Mua Bán Cây Mai Vàng, Mai Tứ Quý, Mai Chiếu Thủy giá rẻ
Mai Xoắn – 60K/ Cây – 0389 578 456 – 05/12/2020 Mai Xoắn – 60K/ Cây – 0389 578 456 – 05/12/2020 Chuyên mua bán, trao đổi Cây Xanh, Cây Cảnh Liên hệ đặt cây: 0909.551105 Mr Bình Cần mua bán, trao đổi Cây Bông Trang, Cây Mai Chiếu Thủy, Cây Mai Vàng,Cây Mai Tứ…
Chuyên mua bán, trao đổi Cây Xanh, Cây Cảnh
Liên hệ đặt cây: 0909.551105 Mr Bình
Cần mua bán, trao đổi Cây Bông Trang, Cây Mai Chiếu Thủy, Cây Mai Vàng,Cây Mai Tứ Quý và các loại Cây Công trình, Cây Sân Vườn khác nhứ: Bàng Đài Loan, Bằng Lăng Tím, Osaka Vàng, Osaka Đỏ, Sò Đo Cam, Cây Thala, Cây Lộc Vừng, Cây Sưa Đỏ, Cây Sao Đen, Cây Dầu Rái, Cây Kè Bạc, Cây Kè Xanh, Cây Kè Đỏ, Cây Vú Sữa, Cây Khế, Cây Nhãn, Cây Bưởi, Cây Sứ Đại, Cây Sứ Son, Cây Sake, ….
Cây Bông Trang
Cây bông trang miền Bắc còn gọi là hoa Mẫu đơn hay hoa Đơn có giống màu đỏ, giống màu vàng và màu trắng. Giống cho hoa màu đỏ thấp cây, hoa nhỏ gọi là đơn Thái Lan, giống hoa to gọi là giống Nhật Bản song thực chất nó có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, đều thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Giống hoa đỏ thường mọc dại ở vùng đồi núi trung du.
Cây Bông Trang ra hoa chủ yếu vào mùa hè, chịu đất xấu khô, chịu ánh sáng và bóng râm được, chăm sóc tốt cây vẫn rất lớn, hoa thường mọc ở đầu cành. Có thể cho quả chín màu đen, quả mọng. Bông trang chủ yếu trồng ra đất hay bồn, cũng có thể trồng vào chậu và uốn tạo dáng. Cây thường được trồng để lấy hoa cúng. Hoa cắm lọ cũng đẹp bền và có mùi thơm nhẹ. Giống hoa màu trắng mau tàn.
Vậy muốn có một cây bông trang có bông nhiều màu chúng ta làm thế nào?
Ở nước ta có nhiều loại hoa bông trang, nhưng nhìn chung có thể quy tụ thành hai nhóm:
– Nhóm thứ nhất thường có thân cây lớn, lá lớn như bông trang Huế có hoa đỏ thẫm, bông trang Đà Lạt lá dài, hoa màu đỏ, bông trang trắng hoa màu trắng, có thân rất cao, đôi khi đến 3 mét, bông trang Tàu cây thẳng đứng, tàn lá ít, xòe bông nhiều, màu cam, bông trang Mỹ hoa to, có hai màu đỏ và hường, tán lá xum xuê…
– Nhóm thứ hai thường có thân thấp nhỏ, lá nhỏ, bông nhỏ, nhiều người gọi là trang rí, xuất xứ từ Thái Lan (được du nhập vào nước ta khoảng hơn 10 năm trở lại đây) loại này có 7 màu: trắng, cam, tím lợt, hường phấn, vàng nghệ, vàng chanh và đỏ, trong đó màu đỏ lại được chia thành hai loại: bông cao chân không tròn lắm, một loại bông thấp chân, đẹp hơn.
Muốn có một cây bông trang ghép có dáng cổ thụ không khó lắm, chỉ cần hiểu biết một chút và có tính kiên trì là được. Về cách làm thì trước hết phải kiếm được một cây làm gốc ghép có dáng cổ thụ, để đạt được yêu cầu này thì phải dùng loại bông trang nhóm thứ nhất có hoa màu đỏ hoặc trắng, thân to, lá lớn, nhiều cành, mà ở Nam Bộ bà con thường trồng trước bàn thờ ông Thiên hoặc hàng rào.
Gốc cây càng lớn càng tốt vì sau này dễ tạo thành một gốc cổ thụ. Sau đó bứng cây, cắt tỉa cho vừa ý đem trồng vào chậu lớn, chăm sóc chu đáo, khoảng một tháng sau cây sẽ nẩy tược. Khi những tược này ra được ba, bốn tầng lá và có độ lớn cỡ ruột cây viết bi trở lên là có thể ghép được (để dễ phân biệt tạm gọi mỗi tược này là một “gốc ghép”).
Cây cần lấy giống để ghép thì chọn loại thuộc nhóm thứ hai (có lá nhỏ, bống nhỏ), còn chọn màu hoa nào thì tùy thích của người chơi hoa, trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”, cắt lấy đoạn ngọn dài 5 – 6 cm (phần này gọi là “cành ghép”), cắt bỏ những lá ở phía dưới của “cành ghép”, sau đó dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên của gốc “cành ghép” tạo thành hình nêm (chỗ vạt nêm này dài khoảng 1,5 – 2 cm). Trên “gốc ghép” cắt bỏ 1 – 2 tầng lá, sau đó dùng lưỡi dao lam chẻ đôi chỗ vừa cắt (chẻ sâu xuống khoảng 1,5 – 2cm ), khéo léo và nhanh chóng đưa chỗ vạt nêm trên “cành ghép” vào chỗ vừa chẻ trên “gốc ghép” sao cho vừa khớp, rồi dùng dây nilon mềm quấn vừa đủ chặt chỗ ghép. Cuối cùng dùng bao nilon (loại trong) chùm kín hết chỗ ghép để cành ghép không bị khô và bảo vệ chỗ ghép không cho nước xâm nhập làm hư thối chỗ ghép. Ghép xong đưa cây ghép vào chỗ mát hoặc che nắng cho chỗ ghép. Khoảng 15 ngày sau mở bao nilon, nếu thấy cành ghép còn tươi là thành công.
Muốn cây ghép có nhiều tầng lá, tầng hoa đẹp thì nên ghép thành từng tầng, mỗi tầng ghép một màu hoa. Sau khi ghép một thời gian tược mới sẽ bật ra từ các nách lá trên “cành ghép” rồi từ những tược mới này sẽ ra hoa, bấm bỏ những chùm hoa này ngay từ khi chúng còn nhỏ để tược mới này cho ra tiếp những tược mới khác, cứ tiếp tục như vậy sau một thời gian mỗi tầng ghép này sẽ trở thành một hình đĩa, trên mang đầy hoa rất đẹp.
Cây Mai Vàng
Cây Mai vàng có tên khoa học Ochna integerima, thuộc họ Ochnaceae, là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đả trảy hết lá vào tháng chạp âm lịch, để kích thích cho cây mai ra hoa rộ vào dịp tết Nguyên Đán.
Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa (vỏ trấu) bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở. Trong chùm hoa này, hoa to nở trước hoa nhỏ nở sau, đến vài ba ngày mới nở hết. Mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh, bên trong có 5 cánh màu vàng, ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu xậm hơn. Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp! Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại. Qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn.Hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt. Hạt non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rụng xuống đất, mọc lên cây con. Cây con vài ba năm sau mới ra hoa bói lần đầu tiên và cứ thế tiếp tục, mỗi năm mỗi ra hoa.
Cây mai vàng cò có nhiều loại, rất đa dạng:
Mai vàng 5 cánh là cây mai đại diện cho tất cả các loài mai, vì khi nghe nói đến mai, là đa số chúng ta nghĩ đến cây mai vàng 5 cánh cổ truyền này. Theo tục lệ, Tết đến, nhà nào cũng chưng mai, với lòng mong ước được một năm đầy may mắn, vui tươi hạng phúc! Mai vàng 5 cánh còn chia ra thành các loại sau:
Mai sẻ
Mai sẻ là cây mai vàng 5 cánh nhỏ, nên goi mai sẻ. Nhưng dạc biệt là cây mai nàycó hoa chùm, rất sai hoa.Tết đến, hoa nở rộ đầy cành, vàng tươi , óng ánh, trông rất đẹp mắt.
Mai châu
Còn gọi nôm na là mai “trâu” vì hoa to và rất phổ biến, mọc khắp nơi ở miền Nam, có nơi mọc thàng rừng, cả núi như Mai Lĩnh, nhưng không sai hoa bằng mai sẻ. Cây mai này có hoa 5 cánh màu vàng tươi rất đẹp, rất được ưa chuộng để chưng trong ba ngày Tết.
Mai liễu
Là cây mai vàng 5 cánh thường, nhưng cành nhánh mềm mại, quằn quại, rũ xuống như vây liễu. Hoa nở đầy cành phất phơ theo chiều gió, trông thật là nên thơ!.
Mai chùm gởi
Là cây mai có thân cứng, ở đầu cành nổi lên những khối u to, giống như chùm gởi. Ở chung quanh khối u, mọc chi chít đầy tược non, đầy nụ hoa, khi nở thành một bó hoa to lớn trông thật đẹp. Có người còn gọi là “mai vương” vua các loài mai, hoặc mai “tỳ bà”, được trồng các vườn mai.
Mai thơm, Mai hương ,Mai ngư
Cũng là cây mai 5 cánh thường, nhưng hoa có mùi thơm nhẹ nhàng, phảng phất lâng lâng, làm cho tâm hồn người thưởng thức càng thêm thích thú vui xuân ! Mai thơm Huế rất quí, mắt nhặt, sai bông, cánh dày, lâu tàn. Đặc biệt là cây mai này có lá non màu xanh chứ không phải là màu nâu đỏ hoặc hồng như các loài mai khác. Loại mai thơm ở Bến Tre cũng có. Tết vào vườn mai luôn luôn phảng phất có mùi hương thơm nhẹ.
Mai cánh nhọn
Mai cánh nhọn là cây mai vàng 5 cánh, có nụ hoa nhỏ và dài, nên nở ra cánh nhọn như hình ngôi sao. Do cánh hở, nên không mấy đẹp, ít được ưa chuộng, nhưng cũng rất sai hoa.
Mai cánh tròn
Là cây mai vàng 5 cánh to, tròn, kín, đẹp, rất dể thương. Đa ố đều thích cây mai này,có người còn quí hơn cây mai nhiều cánh, nhiều màu, nhất là người Trung Hoa, Tết đến tìm mua loại mai này về chưng trong nhà.
Mai cánh dún
Đây là cây mai vàng 5 cánh to, đẹp, dún lại như có ren chung quanh, xem rất lạ mắt, dược nhiều người ưa thích trồng để chơi hoa. Cây này cũng sai hoa, Tết nở đầy cành phất phơ như đàn bướm vàng tung bay.
Mai rừng Cà Ná, Mai rừng Bình Châu.
Đây là cây mai hoang dại, mọc tại khu rừng Cà Ná, Bình Châu, cũng thuộc họ mai, cây thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, có răng cưa mịn, màu xanh bóng loáng, rờ thấy trơn chứ không thấy nhám như lá mai thừơng. Hoa 5 cánh màu vàng nhạt, cuống hơi dài và có màu tím tím. Cây mai rừng này không mấy đẹp, nhưng cũng là cây mai lạ.
Mai Vĩnh Hảo
Cây mai này do ông Kha Linh Vũ ( Qui Nhơn) giới thiệu, cũng là cây mai hoang dại mọc ở vùng núi Vĩnh Hảo. Gần Tết, người ta chặt đem về cắm ở bãi cát dưới đầu sông Dinh, thị xã Phan Rang để bán. Đặc điểm cây mai này rất nặng, có thể gấp rưỡi mai thường khác, nên gọi là “mai đá”. Thân thật cứng, cành nhỏ, giòn, dễ gãy,lá nhỏ,lúc non màu xanh, trong như giấy. Hoa to, cánh phẳng, từ 12 – 16 cánh màu vàng rất đẹp và lâu tàn.
Mai chuỷ Hóc Môn
Đây là cây mai mới xuất hiện ở Hội Hoa Xuân Thành phố năm 1994. cũng thuộc họ mai, là cây mai rừng, loại mai đực, thân màu nâu, cuống lá rụng để dấu rất to, nên dể tháp ghép với các loại mai khác. Lá to dài màu xanh bóng, chung quanh có răng mịn. Hoa chùm dạng chủy như hoa điệp ta, màu vàng, nẹn gọi là mai chủy. Cây mai này ra hoa không đẹp lắm, nhưng là cây mai mới.
Mai lá quắn
Mai quắn, do lá to xoáy quắn lại rất lạ, hoa 5 -7 cánh to, nở xoè to nhưng 5 cánh cong cong trở lên như lòng thuyền, ngoài đầu hơi đo đỏ, khá đẹp, nhụy cái to rất dài.
Cây Mai Tứ Quý
Mai Tứ Quý tên khoa học là: Ochna atropurpurea thuộc họ: Ochnaceae, là một loại hoa mai có hoa màu vàng và đỏ, còn được gọi là nhị độ mai, tức mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ.
Mai Tứ Quý nở hoa quanh năm, tùy theo đặc trưng của từng dạng mai, có tên gọi khác nhau. Mai tứ quý Việt Nam cao khoảng 2-4m, còn những loài mai tứ quý ở Thái Lan và một số nước khác thuộc châu Á thì có thể cao đến 8m, hoa có đường kính khoảng 4cm. Cây ra hoa từ tháng 2 đến tháng 5 DL, có trái từ tháng 4 đến tháng 6. Người ta có thể nhân giống mai tứ quý bằng hạt, chiết cành hoặc giâm cành.
Trên thế giới có nhiều loài mai vàng, đài hoa đỏ giống như mai tứ quý Việt Nam nên “mai tứ quý” nói chung có những tên khoa học khác nhau: Ochna atropurpurea; Ochna atropurpurea DC; Ochna integerrima; Ochna serrulata…
Người nước ngoài thường gọi mai tứ quý là “cây chuột Mickey” (Mickey-mouse plants), vì họ liên tưởng đài hoa đỏ và trái đen giống như gương mặt của con chuột nổi tiếng này (chuột trong phim hoạt hình). Mai tứ quý Việt Nam thường có hai tầng cánh, còn mai tứ quý nước ngoài chỉ có một tầng cánh, lá màu xanh đậm. Chúng sống trong môi trường có độ ẩm vừa phải, đất nhiều mùn và có ánh sáng từ 30 đến 50%
Thường trên cây mai tứ quý hoa màu đỏ, hoa nở lần đầu có 5 cánh màu vàng, các cánh hoa rơi rụng rồi năm đài hoa đổi thành mầu đỏ, úp lại ôm lấy nhụy, trông giống như nụ hoa vừa nhú. Nhụy bên trong kết hạt rồi hạt to dần, đẩy 5 đài hoa bung ra trông như hoa mai đỏ vừa nở. Hạt ở giữa các cánh hoa có mầu xanh khi còn non và đổi sang mầu đen khi già.
Mai tứ quý là loại cây trồng làm cảnh lá xanh quanh năm, rất ít bị sâu bênh, vừa chịu nắng tốt lại có thể sống được nơi ít nắng và có thể xén cành để tạo thành hình cầu, hình nón, hình chóp hoặc để tự nhiên.Đây là loại cây có sức sống tốt, thích hợp trồng trang trí sân vườn nơi công cộng cũng như tư gia. Mai tứ quý vừa là loại cây trồng trang trí nhưng khi trồng lâu năm sẽ trở thành mai cổ thụ có giá trị.
Khi nở các cánh hoa màu vàng, khi cánh hoa rụng thì phần còn lại màu đỏ, sau đó các hạt có màu xanh và cuối cùng các hạt có màu đen nhánh. Hạt mai tứ quí rất dễ mọc, sinh trưởng nhanh nên người ta thường nhân giống bằng hạt hoặc trồng bằng các cây con tìm được.
Chọn những hạt mai đã già, có màu đen nhánh, rụng dưới đất để làm giống là tốt nhất. Ngâm hạt trong nước ấm 50-520C (2 sôi, 3 lạnh) trong 8-10 giờ để kích thích hạt nhanh nẩy mầm. Chú ý thay nước vài lần, vớt ra đem ủ trong cát ẩm hoặc vải ẩm vài ngày cho hạt nứt nanh thì đem gieo.
Đất ương hạt được làm kỹ, có trộn thêm phân chuồng hoai mục, lên luống cao để chăm sóc khi cây mọc cao khoảng 10-15cm thì ra ngôi, tiếp tục chăm sóc tới lớn mới đem trồng vào chậu được. Trong thời gian đầu chỉ tưới nước lã đủ ẩm cho cây, không nên tưới đạm hoặc nước giải cây con dễ chết do bị xót rễ. thường xuyên xới phá váng cho cây lớn nhanh. Đất ra ngôi cây con cũng làm kỹ, lượng phân bón lót cho 1m2 gồm: 3-5kg phân chuồng + 300g lân + 150g đạm hoặc dùng 2kg phân hữu cơ vi sinh. Cũng có thể dùng 40% hỗn hợp này + 60% đất màu tơi xốp để đóng bầu, ra ngôi với kích thước 8 x 15cm rồi xếp thành các luống tập trung để dễ chăm sóc. Cứ 2 tháng bón thúc cho cây 1 lần bằng phân chuồng hoai mục trộn thêm 5-7% đạm với khối lượng 1-2 kg/m2. Thời gian chăm sóc cây giai đoạn ươm khoảng từ 6-8 tháng cây cao khoảng 40-50cm thì đem trồng vào chậu được.
Mai tứ quí là cây lâu niên, trồng càng già càng lâu, càng cỗi mới càng đẹp và càng quí do đó nên chọn các chậu lớn, có đường kính trên 30cm để trồng, đất trồng mai nên chọn các loại đất màu, đất bùn ao đã được phơi khô nỏ lâu ngày để bay hết các chất độc. Lót một lớp mỏng sỏi dưới đáy chậu cho dễ thoát nước rồi xếp các cục đất nỏ có đường kính 2-3cm vào có trộn thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh đến khoảng 2/3 chậu, đặt cây vào giữa chậu và tiếp tục bổ sung đất nhỏ và phân cho tới gần miệng chậu. Sửa cây ngay ngắn, nện chặt và tưới nước đủ ẩm. Thời gian đầu nên để cây nơi có bóng râm, sau đó đưa dần ra nơi sáng và cuối cùng đưa ra nơi có nhiều ánh nắng thì mai sinh trưởng khoẻ, sớm ra hoa và có màu hoa đẹp.
Thời gian cây mai còn nhỏ thì cứ 2-3 năm thay chậu 1 lần bằng các chậu lớn hơn. Kết hợp với thay chậu là thay đất có bổ sung phân và cắt bỏ bớt các rễ già, trồng lại vào chậu mới. Công việc này nên làm vào mùa xuân hàng năm là thích hợp, tránh làm vào mùa khô sẽ gây hại cho cây. Mỗi năm nên bón thúc cho cây trong chậu 3-4 lần, cách nhau 3-4 tháng. Trước mùa xuân giúp cho cây phát triển cành lá; trước mùa thu giúp cho cây tăng cường dinh dưỡng để nẩy chồi, phát nụ, trổ hoa.