Mô hình trồng lan rừng công nghệ cao xứ trà B’Lao

Tiềm năng địa phương Mô hình trồng lan rừng công nghệ cao xứ trà B’Lao Anh Trịnh Văn Sĩ – Chủ nhiệm Chi hội Hoa lan Tp. Bảo Lộc, được coi là một trong những người đầu tiên phát triển mô hình trồng hoa lan theo hướng kinh doanh từ đầu những năm 2000. Theo…

Tiềm năng địa phương

Mô hình trồng lan rừng công nghệ cao xứ trà B’Lao

Anh Trịnh Văn Sĩ – Chủ nhiệm Chi hội Hoa lan Tp. Bảo Lộc, được coi là một trong những người đầu tiên phát triển mô hình trồng hoa lan theo hướng kinh doanh từ đầu những năm 2000. Theo anh Sĩ, Tp. Bảo Lộc không chỉ phù hợp về khí hậu mát mẻ cho lan rừng mà còn phù hợp ở nguồn nước tưới ổn định, có độ pH cân bằng, đảm bảo quá trình sinh trưởng tốt cho lan rừng.

Từ quy mô nhỏ ban đầu, anh Sĩ dần dần mở rộng quy mô trồng và nhân giống lan các loài rừng của mình. Nhiều năm gần đây, anh bắt đầu tập trung đầu tư làm mô hình áp dụng công nghệ cao, mang lại lợi nhuận hơn hẳn trước đây.

Lan rừng sinh trưởng tốt trên những mảng xơ dừa.

Mô hình trồng và nhân giống lan rừng ứng dụng công nghệ cao của anh Trịnh Văn Sĩ.

Tp. Bảo Lộc có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với lan rừng.

Lan rừng được chăm sóc kỹ càng, theo đúng quy trình.

Công nhân kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lan rừng.

Anh Trịnh Văn Sĩ truyền đạt kỹ thuật chăm sóc lan rừng cho công nhân.

Khách tham quan sản phẩm lan rừng của anh Trịnh Văn Sĩ tại Festival Cà phê Đắk Lắk.

Anh Sĩ kể lại, giai đoạn đầu anh trồng và nhân giống chủ yếu là giống hồng môn và một vài chậu lan rừng phổ biến. Tuy nhiên, sau một thời gian anh nhận thấy hồng môn thường xuyên bị các bệnh về nấm, việc nhân giống tách ra từ gốc cũng thường bị nhiễm khuẩn. Trong khi thuốc chữa bệnh cho lan rừng lúc này còn chưa đầy đủ, giá cả hồng môn trên thị trường cũng thấp.

Trước tình hình đó, anh Sĩ quyết định chuyển qua giống hạc đỉnh lùn, sản phẩm vốn không có nhiều và cũng không được trồng đại trà bởi vì khá hiếm khi phải lấy trên rừng. Để trồng và nhân giống hạc đỉnh lùn, anh Sĩ phải tự đi thu gom, mua lại, rồi anh tự tìm hiểu kiến thức, tự rút kinh nghiệm sau những lần nhân giống.

Theo thời gian, với quy mô ngày càng lớn, anh Sĩ bắt đầu áp dụng công nghệ cao vào trồng và nhân giống lan rừng. Nhờ vậy, số lượng cây giống theo đó cũng nhiều hơn, tốc độ sinh trưởng cũng nhanh hơn.

Riêng số vốn đầu tư để áp dụng công nghệ cao vào trồng và nhân giống lan rừng theo anh Sĩ là 700 triệu đồng, trong đó 200 triệu đồng để mua cây giống. Từ quy mô nhỏ, anh Sĩ tích lũy dần rồi mở rộng dần theo quy mô lớn hơn và đến nay là mô hình công nghệ cao với gần 200 giống lan rừng (riêng các loài quý hiếm khoảng gần 20 loại), mang lợi nhuận 1,5 tỷ đồng trong năm vừa qua.

Nằm gần như lọt thỏm trong một thung lũng tràn ngập một màu xanh của trà và cà phê, quy mô hơn 1ha trồng và nhân giống lan rừng hiện còn được anh Sĩ quy hoạch để tạo mô hình sinh thái, nghỉ dưỡng để mọi người cùng đến tham quan, ngắm hoa và mua hoa. Có khoảng 20 loài cây lạ và quý hiếm,có giá 150.000 đến 3 triệu đồng, có khi lên đến 10 triệu đồng/cây giống. Với cây lan cực kỳ quý hiếm dạng thành phẩm, giá từ 10 triệu đến 100 triệu đồng.

Một số sản phẩm lan rừng của anh Trịnh Văn Sĩ:

Có thế nói, với kinh nghiệm và tâm huyết cùng những hiệu quả kinh tế đã đạt được suốt hàng chục năm qua, vườn lan của anh Trịnh Văn Sĩ từ lâu đã được coi là mô hình điểm không chỉ của Tp. Bảo Lộc mà của cả nước. Nhiều người áp dụng mô hình trồng lan đều tìm đến học hỏi kinh nghiệm của anh. Các sản phẩm lan rừng đặc hữu của vùng Lâm Đồng như: Long tu, kim điệp, giả hạc di linh, đại ý thảo trắng… được anh Sĩ nhân giống và bán rất nhiều cho những người chơi lan rừng từ khắp nơi trong cả nước từ nhiều năm nay./.

Bài và ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt

Bạn đang xem bài viết: Mô hình trồng lan rừng công nghệ cao xứ trà B’Lao. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts