Mẹo trồng cây lưỡi hổ thuỷ sinh
Tuyệt Đối CẤM TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ Nếu Chưa Biết 6 Điều Đại Kỵ Này, Sửa Ngay Kẻo Tiền Bạc Đội Nón Ra Đi Tuyệt Đối CẤM TRỒNG CÂY LƯỠI HỔ Nếu Chưa Biết 6 Điều Đại Kỵ Này, Sửa Ngay Kẻo Tiền Bạc Đội Nón Ra Đi Một trong những cách trồng cây nổi…
Một trong những cách trồng cây nổi bật nhất hiện nay chính là trồng cây trong nước (hay còn là cây thuỷ sinh). Cây thuỷ sinh với đặc điểm là không cần dùng đất và thường đặt trong chậu thuỷ tinh để chúng ta có thể dễ dàng quan sát bộ rễ. Vậy cây lưỡi hổ có thể trồng theo cách này được không? Câu trả lời là có! Và sau đây agri.vn sẽ chỉ cho bạn mẹo trồng cây lưỡi hổ thuỷ sinh cực dễ dàng và hiệu quả.
Nội dung chính
Cây lưỡi hổ trồng thuỷ sinh được không?
Mới nghe qua thì thật lạ bởi vì lưỡi hổ nổi tiếng ưa khô, có thể sống trong môi trường khí hậu khắc nghiệt và sống tốt nếu không tưới nước vài tháng. Vì vậy nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nghe đến câu hỏi cây lưỡi hổ có trồng thuỷ sinh được không. Nếu trồng thuỷ sinh thì có lẽ lưỡi hổ sẽ bị ngộp nước mà chết mất. Tuy nhiên sự thật thì không phải vậy, nếu biết cách trồng cây lưỡi hổ thuỷ sinh thì không lo cây bị ngộp nước, thừa nước. Bên cạnh đó lưỡi hổ thuỷ sinh còn có vẻ đẹp độc đáo mà bạn nên thử.
Chính vì vậy Lưỡi hổ thủy sinh rất được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là những người có tâm hồn thơ mộng!
Trồng cây lưỡi hổ thuỷ sinh cần chú ý điều gì?
Nên lựa chọn cây đẹp, khoẻ mạnh và lá chuẩn màu để trồng thuỷ sinh. Tách những cành khoẻ đẹp từ cây cũ để trồng thuỷ sinh là biện pháp vô cùng hiệu quả. Để cây không bị dư nước thì nên đổ nước không được ngập quá 1/2 của rễ để cây có thể sinh trưởng bình thường.
Cách trồng lưỡi hổ thuỷ sinh
Chuẩn bị
Trồng cây thuỷ sinh được ưa chuộng một phần là nhờ không cần chuẩn bị quá nhiều nguyên liệu như đất trồng, giá thể. Các bước xử lý giá thể quá phức tạp và không phải ai cũng làm được. Nhưng trồng cây thuỷ sinh sẽ dễ dàng hơn chỉ với một chiếc chậu thuỷ tinh trong suốt và cây giống tốt. Để cây có thể đứng vững thì nên tìn mua giỏ nhựa trồng cây thuỷ sinh để đặt vào chậu.
Sau khi chuẩn bị xong chậu thì tiến hành tách cây ra khỏi chậu cũ. Rũ và rửa sạch đất bám ở rễ rồi ngâm trong thau nước trong 15-20 phút. Dùng tay rửa gốc thật nhẹ nhàng và rửa lại với nước 2-3 lần cho đến khi rễ hết sạch đất.
Khi đã loại bỏ hết đất ra khỏi rễ thì ta tiến hành cắt tỉa rễ để tăng độ thẩm mỹ. Hãy tiến hành cắt bỏ những rễ già, rễ bị bệnh hay lá già vàng úa. Vì trồng thủy canh không chỉ nhìn lá mà còn có thể theo dõi bộ rễ. Để đảm bảo bộ rễ khỏe mạnh và trông dễ nhìn, sau khi cắt tỉa cần rửa sạch lại bằng nước để rửa sạch phần lông rễ còn sót lại trong quá trình cắt tỉa để tránh ô nhiễm nước.
Cách chăm sóc cây thuỷ sinh
Sau khi trồng cây vào chậu thì mọi người có thể trang trí thêm sỏi đá để chúng thêm phần bắt mắt. Không thể thiếu một vài giọt dinh dưỡng chuyên dụng cho cây thuỷ canh để bổ sung chất dinh dưỡng. Lưu ý chỉ nên đổ nước khoảng 2/3 lọ để tránh ngập rễ. Vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ thuỷ sinh là nơi thoáng mát, có ánh dáng tốt.
Trồng Lưỡi hổ thủy sinh khá thoải mái nhưng nên chú ý thay nước cho cây. Nên thay nước 1 tuần/lần và thay khi nước bị vẩn đục. Vào mùa đông thì thay nước ít hơn, 10 – 15 ngày mới thay nước 1 lần. Những lúc thay nước cần sửa sạch rễ và loại bỏ các rễ bị thối. Thường xuyên theo dõi sức khỏe của cây, loại bỏ những lá héo, bị hư. Còn về dinh dưỡng thì nên bổ sung dung dịch thủy canh cho cây. Ban Công Xanh khuyến nghị bạn sử dụng dung dịch dinh dưỡng Trung vi lượng Laforge.
Sự góp mặt của chậu cây lưỡi hổ thuỷ sinh trong nhà sẽ giúp tô điểm cho không gian sống thêm đẹp và trong lành. Lưỡi hổ thuỷ sinh thích hợp để bố trí bàn học, bàn làm việc để tăng tính tập trung, giúp tinh thần thoải mái. Cây lưỡi hổ thuỷ sinh cũng dễ chăm không kém gì trồng đất nên bạn hoàn toàn đừng lo lắng về việc cây sẽ bị chết, thối rễ nhé!
Xem thêm: