Một số kiến thức trong kỹ thuật nuôi thỏ giai đoạn đầu đời
Kỹ thuật nuôi thỏ_ phòng và chữa trị ecoli cho thỏ con Kỹ thuật nuôi thỏ_ phòng và chữa trị ecoli cho thỏ con Nuôi thỏ đang là xu hướng được nhiều nhà nông quan tâm, bởi dễ nuôi và đem lại lợi nhuận cao… Nuôi thỏ đang là xu hướng được nhiều nhà nông…
Nuôi thỏ đang là xu hướng được nhiều nhà nông quan tâm, bởi dễ nuôi và đem lại lợi nhuận cao…
Nuôi thỏ đang là xu hướng được nhiều nhà nông quan tâm, bởi dễ nuôi và đem lại lợi nhuận cao, không những thế, thỏ hiện còn được nuôi như thú cưng trong nhiều gia đình.
Một số kiến thức về chăm sóc thỏ giai đoạn đầu đời:
– Cho thỏ sơ sinh bú là điều quan trọng, nếu thực hiện cẩn thận và đầy đủ sẽ nâng cao số con còn sống sau cai sữa. Sự thất bại thường xảy ra ở giai đoạn này. Thỏ con cần được sự giúp đỡ để bú mẹ, đặc biệt là thỏ mẹ ở lứa đầu, mỗi ngày cho bú chỉ 1 lần vào buổi sáng. Thỏ con sơ sinh có thể tách ra khỏi mẹ để vào ổ lót bằng nhựa nơi khô ráo, ấm áp và tránh bị thỏ mẹ vào ổ đẻ bới con văng ra hay đè chết. Thỏ con bú đầy đủ sẽ ngủ yên và da căng bóng, trường hợp thiếu sữa thỏ sẽ cựa quậy nhiều và nhăn da, gầy còm.
– Thỏ mẹ sau khi sinh nên được tiêm kháng sinh 3 ngày để phòng viêm nhiễm sinh dục (viêm tử cung, viêm vú). Có thể tiêm một trong các loại kháng sinh sau: Forloxin (1 ml/8 – 10 kg thể trọng, ngày/lần, 3 ngày liên tục) hoặc Vime-Apracin (1 ml/5 – 7 kg thể trọng, ngày/lần, 3 ngày liên tục) hoặc Ceptiket (1ml/10 kg thể trọng, ngày/lần, 3 ngày liên tục)
– Bồi dưỡng: Do chu kỳ khai thác rất ngắn, nên cần bồi dưỡng tốt, có thể dùng thêm các loại sản phẩm sau theo cách xen kẻ, mỗi ngày một loại, 1 liều tiêm dưới da: Vime Canlamin (1 ml/5 kg thể trọng) hoặc Vime-ATP (0,5 – 1 ml/con) hoặc Canxi-Magne (0,5 – 1 ml/con) hoặc Vimekat (1 ml/5 kg thể trọng)
– Ngày thứ 3 có thể cho thỏ mẹ phối lại nếu thấy thỏ mẹ không mất sức, tiêm thêm: Poly AD (tiêm bắp 0,2 – 0,3 ml/con)
– Thỏ con rất dễ nhiễm E.coli từ môi trường nuôi, từ mẹ… nên có thể phát bệnh từ rất nhỏ (ngay tuần đầu). Việc điều trị tương đối khó do thỏ thường bị nhiễm khuẩn huyết, biểu hiện thần kinh như: nghiêng đầu, ngoẹo cổ, run giật, giật bắn khi bị chạm trúng mình, bụng trướng,… và chết. Có thể áp dụng biện pháp phòng bằng kháng sinh ở ngày thứ 5 – 7 với: Aralis (1 ml/5 kg thể trọng uống 3 ngày liên tục).
– Bệnh cầu trùng gây ảnh hưởng trên thỏ rất nặng nề và khó điều trị, nhất là cầu trùng gan. Nên phòng cầu trùng ngay từ giai đoạn đầu đời. Dùng Vicox Toltra, 1 ml/2,5 kg thể trọng.
– Thỏ mở mắt từ 9 – 13 ngày, có thể tập ăn tại lồng của thỏ con bằng rau xanh tốt và các loại thức ăn bổ sung có chất lượng mà không cần cho theo mẹ. Như vậy chúng ta tạo điều kiện để cai sữa tốt và thỏ mẹ ít bị ảnh hưởng bởi thỏ con. Thông thường chúng ta cai sữa chúng từ 30 – 35 ngày tuổi.
– Cần tiêm phòng bệnh nguy hiểm nhất và rất phổ biến ở Việt Nam đối với thỏ là bệnh xuất huyết thỏ lúc 2 tháng tuổi. Dùng Vaccine xuất huyết thỏ liều 1 ml/con. Nên lập lại liều 2 sau đó 4 tuần để tăng cường miễn dịch, sau đó định kỳ 5 – 6 tháng lập lại một liều.
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Thông tin của bạn
Email:
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Tên hiển thị:
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mã xác thực:
Vui lòng nhập đúng mã xác thực
Gửi bình luận Hủy