Một số thảo dược chứa glycosid tim
Cây trúc đào – Thuốc quý hay thuốc độc Cây trúc đào – Thuốc quý hay thuốc độc Trúc đào Trúc đào là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh tronghọ La bố ma(Apocynaceae). Nó là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium. Trúc đào Dược liệu là…
Trúc đào
Trúc đào là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh tronghọ La bố ma(Apocynaceae). Nó là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium.
Trúc đào
Dược liệu là lá của cây trúc đào – Nerium oleander L. họ Trúc đào – Apocynaceae. Loài Nerium odorum Soland cũng được dùng.
Ở nước ta, trúc đào được trồng làm cảnh ở các công viên và vườn hoa. Loài Nerium odorum Soland có hoa thơm và tràng thường kép, màu hồng.
Trong lá trúc đào, người ta nghiên cứu thấy bốn glycosid chủ yếu là oleandrin, nerin, neriantin, adynerin.
Độc tính của lá trúc đào đã được biết từ lâu. Tại châu Âu, người ta kể những trường hợp lính vùng đảo Corse (một đảo thuộc miền Nam nước Pháp) đã bị ngộ độc chết do ăn chả dùng cành cây trúc đào xiên vào thịt nướng. Có những người đã ngộ độc nặng do uống nước đựng trong chai nút bằng thân cây trúc đào, hay do uống nước suối có rễ cây trúc đào mọc ở gần. Nhân dân tỉnh Nice đã dùng bột vỏ thân và bột gỗ trúc đào để đánh bả chuột.
Lá trúc đào được dùng làm nguyên liệu chiết xuất oleandrin, là thuốc uống được chỉ định điều trị suy tim, hở van hai lá, nhịp tim nhanh kịch phát, các bệnh tim có phù và giảm niệu, và dùng luân phiên với thuốc Digitalis. Neriolin dùng dưới hình thức dung dịch rượu và thuốc viên.
Sừng trâu
Cây sừng trâu: tên khoa học là Strophantus, có 2 loài: Strophantus kombé, chế phẩm của glycosid là StrophantinK.Strophantus gratus, chế phẩm của Glycosid là StrophantinG hay Ouabain.
Sừng trâu
Tên khác: dây vòi voi, thuốc bắn đuôi, sừng trâu hoa đỏ, sừng bò.
Thành phần hóa học: hạt chứa 30% chất dầu; glycosid tim nhóm cardenolid: G, K, H strophanthin (hàm lượng 3 – 8%). Dịch chiết glycoside tim sừng trâu có tác dụng cường tim, lợi niệu, tiêu thũng.
Hạt là nguyên liệu chế strophathin pha thuốc tiêm trị bệnh tim. Nhựa có độc, thường dùng trộn lẫn với nhựa cây Sui (Antiaris toxicaria Lesch.) để tẩm mũi tên làm thuốc săn bắn. Khi chế xong, pha thêm dịch lá thuốc lá để làm mềm. Nhựa có thể làm thuốc hạ nhiệt.
Chú ý: toàn cây sừng trâu có nhiều nhựa mủ, rất độc, khi vào mắt có thể bị mù, cần cẩn thận khi tiếp xúc với cây này.
Thông thiên
Dược liệu dùng là hạt của cây thông thiên – Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum. Thuộc họ Trúc đào – Apocynaceae.
Cây cao từ 3 – 4m, cành dài mềm màu trắng xám. Lá mọc so le, màu xanh nhạt, mặt trên của lá bóng, hình mũi mác hẹp. Hoa màu vàng tươi đẹp, tiền khai hoa vặn. Quả hạch hình bán cầu đường kính 3 – 4cm hơi dẹt phía trên và phía dưới, có một sống nhô lên chia đôi quả làm 2 phần đối xứng. Bên ngoài màu xanh lá, thịt quả trắng nhưng chóng bị đen vì có chứa aucubosid là một iridoid glycosid, khi glycosid này bị enzym có sẵn trong cây thủy phân thì phần aglycon bị trùng hiệp cho sản phẩm màu đen.
Thông thiên
Vỏ quả trong rất rắn, toàn bộ nom như đôi sừng, mép trên có khe sâu có thể dung lưỡi dao tách đôi theo chiều dọc. Trong hạch có 4 hạt dẹt màu trắng, thường bị lép còn 3 hoặc 2. Toàn cây có nhựa mủ và độc. Cây nhập nội để làm cảnh, nguồn gốc châu Mỹ.
Thành phần hóa học: hạt chứa 50% dầu chủ yếu là acetyl glycerol của axít oleic. Thành phần hoạt chất là các glycosid tim. Việc xác định cấu trúc kéo dài 1 thế kỷ từ khi Devry ở Java phân lập được glycosid đắng đặt tên là Thevetin (Thevetosid).
– Hoa có a – và b-amyrin, b-sitosterol, kaempferol và quercetin.
– Vỏ thân cũng chứa một iridoid glycoside khác: theviridosid.
Tác dụng dược lý: chất Thevetin đã được nghiên cứu nhiều về mặt dược lý. Nói chung có tác dụng cường tim như các glycoside digitalis khác. Nhưng vì dễ tan trong nước nên tác dụng nhanh và cũng bị bài tiết nhanh. Có tác dụng kích thích cơ trơn của bang quang và ruột, có tác dụng thông tiểu, liều cao gây đi lỏng. Độ độc của Thevetin kém hơn ouabain và digitalin. Có thể dùng điều trị hàng tháng mà không có hiện tượng ngộ độc.
– Khi mới tiêm vào Thevetin làm tim đập chậm và làm cho sự co bóp của tim mạnh lên như vậy chứng tỏ nó có tác dụng rất nhanh. Nếu tiếp tục tiêm sẽ thấy xuất hiện các hiện tượng ngộ độc: tim đập nhanh và rung tâm thất (fibrillation ventriculaire).
– Nhưng hiện tượng ngộ độc do Thevetin có thể hết dù đã xuất hiện nhưng triệu chứng ban đầu không giống như digitalin vì digitalin gây ra hiện tượng tích lũy của nó trong cơ thể.
Dương địa hoàng
Dương địa hoàng: tên khoa học là Digitalis, có 2 loài.
– D. Purpureae chế phẩm của Glycosid là Digitoxin.
– D. Lanata chế phẩm của Glycosid là Digoxin.
Thành phần hóa học: lá dương địa hoàng có khoảng 20 glucosid cường tim mà phần genin của chúng theo 3 nhóm: gitoxigenin,(3,14,16-Trihydroxycard-20(22)-enolide) gitaloxigenin (3,14-Dihydroxycard-20(22)-enolide-16yl formate), digitoxigenin. (3,14-Dihydroxycard-20(22)-enolide)
Tác dụng và công dụng:
Các glycosid trong dương địa hoàng có tác dụng dược lý sau:
– Tăng cường sức co bóp cơ tim. Tác dụng này thể hiện rõ trên động vật thí nghiệm cũng như trên người bệnh, trên tim cô lập cũng như trên tim tại chỗ, có tính đặc hiệu cao, tác dụng trực tiếp trên cơ tim. Tác dụng còn thể hiện đối với tim bình thường cũng như trường hợp suy tim. Ðối với tim bình thường, các glycosid cường tim trong khi tăng cường sức co bóp cơ tim đồng thời cũng gây co bóp các mạch máu ngoại vi, làm tăng trở kháng ngoại vi, lượng máu trở về tim giảm, cho nên lượng máu về tim co bóp không được tăng cường. Còn trong trường hợp suy tim, trên cơ sở sức co bóp cơ tim bị suy yếu, tác dụng tăng cường sức co bóp thông qua bộ phận cảm nhận về áp lực ở xoang động mạch cổ và cung động mạch chủ gây nên các phản xạ điều tiết, làm giảm hoạt động hệ thần kinh giao cảm, gây giãn mạch ngoại vi, trở kháng ngoại vi giảm, lượng máu trở về tim tăng, do đó lượng máu do tim đẩy ra được gia tăng. Ngoài tác dụng làm tăng cường sức co bóp cơ tim, các glycosid cường tim còn có tác dụng kéo dài một cách tương đối thời gian tim nghỉ và làm giảm lượng tiêu hao oxygen của tim bị suy yếu, do đó là thuốc thích hợp để điều trị suy tim.
– Làm giảm nhịp đập của tim: trong trường hợp suy tim, lượng máu do tim đẩy ra khi co bóp giảm, gây nên các phản xạ điều tiết làm cho nhịp tim tăng nhanh. Glycosid cường tim tăng cường sức co bóp cơ tim dẫn đén lượng máu do tim đẩy ra tăng, nên không còn phản xạ tăng nhanh nhịp tim bình thường nữa.
– Tác dụng ức chế dẫn truyền: glycosid cường tim có tác dụng kéo dài thời gian trơ của hệ thống dẫn truyền và ức chế sự dẫn truyền nhĩ thất. Dùng với liều điều trị thông thường, glycosid cường tim chỉ hơi kéo dài tốc độ dẫn truyền và không ảnh hưởng đến nhịp đập bình thường của tim, còn với liều ngộ độc tốc độ dẫn truyền bị kéo dài rõ rệt, gây nên block nhĩ thất. Tác dụng ức chế dẫn truyền và kéo dài thời gian của hệ thống dẫn truyền rất có lợi cho việc điều trị rung nhĩ.
Đã từ lâu người ta nhận thấy lá digitalis lông độc hơn lá digitalis tía (gấp 4 lần) do hàm lượng glycosid nhiều hơn. Lanatosid C và digoxin tác dụng nhanh hơn digitoxin và thải trừ nhanh hơn, thời gian tác dụng coi như trung gian giữa digitoxin và ouabain. Tác dụng làm chậm nhịp tim của lanatosid C và digoxin kém hơn digitalin kết tinh, ít tích luỹ hơn nhưng tác dụng lợi tiểu rõ rệt hơn. Các glycosid có aglycon là diginatingenin thì có tác dụng yếu.