Một số điểm cần lưu ý khi nuôi cá lóc trong ao đất và nuôi trong bè
CẬN CẢNH AO CÁ LÓC NUÔI 20 TẤN Ở TRÀ VINH- MÔ HÌNH CHĂN NUÔI I HQV CẬN CẢNH AO CÁ LÓC NUÔI 20 TẤN Ở TRÀ VINH- MÔ HÌNH CHĂN NUÔI I HQV Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá lóc…
Cá lóc hay còn được gọi là cá tràu, cá quả, cá chuối. Trong vài năm trở lại đây; cá lóc là đối tượng nuôi phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nuôi cá lóc khá dễ, tăng trưởng, phát triển nhanh và lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, việc nắm rõ một số đặc điểm sinh học và phương pháp chăm sóc loại cá này là điều cần thiết.
Đặc điểm sinh học
Loại cá này được nhiều người ưa thích bởi thịt ngọt, lành tính, ít mỡ; chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ngoài là nguyên liệu chế biến phong phú, ngon miệng, thì cá lóc còn là một liều thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Cá lóc có vị ngọt, lành tính giúp sinh tân dịch; trừ phong, tư âm, bổ gân xương tạng phủ. Loại cá này có nhiều công dụng giúp bổ khí huyết; tan đàm bị nghẹn trong cuống họng. Nên món ăn về cá này sẽ không thể thiếu; trong bữa cơm hằng ngày của những người mắc bệnh phổi.
Cá lóc có thể sống ở các khu vực nước chảy hay các ao tù do có cơ quan hô hấp phụ. Đặc biệt rất thích sống vùng nước đục, nhiều rong cỏ. Đây là loài cá dữ, chúng sẽ ăn những loài động vật khác như: cá, tôm, nòng nọc, côn trùng… Cá lóc có thể đẻ 5 lần/năm khi đạt 1 – 2 tuổi. Mùa vụ sinh sản từ tháng 4 – 8 nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 4 – 5.
Nuôi cá lóc trong ao đất
Cá lóc giống 35- 60 ngày tuổi, thân dài 6-12 cm có thể tuyển lựa đồng cỡ đưa ra nuôi cá lóc trong ao đất lớn thành cá thịt.
– Vì là loài cá dữ chuyên bắt mồi sống nên giai đoạn nuôi thịt không cần bón phân gây màu nước. Trong ao nuôi, ngoài sử dụng các loại cá tạp, cá còn có thể ăn các thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao, lượng cho ăn chiếm từ 5-6% trọng lượng cá.
– Mật độ thả nuôi: 8-10 con/1m2 ao.
– Nuôi 8 tháng cá đạt trọng lượng trung bình 600 gr/con.
– Hệ số thức ăn của cá lóc là 5-6 kg thức ăn/1 kg cá.
Nuôi cá lóc trong bè
Chọn những nơi có chất nước tốt, không bị ô nhiễm có mực nước sâu. Cần tránh nững nơi có tàu bè qua lại, đặc biệt cần tránh xa nguồn nước thải của các nhà máy công nghiệp hóa chất, nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu…..
Để giảm hao hụt và thuận tiện khi nuôi nên thả cá lớn (15-30 gr/con đối với cá lóc bông, 10-15 gr/con đối với cá lóc thường) và cá đã quên sử dụng thức ăn chế biến. Nếu cá nhỏ hơn cần có bè nuôi riêng cho đến khi cá đạt kích thước trên. Mật độ thả nuôi trung bình từ 120-130 con/m3. Kích cở cá đều nhau, khỏe mạnh, cơ thể cân đối.
Về vấn đề lâu dài cần phải dùng thức ăn chế biến hoặc thức ăn tự chế để nuôi cá lóc trong bè. Bởi vì loại thức ăn này dễ bảo quản, chuyên chở thuận tiện và tận dụng được nguồn phế liệu phụ phẩm của nhà máy chế biến.
Khả năng sử dụng thức ăn của cá thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể cá. Lúc cá còn nhỏ cần cho ăn nhiều hơn cá lớn, có thể tham khảo theo bảng sau:
Kích cỡ cá giống (gr/con) | Khẩu phần ăn (%)/ trọng lượng cá |
<10 | 10 – 12 |
10 – 20 | 8 – 10 |
20 – 30 | 5 – 8 |
30 – 50 | 5 – 8 |
50 – 100 | |
> 100 | 3 – 5 |
Cần thường xuyên kiểm tra bè nuôi nhất là nơi có đặt “ mặt đục” bằng lưới, dây neo. Đồng thời tiến hành làm vệ sinh bè để được thông thoáng, không thả cá mật độ quá dày.
Trích dẫn từ nongnghiep.farmvina.com
Thùy Vân