ từ 200k nha anh em 🌳

  • Định nghĩa về lũa thủy sinh là gì?
  • Lũa thủy sinh có tác dụng gì?
  • Cấu tạo và phân loại lũa thủy sinh
  • Cấu tạo lũa thủy sinh
  • Phân loại lũa thủy sinh
  • Lũa đỗ quyên
  • Lũa linh sam
  • Lũa hải sơn quỳ
  • Lũa vân thép
  • Lũa nghiến
  • Lũa trà rừng
  • Lũa xương chùm
  • Hướng dẫn xử lý lũa thủy sinh trước khi cho vào bể cá, bán cạn
  • Cách làm cho lũa thủy sinh chìm trong bể thủy sinh?
  • Mẹo để chọn mua và chơi lũa thủy sinh an toàn
  • Mẹo chọn lũa thủy sinh
  • Các phương pháp nối ghép lũa thủy sinh
  • Đặc biệt không nên ham rẻ
  • Hãy lựa chọn mua lũa ở địa chỉ chất lượng

Bất cứ ai khi bắt đầu chơi thủy sinh thì đều biết tới loại vật liệu cần thiết như lũa thủy sinh nhưng loại lũa thủy sinh nào sẽ mang lại hiệu quả tốt và cách sử dụng như thế nào là đúng thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Định nghĩa về lũa thủy sinh là gì?

Lũa thủy sinh (gỗ lũa thủy sinh hay còn gọi là cây bonsai thủy sinh) là những phần thân, gốc cây bị bào mòn hết phần vỏ bởi tác động của nước sông suối, biển, hồ,, chỉ còn lại phần lõi vô cùng cứng chắc và không thể bị mối mọt, thậm chí là không thể cháy. Sau một thời gian dài bị bào mòn, lũa thủy sinh sẽ có được một hình dáng đẹp một cách tự nhiên.

Lũa thủy sinh có tác dụng gì?

Lũa thủy sinh sau khi được mua về được nhiều người nuôi cá sử dụng như một vật trang trí cho hồ thủy sinh bằng cách sẽ gắn vào đá cùng với trí tưởng tượng để tạo ra những cây thủy sinh bonsai tự nhiên. Bên cạnh đó lũa còn góp phần tạo nên nơi ở cho sinh vật khác trú ẩn.

Lũa thủy sinh luôn mang một vẻ đẹp rất tự nhiên của núi rừng, mỗi loại lũa sẽ có nét đặc trưng riêng do vậy người chơi có đam mê thủy sinh lúc mới đầu đều muốn có một khúc lũa thủy sinh thật đẹp. Mỗi loại lũa sẽ có kiểu dáng, cấu trúc khác nhau cho nên hãy nghiên cứu trước khi mua nhé.

Gỗ lũa thủy sinh sử dụng phổ biến nhiều nhất cho các bể thuỷ sinh hiện nay là những loại gỗ lũa có khả năng tự chìm và không phai màu khi ngâm nước. Lũa thủy sinh tạo cho con người cảm giác gần với thiên nhiên còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ý chí, nghị lực và tinh thần kiên định của con người, dẫu phải chịu nhiều chông gai nhưng không được lùi lại. giống như lũa dù trải qua sự tác động khắc nghiệt, lũa vẫn giữ được phần lõi rắn rỏi, mạnh mẽ hơn.

Cấu tạo và phân loại lũa thủy sinh

Cấu tạo lũa thủy sinh

Lũa có cấu tạo cực kỳ đơn giản vì chỉ có phần lõi gỗ đã bị bào mòn hết vỏ do đó kiểu dáng của lũa đặc biệt và hấp dẫn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao lũa được sử dụng phổ biến trong bể thủy sinh.

Phân loại lũa thủy sinh

Có 2 loại :

Lũa thủy sinh công nghiệp: do con người tạo ra bằng cách xử lý phần thân và vỏ chưa thực sự được gọi là lũa.

Lũa thủy sinh tự nhiên là phần còn sót lại của cây bị chết do qua quá trình bào mòn của nước. Lũa tự nhiên có thể tìm thấy ở bất cứ đâu khắp nơi ở trong thiên nhiên như trong rừng, sông, suối, biển, hồ…, trải qua một thời gian bị nước mài mòn lũa sẽ có những kích thước và kiểu dáng khác nhau.

Khi đặt vào hồ thủy sinh, lũa thủy sinh có thể chìm xuống đáy hoặc nổi lên trên mặt nước. Đối với loại lũa thủy sinh nổi, bạn có thể kéo chúng chìm xuống đáy bằng cách cột chúng vào những vật nặng như đá, sỏi …..

Lũa đỗ quyên

Lũa đỗ quyên có những vân thớ gỗ rất đẹp, chắc khỏe và bóng bẩy, loại này thường chìm sau khi đặt vào hồ thủy sinh từ 24h cho đến vài tuần phụ thuộc vào độ lớn của thân lũa.

Lũa đỗ quyên có màu vàng sau trong quá trình ngâm nước một khoảng thời gian thì lũa sẽ lên thành màu sậm như hình.

Nhược điểm của loại lũa này là ban đầu khi bỏ vô bể thủy sinh rất hay bị ra nhớt.

Ưu điểm dễ định hình bố cục cho bể thủy sinh.

Lũa linh sam

Lũa linh sam là loại lũa thường được dùng trong các loại bể bán cạn, thủy sinh với những người mới bắt đầu. Lũa linh sam được ưa chuộng vì kiểu dáng tự nhiên, đa dạng về kích thước, dễ chìm trong nước.

Đặc điểm đặc biệt của lũa linh sam là gần như chìm luôn ngay khi được đặt vào hồ thủy sinh, tuy nhiên loại này sẽ phai ra màu vàng vào nước bể khi ngâm trong một thời gian dài.

Nhược điểm: lũa linh sam phai màu màu ra nước nên hãy chịu khó thay nước đều đặn trong thời gian đầu sẽ khắc phục được tình trạng này.

Lũa hải sơn quỳ

Lũa hải sơn quỳ là loại lũa có hình dạng kỳ quái với nhiều gốc rễ và các nhánh uốn lượn, kích thước to nhỏ khác nhau nên lũa Hải Sơn Quỳ đang được rất đánh giá cao và sử dụng rộng rãi trong các bể thủy sinh có kiểu cách rừng bay hoặc ghép cây dáng bonsai.

Lũa vân thép

Lũa vân thép là một loại lũa mới, cứng cáp như lũa linh sam. Khi đặt dưới nước những đường vân gỗ trên lũa nổi rõ nét lên vô cùng ấn tượng. Lũa vân thép thường được dùng để chơi kiểu nano tank & shallow tank khi làm bể thủy sinh.

Lũa nghiến

Lũa nghiến là loại lũa thủy sinh với nhiều hình thù kiểu dáng uốn lượn khác biệt, có màu sắc vàng hay hơi ngả nâu vàng không theo bất kỳ quy luật nào .

Là một loại lũa mang tính chất độc đáo đặc biệt nên lũa nghiến thường được các anh em chơi thủy sinh dùng cho cho các bể cá đĩa, bể cá rồng kèm với thiết kế khung cảnh rừng nhiệt đới trong bể thủy sinh bán cạn.

Lũa trà rừng

Lũa trà rừng là loại lũa dễ chìm ngay trong nước và đặc biệt không bị phai màu trong nước được các anh em chơi thủy sinh khu vực miền nam hay sử dung .

Lũa xương chùm

Lũa xương chùm là loại lũa nhỏ có kiểu dáng tán cây và thường được sử dụng để làm tán cho lũa bonsai.

Do có rất nhiều loại lũa thủy sinh khác nhau nên bạn có thể chọn đa dạng các loại để phù hợp với thiết kế cho thủy sinh, bán cạn. Khi khúc lũa thủy sinh mới ban đầu cho vào bể cá cảnh, bán cạn để trang trí thì đều bị ra nhớt, phai màu vàng của lũa ra nước hoặc lũa bị nổi lên trên mặt nước. Do đó trước khi bỏ vô bể thủy sinh thì phải xử lý lũa bằng những cách sau.

  • Thả cá mún đỏ để làm bớt tình trạng lũa ra nhớt
  • Lũa bị phai màu trong nước thì các anh em chỉ cần chị khó thay nước đều đặn một thời gian sẽ hết
  • Lũa nổi lên trên mặt nước các bạn có thể chèn vật nặng hoặc đính đá, vật nặng vào lũa thì một thời gian sau lũa tự chìm.

Hướng dẫn xử lý lũa thủy sinh trước khi cho vào bể cá, bán cạn

Sau khi bạn chọn được khúc lũa thủy sinh đúng ý rồi thì bước tiếp theo bạn cần phải xử lý sạch sẽ lũa trước khi đưa vào bể thủy sinh.

Với một số loại lũa thủy sinh lúc ban đầu nên phơi trực tiếp dưới nắng để diệt vi khuẩn và nấm mốc. Một số loại lũa khác vẫn còn vỏ ngoài thì các anh em chỉ việc ngâm trong nước trong thời gian 1 tuần sau đó đem phơi dưới ánh nắng sẽ làm cho phần vỏ lũa dễ bong ra hơn.

Với kích thước khúc lũa to thì bạn chỉ nên làm sạch lũa bằng cách dùng đồ đánh rửa sạch sẽ còn nếu bạn có vòi xịt áp lực cao thì sẽ vệ sinh nhanh gọn hơn. Nếu muốn vệ sinh cẩn thận thêm nữa thì bạn nên đem ngâm lũa trong nước với các chất phụ gia khác để làm sạch bớt nhớt, khử vi khuẩn, vi trùng bên trong lõi lũa bằng nước oxy già và muối.

Đối với những khúc gỗ lũa thủy sinh nhỏ bé thì sau khi được vệ sinh sạch xong có thể khử trùng bằng cách cho vào nước đun sôi lên hoặc ngâm luôn trong nước đun sôi khoảng 3 – 4 tiếng.

Xử lý gỗ lũa để làm sạch cho gỗ lũa trước khi cho vào bể là điều rất cần thiết, bạn phải chắc chắn nó không làm hại cho bể cá của bạn. Sau khi lũa thủy sinh không còn nóng, bạn lấy nó ra và đặt vào trang trí bể cá của bạn. Bạn cẩn thận hơn thì có thể ngâm lũa trong oxy già để giảm khả năng tối đa các mầm bệnh có thể phát sinh trong sử dụng trong bể cá của bạn.

Cách làm cho lũa thủy sinh chìm trong bể thủy sinh?

  • Cột đá, vật nặng vào phần dưới của lũa hoặc dùng vật nặng để chèn lên gỗ lũa không cho gỗ nổi lên.
  • Đục một phần dưới của gỗ lũa để nhét vật nặng vào trong thân gỗ sau đó dùng bịt lại.
  • Dùng ốc vít để gắn vật nặng vào lũa, sau đó dùng các loại cây thủy sinh che phủ lên như ráy, dương xỉ .
  • Dùng các loại mút kính dán vào đáy bể hoặc cạnh bể sau đó sử dụng dây buộc để cố định gỗ lũa.

Mẹo để chọn mua và chơi lũa thủy sinh an toàn

Những người mới chơi bể thủy sinh thì khi muốn chọn mua lũa thật sự khó khăn giữa một rừng lũa đa dạng như hiện nay. Dưới đây là một số mẹo thường dùng để chọn ra được lũa thủy sinh ưng ý:

Mẹo chọn lũa thủy sinh

  • Chọn kiểu dáng tự nhiên của gỗ, có hình dáng độc đáo hoặc chọn và ghép lũa theo sở thích.
  • Khi mua lũa phải lựa loại ít mùn, không phai màu khi ngâm trong nước
  • Nên chọn lọai lũa gỗ thủy sinh bị nước bào mòn tự nhiên.

Các phương pháp nối ghép lũa thủy sinh

  • Dùng dây cột các đoạn lũa thủy sinh lại với nhau để tạo kiểu.
  • Dùng keo 502 và mạt cưa để cố định.
  • Dùng keo chuyên dùng liên kết.
  • Dùng đinh, vít ốc để liên kết.

Trên thực tế khi đi mua lũa thủy sinh thì không phải lúc nào cũng lựa được những khúc lũa đẹp ưng ý nên chúng ta cần phải dùng biện pháp ghép nối các đoạn lũa để có được khúc lũa trang trí như mong muốn.

Đặc biệt không nên ham rẻ

Hiện nay tình trạng lũa thủy sinh bị làm giả hàng loạt với giá rẻ hơn giá thị trường rất nhiều nhưng lúc mua về chỉ được những loại đơn thuần là đoạn gỗ có vỏ có hình dáng giống lũa chứ không phải lũa. Nếu đặt các loại gỗ lũa này thả vào bể thủy sinh sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn, vi trùng sinh sôi nảy nở làm hại sinh vật nuôi trong bể.

Hãy lựa chọn mua lũa ở địa chỉ chất lượng

  • Hãy nên mua ở những nơi uy tín và có chất lượng được nhiều người tin dùng.
  • Tránh mua ở các cửa hàng không có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng.
  • Hãy cẩn thận với chiêu trò lừa đảo tinh vi khi mua qua mạng.

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm về lũa thủy sinh hy vọng rằng có thể giúp ích cho thú vui chơi thủy sinh. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về cách chơi thủy sinh hoặc cách xử lý lũa an toàn nhất thì hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé.

Bạn đang xem bài viết: Lũa Thủy Sinh Là Gì? Kiến Thức Cơ Bản Cho Người Mới Về Lũa. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts