Một đời người một rừng cây

Trần Long Ẩn còn có bút danh là Đoàn Công Nhân. Ông tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn. Trước năm 1975, trong lúc đời sống tại các đô thị miền Nam bị xáo trộn vì cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhiều phong trào ca nhạc của sinh viên học sinh Sài Gòn đã…

Trần Long Ẩn còn có bút danh là Đoàn Công Nhân. Ông tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Trước năm 1975, trong lúc đời sống tại các đô thị miền Nam bị xáo trộn vì cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhiều phong trào ca nhạc của sinh viên học sinh Sài Gòn đã phát khởi như “Phong trào Du ca Việt Nam”, “Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe”, như một cách nói lên tiếng nói của thanh niên lúc đó kháo khát tìm về cội nguồn và ước mơ hòa bình.

Trần Long Ẩn nổi lên như là một nhạc sĩ của phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” với bài Người mẹ Bàn cờ (thơ Nguyễn Kim Ngân) và một số ca khúc khác. Ông kể lại: “Cuối năm 1970 khi tôi viết một số bài hát Người mẹ Bàn Cờ, Người cha bến tàu, Đi về mới có hoa lục bình, Chim gọi đàn chim tung cánh trắng… đã được các nữ sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn hát rất hay”. Sau đó, ông ra Bắc và tu nghiệp sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội.

Ông đã tự giới thiệu rất thành công những ca khúc của riêng ông trên sân khấu cho sinh viên và cho các thính giả trẻ. Một số tác phẩm tiêu biểu: Trên mảnh đất tình người, Đi qua vùng cỏ non, Một đời người một rừng cây, Đàn sáo Hậu Giang, Đêm thành phố đầy sao, Xin làm người hát rong, Tiếng hát từ ánh lửa mặt trời,…
( Theo Wikipedia)

Một đời người, một rừng cây là một trong số những bài hát mình vô cùng yêu thích, đặc biệt là câu chữ và ý nghĩa của bài. Khi còn nhỏ, mình vẫn thường hay lắng nghe bài hát này nhưng chưa hiểu được hết ý tứ sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm, đôi lúc lời bài hát khiến mình cảm thấy như một sự trách móc nhẹ nhàng “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?” nhưng có đôi lúc mình lại nhận thấy ẩn chứa sự khuyến khích cho những hi sinh, can đảm để lao vào cuộc đời đầy gian khó, để sống một cách đầy ý nghĩa.

Hình như trong cuộc đời, chẳng bao giờ ta thiếu những giây phút mà ở đó ta nhìn thấy mình bị kiệt sức trên một chặng đường dài, hay thậm chí là mất phương hướng chưa biết đi về đâu. Những lúc như vậy, bạn nhớ nhé là “Chân lí thuộc về mọi người không chịu sống đời nhỏ nhoi”.

Và dù cuộc đời có ra sao hay như thế nào thì bạn hãy tin rằng sau những ngày giông bão bạn sẽ có những ngày “rạng rỡ như rừng mai nở”.

Chúc các bạn một ngày nhiều ý chí.

7/11/2013

Đỗ Hồng Thuận

  1. Một đời người một rừng cây

Sáng tác: Trần Long Ẩn

Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây
Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người
Trẻ trung như cụm hoa hồng
Hồn nhiên như là ánh lửa chiều hôm khi gió về

Cây đã mọc từ thuở nào trên đồi núi thật cằn khô
Cây có hiểu vì sao chim thường kéo về làm tổ
Và em như cụm lan mọc từ những cành cổ thụ già kia

Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây
Sống gần nhau thân mới thẳng
Có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh
Rừng giữ đât quê hương

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai
Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành
Phải không anh phải không em?

Chân lí thuộc về mọi người không chịu sống đời nhỏ nhoi
Xin hát về bạn bè tôi những người sống vì mọi người
Ngày đêm canh giữ đât trời rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân.

Bạn đang xem bài viết: Một đời người một rừng cây. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts