Nam Định: Hiệu quả từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Chim Phướn – Chim Mặt Quỷ – Người Anh Gửi Tặng Từ Trên Rừng Về – Loài Chim Cảnh Có Lông Đuôi Dài Chim Phướn – Chim Mặt Quỷ – Người Anh Gửi Tặng Từ Trên Rừng Về – Loài Chim Cảnh Có Lông Đuôi Dài Nuôi chim bồ câu thương phẩm từng được nhiều…

Chim Phướn – Chim Mặt Quỷ – Người Anh Gửi Tặng Từ Trên Rừng Về – Loài Chim Cảnh Có Lông Đuôi Dài
Chim Phướn – Chim Mặt Quỷ – Người Anh Gửi Tặng Từ Trên Rừng Về – Loài Chim Cảnh Có Lông Đuôi Dài

Nuôi chim bồ câu thương phẩm từng được nhiều hộ lựa chọn và xem đây là hướng đi chủ lực để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường đầu ra bấp bênh, lợi nhuận không cao, không ít người đã bỏ cuộc giữa chừng để tìm hướng đi mới. Thế nhưng với chị Trần Thị Sáng ở thôn Hải Sơn, xã Nghĩa Thịnh (Nghĩa Hưng), nhờ sự kiên trì, dám nghĩ, dám làm đã xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, trong thời gian nghỉ sinh con ở nhà, chị Sáng đã mua chim bồ câu ta về để bố mẹ nuôi phục vụ nhu cầu của gia đình. Tuy nhiên chị Sáng nhận thấy, chim bồ câu ta khó nuôi, năng suất không cao, còn nuôi chim bồ câu Pháp có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của gia đình. Năm 2016 chị Sáng quyết định đầu tư 200 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 100 cặp giống chim bồ câu Pháp về nuôi thử. Qua quá trình nuôi thử, thấy bồ câu Pháp dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, chủ yếu là thóc và ngô, thịt là thực phẩm giàu dinh dưỡng, người dân có nhu cầu sử dụng cao, lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc, nên chị quyết định thực hiện mô hình này. Nhờ làm tốt khâu chăm sóc nên đàn bồ câu của gia đình chị tăng dần qua từng tháng. Đến nay, gia đình chị có 500 đôi bồ câu sinh sản và 100 đôi hậu bị. Chị Sáng cho biết, một trong những khâu quan trọng của nuôi bồ câu là chọn giống chim bố mẹ và chăm cho đến khi chúng sinh sản được. Con giống được lựa chọn phải khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn và không có dị tật. Ngoài ra, chuồng trại cũng phải được đầu tư kiên cố, ngăn thành từng dãy lồng, mỗi dãy lồng lại được chia thành từng ngăn để nuôi từng loại chim bố mẹ, có hệ thống cấp nước uống tự động, có quạt thông gió đảm bảo chuồng trại luôn thoáng mát và hệ thống tưới mái tự động, làm mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông. Đối với chim mẹ thì mỗi ngày phải cho ăn thêm và phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, không bị nấm mốc; tiêm vắc-xin phòng bệnh đúng định kỳ. Nuôi chim bồ câu đòi hỏi người chăn nuôi phải tỉ mỉ, thường xuyên để ý nhất là cần quan sát phân của chúng nếu có dấu hiệu bất thường thì phải mua thuốc về tiêm. Vào mùa đông chim dễ bị đi ngoài phân trắng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời để lây lan thì chuyển sang bệnh Newcastle (gà rù), gây chết hàng loạt. Để cho đàn chim phát triển ổn định, ít bệnh tật, người chăn nuôi cần làm cho chim bồ câu chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng, hàng năm định kỳ tiêm phòng sẽ phát triển tốt. Giống chim bồ câu Pháp có khả năng sinh sản rất đều và cao. Mỗi con bồ câu mái sau 4-5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu; trung bình mỗi con chim giống sẽ đẻ từ 8-10 lứa/năm. Sau khi ấp 16-18 ngày trứng nở, chim con được chim bố, mẹ chăm sóc tại chuồng, sau khoảng 25 ngày, khi đạt đủ cân nặng thì có thể xuất chuồng bán thương phẩm. Để rút ngắn quá trình ấp trứng của chim bố mẹ và tăng sản lượng đẻ trứng, chị Sáng đã ứng dụng phương pháp ấp trứng bằng máy ấp, rút thời gian ấp của chim xuống còn 14 ngày. Thông thường, mỗi năm một cặp chim bố mẹ sẽ cho từ 10-12 cặp chim con. Vì các lứa chim đẻ xen kẽ liên tục nên chị Sáng cũng xuất bán được hàng ngày. Hiện nay, giá bồ câu giống khoảng 250 nghìn đồng/cặp/2 tháng tuổi; bồ câu thương phẩm 160 nghìn đồng/đôi. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm chị thu lãi hơn 150 triệu đồng.

Để có được thành công như ngày hôm nay, chị Sáng cũng trải qua những lúc thất bại, chị cho biết: “Lúc đầu khởi nghiệp, ngoài khó khăn về vốn thì tôi chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế. Dù là chim bồ câu Pháp dễ nuôi, ít dịch bệnh nhưng ngay lứa đầu tiên, do khâu chăm sóc chưa bảo đảm kỹ thuật, nên gặp thất bại”. Những khó khăn ban đầu cũng không làm cho chị Sáng nản chí, dù thiệt hại kinh tế nhưng bù lại chị có thêm kinh nghiệm, có quyết tâm đầu tư thêm. Với kinh nghiệm gần 8 năm nuôi chim bồ câu Pháp, giờ đây chị Sáng có thể hoàn toàn chủ động về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim bồ câu. Tuy nhiên, chị vẫn không ngừng học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm từ các chủ trại trên cả nước qua các hội nhóm và tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nói chung và nuôi chim bồ câu nói riêng. Đồng thời, chị thường xuyên phải đi đến các trại chim khác trong tỉnh để nhập thêm bồ câu thương phẩm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của chị Trần Thị Sáng tuy không mới nhưng với hiệu quả kinh tế mang lại đã tạo động lực cho những bạn trẻ thêm ý chí, quyết tâm lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương. Đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả cần được nhân rộng trong thanh niên, nhất là thanh niên ở các vùng nông thôn, những người có sức trẻ, sự nhiệt huyết, luôn năng động, sáng tạo.

  • Tags:
  • nam định
  • chim bồ câu pháp

Bạn đang xem bài viết: Nam Định: Hiệu quả từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts