Mô hình hàng rào nuôi gà thả vườn, sáng tạo, nhân đôi hiệu quả kinh tế
Vì sao đây được gọi là mô hình Trang trại khép kín thông minh ? Vì sao đây được gọi là mô hình Trang trại khép kín thông minh ? Mô hình hàng rào nuôi gà thả vườn, sáng tạo, nhân đôi hiệu quả kinh tế Mô hình hàng rào nuôi gà thả vườn là…
Mô hình hàng rào nuôi gà thả vườn, sáng tạo, nhân đôi hiệu quả kinh tế
Mô hình hàng rào nuôi gà thả vườn là sáng tạo của bà con để phù hợp với điều kiện chăn nuôi. Biến khu vực nuôi gà trở thành hàng rào quây khép kín. Bên trong làm vườn trồng rau sạch hoặc ao nuôi cá. Đây là mô hình nuôi gà thả vườn ở quê đang được nhiều nông hộ áp dụng.
Tiềm năng, lợi thế độc đáo
Làm hàng rào – hành lang bao xung quanh khu đất của gia đình. Tạo thành lối đi nối thẳng từ chuồng ra ngoài. Hàng ngày, đàn gà vẫn được thả ra, tự do đi lại bên trong hàng rào đó. Lợi thế của hình thức chăn nuôi này là tiết kiệm diện tích chăn nuôi, tận dụng triệt để đất vườn. Hơn nữa, giảm dịch bệnh, giảm thất thoát, kiểm soát số lượng đàn tốt hơn.
Phần đất bên trong có thể dùng để trồng rau sạch, cung cấp thực phẩm cho gia đình. Hoặc bán cho thương gia, tạo thêm nguồn thu nhập.
Ngoài ý tưởng trồng rau, nếu diện tích sân vườn rộng, bà con có thể tận dụng để trồng cây ngô, lạc, đậu đỗ. Thậm chí là trồng cây chuối. Sản phẩm thu hoạch tiếp tục dùng làm thức ăn bổ sung cho đàn gà. Giảm tỷ lệ cám công nghiệp, tăng nguồn thức ăn tự sản xuất. Từ đó, tiết kiệm chi phí chăn nuôi cho mỗi lứa, lợi nhuận tăng.
Với mô hình làm hàng rào nuôi gà thả vườn, đàn gà vẫn được tự do đi lại, tiếp xúc với môi trường xung quanh. Do đó, chất lượng thịt vẫn đảm bảo, thậm chí còn săn chắc và thơm ngon hơn. Phương thức này đặc biệt rất thích hợp với nuôi gà ta, gà chọi quy mô công nghiệp.
Cách thực hiện
Khu vực chuồng gà
Mô hình này đòi hỏi diện tích đất rộng tương đối. Nhưng số lượng đàn gà lại có phần hạn chế, chỉ khoảng từ 500 – 1000 con. Nếu bà con muốn nuôi số lượng gà giống từ 2000 – 3000 con thì cách này không đem lại hiệu quả bằng nuôi gà thả vườn thông thường.
Về cách thực hiện, vô cùng đơn giản. Bà con vẫn xây chuồng gà kiểu hở, thông thoáng như bình thường. Sử dụng mái tôn bio – xi măng, cột kèo bằng xi măng để dựng chuồng.
Ở cạnh cửa chính đi vào, khoét một cửa vuông nhỏ. Đây là cửa khoảng 2 – 3 con gà cùng chui ra trong 1 lần, không nên làm quá to. Từ cửa nhỏ này, làm hàng rào bằng thép, uốn tròn phần mái. Chạy dọc xung quanh đất vườn, hàng rào bao quanh ngôi nhà. Hàng rào thép này tạo thành lối đi của gà vào ban ngày.
Đàn gà có thể di chuyển khắp sân vườn, hàng rào nhà mà không cần lo lắng chúng phá tung vườn rau. Bà con cũng dễ kiểm soát mầm bệnh, tác nhân gây hại hơn.
Tận dụng phần đất bên trong
Trồng chuối trong sân vườn bao xung quanh là hàng rào lối đi của gà – Đây là cách giúp các nông hộ tự sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm giá thành. Trong khi đó, chất lượng thịt và tốc độ phát triển vẫn đảm bảo yêu cầu.
Mặt khác cây chuối cho thu hoạch quả lá và thân. Tất cả những thành phẩm này đều có giá trị sử dụng. Riêng thân chuối giàu nước, khoáng chất, vitamin, chất xơ, dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất ở gà.
Thực tế thân chuối đã và đang được nhiều chủ trang trại nuôi gà chọi, gà ta thả vườn dùng để chế biến thức ăn cho gà. Bà con chỉ cần chuẩn bị một chiếc máy thái chuối đa năng. Dùng máy băm nhỏ thân chuối, sau đó trộn với cám gạo, cám công nghiệp, chế phẩm sinh học. Sử dụng nguồn thức ăn này cho gà ăn hàng ngày.
Sáng tạo thông minh này góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí chăn nuôi. Giúp việc nuôi gà trở nên nhà, lợi nhuận cao hơn.
Ngoài ra, bà con cũng có thể kết hợp nuôi thêm lợn rừng. Tất nhiên sẽ quây thành khu riêng chứ không làm hàng rào như gà. Nhưng lại tận dụng được máy thái chuối và thân cây chuối làm thức ăn. Một công đôi, ba lợi nhuận.
Mô hình hàng rào nuôi gà thả vườn được nhiều nước phát triển áp dụng. Nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Nếu đang có dự định nuôi gà thả vườn, bà con có thể thử mô hình nuôi gà kết hợp lý tưởng này.