Nguồn gốc và đặc điểm của cây giống đào thất thốn

Mịn tít Thành Đồng Tổ Quốc của Anh Mười sẽ xuất hiện tại sân chơi lớn Thạch Thất Mịn tít Thành Đồng Tổ Quốc của Anh Mười sẽ xuất hiện tại sân chơi lớn Thạch Thất Nguồn gốc và đặc điểm của cây giống đào thất thốn Đào thất thốn là giống đào quý, hiếm…

Mịn tít Thành Đồng Tổ Quốc của Anh Mười sẽ xuất hiện tại sân chơi lớn Thạch Thất
Mịn tít Thành Đồng Tổ Quốc của Anh Mười sẽ xuất hiện tại sân chơi lớn Thạch Thất

Nguồn gốc và đặc điểm của cây giống đào thất thốn

Đào thất thốn là giống đào quý, hiếm có được người chơi đào ví như “vua” của các loại hoa đào. Giống đào này có hình dáng cây độc đáo cùng màu hoa đẹp rất thu hút. Ngày xưa, hoa chỉ được dùng để dân lên cung vua, phủ chúa. Ngày nay, cây đã được trồng để bán thương phẩm, phục vụ nhu cầu của người chơi hoa ngày tết. Để hiểu hơn về giống đào quý này, mời bà con cùng Kênh nông nghiệp tổng hợp tìm hiểu những thông tin thú vị về cây giống đào thất thốn.

1. Nguồn gốc của cây giống đào thất thốn

Đào thất thốn, còn được gọi là giống đào tiến Vua là giống đào được nhiều nước yêu thích bởi vẻ đẹp nổi bật hiếm có. Cho đến nay, nguồn gốc của giống đào này vẫn chưa có sự lý giải cụ thể. Ở làng đào Nhật Tân, những cụ già cao tuổi nhất cũng chỉ biết rằng, giống đào này có từ thời xa xưa, lớn lên họ đã thấy chúng có mặt trên mảnh đất này rồi.

Theo nhiều giai thoại kể lại, vào thời phong kiến, đào thất thốn thường được dùng để tiến cống lên cung Vua, phủ chúa vào mỗi dịp tết đến xuân về. Đây là giống đào quý hiếm, rất khó tìm, rất được người xưa ưa chuộng.

Vẻ đẹp thu hút của những đóa hoa đào thất thốn (Nguồn: Internet)

Đào Thất thốn vốn ra hoa vào thời điểm sau rằm tháng Giêng. Vì thế, trước đây, hoa không trồng được để kinh doanh vào dịp Tết. Người trồng đào ở Nhật Tân tìm rất nhiều cách nhưng không thể lai tạo được giống đào nở đúng Tết. Chính vì vậy mà nghề trồng đào ở làng đào Nhật Tân đứng trước nguy cơ mai một dần. Mãi cho đến năm 2009, một nghệ nhân trồng đào ở Nhật Tân sau nhiều năm nghiên cứu về giống cây này, đã thuần hóa được cây giống đào Thất Thốn để cây có thể nở hoa đúng dịp Tết. Từ đó, nghề trồng đào thất thốn dần được khôi phục

Ngày nay, đào Thất thốn được xem là đặc sản nông nghiệp của vùng đất Nhật Tân. Người dân nơi đây đã đưa đào thất thốn vào trồng như một loại đào thương phẩm để phục vụ nhu cầu ngày tết và thưởng thức hoa của nhiều người yêu cây cảnh. Tuy nhiên, quá trình trồng, chăm sóc loại cây này không đơn giản với nhiều bước khắt khe nên số lượng đào trồng được không nhiều với giá bán khá cao.

2. Đặc điểm của cây giống đào thất thốn

Đào Thất thốn thuộc loại đào cảnh cổ quý hiếm. Cây giống đào thất thốn có dáng lùn, cây chỉ cao chừng 1m, dáng cây mốc meo, từ gốc đến cành đều sùi phồng và nổi những u, mấu xù xì góp phần tạo nên vẻ cổ kính, phong trần hiếm có của cây. Phần gỗ nằm bên trong cây đỏ từ rễ lên tới búp, mầm nhọn, cứng cáp như lưỡi kiếm. Nếu bóc phần vỏ cây ra, bạn sẽ thấy bên trong cây có màu màu mận chín chứ không có màu gỗ giống như các loại đào thường.

Lá của cây giống đào Thất Thốn to, dài và có màu xanh đậm. Trong mỗi thốn đào, có thể nở ra vài chục bông hoa cùng một lúc. Những bông hoa đào khi nở có thể đạt đến 30 đến 50 cánh. Hoa đào nở bông to, cánh dày. Hoa đào có màu hồng đậm, thiên về tông đỏ tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, thu hút. Nhị hoa màu vàng trên nền màu hồng thắm mang đến cảm giác ấm áp, niềm hy vọng cho những ngày đầu xuân.

Hoa của cây giống đào thất thốn tỏa hương thơm thoang thoảng vào ban đêm. Hoa đào thất thốn có nụ to, lá, lộc của cây dày, xanh thẫm, mọc chìa đều xung quanh cành.

Không giống như những giống đào khác, thường đơm bông từ những cành nhỏ, hoa đào thất thốn thường có thể nở bất chợt từ những trụ gốc khô khốc. Thời điểm ra hoa của cây giống đào thất thốn cũng khác biệt, cây không ra hoa vào đúng dịp tết như những giống đào khác mà thường chỉ ra hoa vào khoảng từ rằm tháng giêng.

Thân cây đào thất thốn xù xì, có nhiều vết u nần, tạo nên nét đẹp phong sương, từng trải cho cây (Nguồn: Internet)

3. Ý nghĩa của tên gọi “đào thất thốn”

Về tên gọi đào thất thốn, có nhiều lý giải khác nhau. Người ta gọi là đào Thất thốn bởi ở thân cây, cứ khoảng 7 “thốn” (mỗi thốn bằng một đốt ngón tay) lại mọc ra các cành nhỏ. Mỗi đầu cành ra 7 bông bông tượng trưng cho chữ thất nên có tên gọi như trên.

Cũng có người cho rằng, cây giống đào thất thốn có lá dài 7 khoảng thốn, dài hơn so với lá đào thường 3 – 4 lần nên mới được đặt tên là “đào thất thốn”.

Cũng có một số ý kiến chỉ ra giống đào này 7 năm cây mới ra hoa kép 7 tầng, trên mỗi tầng hoa có 7 cánh nên được gọi là đào Thất thốn.

Dù tên gọi thất thốn xuất phát từ ý nghĩa gì đi nữa thì loài cây này vẫn khẳng định được vẻ đẹp, độc đáo trong lòng người yêu thích cây cảnh. Cây giống đào thất thốn hiện nay được nhân giống và trồng ở nhiều nơi. Cứ mỗi dịp xuân về, hoa lại khoe sắc trên nhiều đường phố thủ đô và một số tỉnh thành khác, khiến người yêu không khỏi xuýt xoa, trầm trồ trước hương sắc rực rỡ của giống đào này.

>>> Xem thêm: Cây đào giống: Nguồn gốc, đặc điểm và phân loại

– Thông tin tham khảo được Bác Sĩ Nông Nghiệp tổng hợp –

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Sầu riêng là loài cây ăn trái cho quả có hương vị thơm ngon đặc trưng rất được yêu thích ở nhiều nước Đông Nam Á. Nhu cầu thị trường của sầu riêng khá cao với giá bán ổn định. Vì vậy, sầu riêng được xem là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Theo thông tin nông nghiệp, hiện nay, sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam của nước ta. Để hiểu hơn về loài cây trồng này, mời bà con cùng tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm thực vật và đặc điểm sinh trưởng của cây sầu riêng giống.

Mộc hương là loại cây trồng có giá trị cao. Ngoài công dụng làm cảnh, cây còn được dùng để pha trà, làm dược liệu,… Hiện nay, số lượng cây mộc hương có tuổi thọ cao ở Việt Nam còn rất ít với giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Để hiểu hơn về cây giống mộc hương, mời bà con cùng thông tin nông nghiệp tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm công dụng của cây trồng này.

Măng tây là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân nếu được áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc đúng cách. Một số địa phương ở nước ta như Bình Phước, quá trình chuyển đổi các cây trồng ngắn ngày sang trồng măng tây đã thu lại hiệu quả tích cực, giúp cho nhiều gia đình có nguồn thu nhập cao. Mặc dù là loài cây ưa khí hậu mát mẻ, nhưng nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trồng trọt, hiện nay cây đã được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Để hiểu về loài cây này, mời bà con cùng thông tin nông nghiệp tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của cây giống măng tây để áp dụng cách trồng, chăm sóc phù hợp.

Cây trầm hương giống (cây dó bầu) là loại cây lâm nghiệp quý, có giá trị kinh tế rất cao. Cây được sử dụng để tại nên nhiều sản phẩm công nghiệp giá trị như đồ nội thất cao cấp, tinh dầu trầm hương, vòng tay trầm hương,… Nhu cầu trầm hương trong nước và thế giới ngày càng lớn nên các mô hình trồng cây trầm hương ngày càng phát triển. Chính vì vậy, những thông tin về cây trầm hương giống hiện rất được quan tâm. Để hiểu hơn về loài cây này, mới bà con cùng thông tin nông nghiệp tham khảo nguồn gốc và đặc điểm của cây trầm hương giống.

Bạn đang xem bài viết: Nguồn gốc và đặc điểm của cây giống đào thất thốn. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts