Nguyên Tắc Bố Trí Cây Cảnh Trong Sân Vườn

Thiết Kế Sân Vườn Phong Cách Đẹp Với Đá Và Cây Cảnh Thiết Kế Sân Vườn Phong Cách Đẹp Với Đá Và Cây Cảnh Cũng giống như trong hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc, hoặc những loại hình nghệ thuật khác. Bố trí cây cảnh trong sân vườn khi thiết kế cảnh quan cũng cần…

Thiết Kế Sân Vườn Phong Cách Đẹp Với Đá Và Cây Cảnh
Thiết Kế Sân Vườn Phong Cách Đẹp Với Đá Và Cây Cảnh

Cũng giống như trong hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc, hoặc những loại hình nghệ thuật khác. Bố trí cây cảnh trong sân vườn khi thiết kế cảnh quan cũng cần tuân thủ những nguyên tắc riêng.

Một khi nắm bắt được chúng, người thiết kế có thể dễ dàng tạo ra những tác phẩm thể hiện nhuần nhuyễn giữa việc tổ chức cây xanh và những ý nghĩa đằng sau chúng. Hôm nay cùng SGL – Saigon Landscape tìm hiểu những nguyên tắc bố trí cây cảnh trong sân vườn ngay nhé.

6 Nguyên tắc trong bố cục tầm nhìn

Trong nguyên tắc thiết kế cảnh quan, bố cục tầm nhìn đóng vai trò quan trọng và chủ chốt trong toàn bộ các bố trí cây cảnh sân vườn.

1. Tính hài hòa và tương phản

Tính hài hòa là một yếu tố miêu tả về sự liên kết trong thiết kế. Nó được tạo ra bởi sự kết hợp có tính thống nhất giữa form cây, vật liệu, những đường nét mang cùng ngôn ngữ. Càng tổ chức cây xanh mang tính thẩm mĩ và gần gũi hơn thì yếu tố này càng được nêu trội, đến gần hơn tới sự thống nhất bố cục trong cảnh quan.

Nhưng ngược lại trong một bố cục, tính hài hòa có thể sẽ bị lược bớt nếu nó phụ thuộc vào quá nhiều vào những quan niệm về tính tương phản và tính tương tự. Hơn nữa, không nhất thiết trong thiết kế sự hài hòa đều được thể hiện qua sự tương đồng về form dáng.

Nói một cách dễ hiểu, tính hài hòa khi được lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng rối mắt. Vì vậy người thiết kế cần biết tiết chế khi bố trí các loại cây cảnh trong sân vườn và thêm vào đó những phản chất liệu – đường nét – form dáng để nêu bật được ý nghĩa khu vườn. Nguồn ảnh: Internet

Ở đây, người thiết kế đã thêm chất liệu mặt nước tĩnh để cân bằng với những bụi cỏ xù xì xung quanh. Điều này không những làm cho mặt nước trở nên nổi bật mà còn làm cho những bụi cây trở nên không quá hỗn loạn. Nguồn ảnh: Internet

Thống nhất hay khác biệt, chúng đều nằm ẩn trong tiềm thức mỗi con người, chúng ta chỉ có thể hiểu chúng nếu có một thiết kế đặc biệt miêu tả đúng về hai yếu tố này. Để nhận ra được tính hài hòa và tương phản, người ta tạo ra một vật liệu không giống với background đằng sau.

Hay nói theo phương diện bố trí cây cảnh trong sân vườn, chúng ta có thể tạo ra một khóm cây có sự khác biệt với background về một trong các yếu tố: form dáng, màu sắc, kiểu lá cây… để tạo ra sự tương phản. Tuy nhiên nếu đã khác nhau về form dáng thì cần tương đồng về màu sắc, hình dạng lá để đảm bảo về tính hài hòa.

Bố trí cây xanh như hình được gọi là đạt về yếu tố hài hòa – các bụi cây có form lá dạng nhọn, tuy nhiên vẫn có tính đa dạng về màu sắc. Tuy khác nhau nhưng khi nhìn vào không hề cảm thấy bị rối mắt. Nguồn ảnh: Internet

Đừng bao giờ thiết kế một sân vườn hay cảnh quan mà chỉ sử dụng một yếu tố về nhịp điệu, không có điểm nhấn. Điều này sẽ làm cho người tham quan dễ bị bối rối và mất định hướng.

Cũng như việc lạm dụng quá nhiều yếu tố tương phản sẽ làm cho cảm xúc người xem bị rối mắt. Vậy nên tiết chế là một đức tính rất cần thiết của một người làm vườn.

2. Tính cân đối

Tính cân đối xuất phát từ việc các khóm cây liên quan với nhau như thế nào. Điều này phụ thuộc vào cường độ sử dụng, vị trí và năng lượng mà chúng mang lại cho người xem.

Trục là một yếu tố không thể thiếu để tạo ra sự cân đối. Trục mang lại sự cân bằng, tạo ra một hệ quy chiếu để chúng ta có thể đo lường, sắp đặt vị trí những khóm cây, hay những khu chức năng trong một khu vườn. Bởi vai trò quan trọng này, trên trục luôn được ưu tiên những điểm nhấn cảnh quan, đầu trục luôn dễ nhận biết để du khách có thể tiếp cận.

Một ví dụ đơn giản nhất về trục là trục đối xứng 2 bên. Cảnh quan 2 bên trục này luôn được bố trí gần như đối xứng hoàn toàn với nhau. Thông thường thì có từ 1 đến 2 trục trong bố cục của một khu vườn, nhưng cũng có trường hợp 3 trục hoặc nhiều hơn (như bố cục quanh hình tròn tạo ra vô số trục).

Trục được xác định rõ ở hình trên, dẫn dắt người xem khám phá vào khu vườn. Đây là cách chọn trục dễ nhận biết và mang tính định hướng cao nhất.
Ảnh: Khu vườn la louve jardin bonnieux – Nguồn ảnh: Internet

Ngoài trục đối xứng, còn có những loại hình trục cảnh quan khác mà sự cân bằng chỉ được tạo ra khi người thiết kế khéo léo đong đếm được những thành tố cảnh quan. Kiến trúc sư dựa vào những điểm nhấn từ nhỏ đến lớn để cân bằng các mảng cảnh quan, từ đó tạo ra một bố cục không thể hoàn hảo hơn. Thật vậy, một yếu tố nhỏ thôi cũng có thể cân bằng được cả một khoảng không gian to gấp trăm lần.

Tuy nhiên cũng có những công trình không dùng tới bất kì trục đối xứng nào, có thể người ta chỉ dùng một điểm, thường được áp dụng cho những không gian nhỏ hơn. Dựa vào chỉ duy nhất một điểm cố định để tạo ra sự cân bằng thị giác cho bố cục còn lại. Điều này luôn được đánh giá là mang lại một cảnh quan huyền bí, khó đoán, đôi khi nó lại tạo ra cảm hứng với rất nhiều người.

3. Cây điểm nhấn

Có những nơi chốn có thể gây cho ta một ấn tượng mạnh, một dấu hiệu không thể quên khi sử dụng những loại cây bắt mắt. Những loại cây đó còn được gọi là cây điểm nhấn.

Chúng có thể thu hút người xem và thường được đặt ở lối vào, những bậc cao độ thay đổi, khu vực ngồi hoặc một bên mặt nước. Nhiều khi bản thân những loại cây đó lại chính là đặc trưng riêng của không gian xung quanh.

4. Tính xuyên chuỗi

Tính xuyên chuỗi là cách mà các bố cục nhỏ như là những khóm cây được thay đổi một cách hài hòa. Nó bao quát từ những phần nhỏ lẻ cho đến toàn thể của một khu vườn.

Tính xuyên chuỗi của một khu vườn cũng có thể được nhận biết từ một điểm nhìn. Chúng ta có thể nhận biết ra được dựa vào sự sắp xếp một cách có chủ ý của những chuỗi thay đổi về màu sắc, chất liệu hay form dáng.

Một lối đi trong một resort ở Pháp được phối hợp các khóm cây một cách nhuần nhuyễn, tạo ra sự thay đổi nhịp nhàng, giúp người đi bộ có cảm giác thích thú.
Nguồn ảnh: Internet

Tính xuyên chuỗi rất quan trọng trong một bố cục cảnh quan. Nó đại diện cho tính chuyển động, giúp cảnh quan không bao giờ “đứng yên một chỗ” để trở thành một bức tranh nhàm chán. Tính xuyên chuỗi có thể được ví đến như là giai điệu trong một bài hát hoặc là sự đối vần trong những bài thơ.

5. Tỉ lệ

Có thể hiểu tỉ lệ là tương quan về kích thước của một vật trong một bối cảnh nhất định và có liên quan đến con người. Trong cảnh quan, khái niệm tỉ lệ được đề cập tới qua mối quan hệ kích thước của những thành tố cảnh quan với tổng thể xung quanh, hay là so với một tiểu tổ chức cây cảnh.

Có nhiều loại tỉ lệ, trong đó tỉ lệ người đề cập tới tương quan kích thước người và những vật xung quanh. Và bởi vì cảnh quan được thiết kế để con người sử dụng nên chúng ta cần đưa tỷ lệ người vào mọi chi tiết thiết kế trong cảnh quan.

Độ chi tiết trong cảnh quan phụ thuộc vào khoảng cách nhìn của người xem. Khoảng cách càng tăng, chúng ta càng thấy ít chi tiết đi. Hoặc khi đứng giữa một cảnh quan bạt ngàn, chúng ta cảm giác như đứng ở đâu cũng giống nhau. Điều này lý giải một số cảnh quan được thiết kế lặp lại những chi tiết, mục đích để người xem có cảm giác cảnh quan này không hề nhỏ chút nào.

Có thể bạn chưa biết: SGL – Saigon Landscape là công ty thiết kế sân vườn chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay

6. Tính chuyển động và góc nhìn

Kiến trúc sư luôn phải ý thức được góc nhìn tác động như thế nào trong một khu vườn khi bố trí cây cảnh trong sân vườn. Chúng bị tác động bởi việc chúng ta di chuyển như thế nào khi ngắm nhìn cảnh quan đó. Cụ thể, khi di chuyển, người xem sẽ bị hạn chế tập trung hơn là đứng hoặc ngồi một chỗ.

Ví dụ như chúng ta luôn có xu hướng nhìn vào những viên đá trên đường lát đá tobiishi hơn là nhìn những cảnh quan xung quanh. Nhưng nếu đi qua một cái cầu có tay vịn, du khách có thể dễ dàng thưởng thức cảnh quang xung quanh hơn.

Hoặc đôi khi chỉ cần những dấu hiệu đặc trưng trong một con đường, ví dụ như là dải hoa màu vàng, hay một con mương nhỏ ở một bên, sẽ giúp người đi bộ không cảm thấy bị lạc hướng, từ đó sẽ có xu hướng quan sát khu vườn hơn là phải đăm đắm suy nghĩ đi như vậy có đúng hay chưa.

Cảnh quan của một lối đi vào (entrance) khách sạn ở Pháp. Ở đây sử dụng một loài hoa duy nhất trên một diện tích rộng, với tâm ý là sự chào đón cởi mở, kết hợp với những bụi cây cao tạo cảm giác hào nhoáng. Nguồn ảnh: Internet

So sánh với một con đường nằm ở khu vực chức năng khác. Bây giờ thì con đường mang một tinh thần thân thiện hơn, ấm cúng hơn, bởi vì đây là một con đường dạo cho du khách. Vì vậy, tốc độ, chức năng của người quan sát ảnh hưởng tới độ chi tiết của thiết kế rất chặt chẽ.
Nguồn ảnh: Internet

Khi đã hoàn thành tốt việc tạo ra một dấu hiệu đặc trưng cho một tuyến đường, kiến trúc sư cần nghĩ tới việc đóng-mở không gian trong tuyến đường đó.

Thường thấy, lối vào sẽ bắt đầu không gian rộng, sau đó là hẹp (2 bụi cây lớn bố trí 2 bên), rồi sau đó lại là rộng (một bãi sỏi trắng), và rồi lại hẹp… cứ như vậy, con đường đó không bao giờ là nhàm chán, người xem lúc này cứ như đang thưởng thức một bộ phim tài liệu về cảnh quan.

Phong cách vườn nổi tiếng Khu Vườn Bí Mật (Secret Garden) ở Anh quốc luôn được biết đến với những khóm hoa hồng bí ẩn và không gian lãng mạn, đậm chất quý tộc. Bởi vì quan niệm của khu vườn là vậy nên những không gian trong đó là một chuỗi đóng mở liên tục, khiến cho du khách có cảm giác như đang khám phá tâm trạng, nỗi niềm của một cô gái mới lớn. Nguồn ảnh: Internet

Sự Thống Nhất Và Đa Dạng Trong Bố Trí Cây Cảnh Sân Vườn

Sự thống nhất có thể nảy sinh từ việc các yếu tố cảnh quan đặc trưng kết hợp với nhau, đó là sự cân bằng mà chúng ta có thể cảm thấy qua một khu vườn. Hoặc là từ cách những điểm nhấn liên kết với nhau trong một tổng thể. Hoặc là từ sự sắp đặt không gian, cây xanh mang tính xuyên chuỗi. Hoặc là sự tinh chọn những loại cây, tỉ lệ cây xanh vào trong một bố cục tổng thể.

Sự đa dạng thì có thể dễ dàng tạo ra hơn so với sự thống nhất về bố cục. Tất nhiên mỗi ai trong chúng ta cũng cần đến sự trù phú về giống loài cảnh quan trong một khu vườn. Nhưng cảnh quan kỳ diệu hơn vậy nhiều, ngay đến cả một cái cây thôi cũng đã mang tính đa dạng trong đó sẵn, chúng có thể lớn lên trong quá trình phát triển, thay đổi mùa, thay đổi theo ngày, thậm chí là theo giờ.

Cũng vì vậy, tính đa dạng càng cao thì kiến trúc sư càng phải cẩn thận, tinh tế để có thể chạm vào cảnh giới của sự thống nhất. Ý tưởng về cây xanh: Không thể phủ nhận vai trò của cây xanh trong đời sống, cũng như không thể chối bỏ rằng cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong khu vườn, nó gần như bao hàm được cả tinh thần của khu vườn đó.

Ví dụ như là một khu vườn nhiệt đới, một khu vườn sinh thái hay là vườn chia bốn mang đậm phong cách hoàng gia…

1. Màu sắc cây

Nhiều khu vườn đẹp và nổi tiếng nhờ có sự phối hợp đa dạng về màu sắc các loại hoa, loại quả, lá.

Ví dụ, khi nói về về một chủ đề về màu sắc, chúng ta có thể nghĩ tới một khu vườn với những bông hoa màu trắng và xám, những chiếc lá màu bạc, những thứ mà rất phổ biến trong những khu vườn thời Trào lưu Nghệ Thuật và Thủ Công đang thịnh ở Vương Quốc Anh.

Sự kiểm soát về màu sắc, phối hợp màu sắc một cách tinh tế có thể kích thích người xem, làm cho người xem liên tưởng tới một sự việc hoặc một giai đoạn lịch sử nào đó. Cũng là những khu vườn đó, nhưng thử trường hợp nếu chúng ta phối kết vào đó một dải cây bụi màu đỏ thì sao? Vậy là khu vườn đã mang một tinh thần khác, một tinh thần rất là Cận Nhiệt Đới (Subtropical).

Điều này làm cho người tham quan nghĩ rằng nhiệt độ đang dần ấm lên, hoặc một cách vô thức họ sẽ cho rằng rồi cũng có nắng vào một thời điểm nào đó. Rõ ràng, màu sắc có ảnh hưởng rất quan trọng tới ý niệm của con người trong cảnh quan.

Màu sắc của loại cây nhiều khi chính là dấu hiệu để ta nhận ra được quan niệm của một khu vườn. Như hình trên, bụi cây màu đỏ được đặt ngay ở điểm nhấn khu vườn, như là một cách mách bảo rằng đây chính là khu vườn theo phong cách Sub-tropical.

2. Chất liệu đường nét và form cây

Chất liệu, nếu được sử dụng khéo léo thì có thể tạo ra chủ đề cho toàn thể cảnh quan của một khu vườn, nhưng cần phải cẩn trọng trong việc tạo ra sự cân bằng và sự tương phản. Một khóm tổ chức cây xanh có thể trở nên tầm thường, hoang dại nếu nó không được phối kết với những chất liệu khác.

Bản chất cây xanh đã là một chất liệu “sống”, mà chả có một khu vườn nào nghèo nàn đến nỗi chỉ sử dụng duy nhất một chất liệu. Thông thường, người ta thường sử dụng những loại cây độc – lạ để phối kết với những công trình hiện đại. Thỉnh thoảng những loại cây này được xem là những loại cây đặc trưng dành riêng cho công trình, có vai trò tôn lên giá trị công trình mà không thể có một loại cây khác có thể làm tốt hơn.

Có nhiều công trình sẽ trở nên khô khốc, trống rỗng nếu không có sự phối hợp với những loại cây. Trong phong thủy, cây mang tính động, còn công trình mang tính tĩnh, sự kết hợp sẽ tạo ra sự cân bằng, mang lại cảm giác thoải mái cho người xem.

Điều này lí giải vì sao những góc khuất, góc tường (mang tính âm), người ta lại bố trí nhiều loại cây sum suê, có thể kết hợp với đèn, còn trong nội thất thì người ta có thể dùng một tấm gương để giải khí.

Nếu không sử dụng những nhánh cây leo, những cánh cổng Nguyệt Môn có lẽ đã lặp lại một cách tẻ nhạt, nhàm chán. Ảnh: Internet

Chất liệu, đường nét, những khối tạo hình trong cảnh quan hay thậm chí màu sắc đều là những yếu tố quan trọng làm nên phong cách cho cảnh quan. Bởi vậy vai trò của chúng không khác gì những vần luật, những phép so sánh, ẩn dụ trong một bài thơ – chỉ khi có chúng, bài thơ mới thể hiện được ý nghĩa của nó.

Sử dụng những loại cây tôn form như cây hồng đào, đằng sau là một bức tường trắng tạo cảm giác cảnh quan như một bức tranh vẽ được đóng khung cẩn thận. Một đề tài cảnh quan muốn đúng ý cần có sự khéo léo sử dụng những đường nét về cây cảnh. Ảnh: Internet

3. Cây ra hoa theo mùa

Khi thời tiết thay đổi, chúng ta có thể nhận thấy rõ sự thay đổi trong từng loại cây. Điều này có thể gọi là “sự cảm nhận trong kiến trúc”. Vậy nên những loại cây theo mùa thường được kết hợp trong một tổ chức cảnh quan từ nhỏ tới lớn, mục đích để làm cho cảnh quan đó không bị đơn điệu qua năm này đến năm khác.

Thử tưởng tượng việc chúng ta đi trên một con đường đến công ty, ngày nào chúng ta cũng chỉ nhìn thấy một màu xanh đơn điệu, không sớm thì muộn, chúng ta sẽ chẳng còn tha thiết gì với xung quanh nữa. Nhưng nếu trồng một dải cây tuyết sơn trên chính con đường đó, có thể chúng ta sẽ luôn nghĩ tới việc những bụi phi hổ đó đã trổ bông hay chưa trước khi ra khỏi nhà, điều này sẽ kích thích người sử dụng công trình để tâm vào cảnh quan hơn.

Đặc biệt, cây theo mùa cũng thường được sử dụng ở những thiết kế vườn tường cây thẳng đứng, tường rào một công trình, với mật độ nhiều hơn, thậm chí là chiếm ưu thế hơn so với các loại cây khác. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này trong những tường cây của các công ty cảnh quan nổi tiếng trên thế giới.

Tường rào thay đổi theo mùa sẽ tạo ấn tượng mạnh, kích thích mọi người để ý đến nó hơn, đặc biệt khi được sử dụng với diện tích rộng. Đương nhiên người ta sẽ không sử dụng những loại cây lớn nhanh như các loại thân gỗ để làm những bức tường cây này.

Mốc thời gian mà đa số các loại cây thường trổ bông là đầu mùa xuân. Vậy nên, kiến trúc sư cần biết phối hợp nhiều loại cây với thời điểm ra hoa khác nhau dàn trải hết 4 mùa. Càng khó khăn hơn khi trong 4 mùa, không có loại hoa nào cùng màu với loại hoa nào. Điều này thách thức người thiết kế cần am hiểu một lượng kiến thức không nhỏ về các loài thực vật.

Nhiều khi người thiết kế cần tới sự giúp đỡ của những chuyên gia về thực vật khi thiết kế. Nói một cách không quá đáng, cây xanh là vật liệu khó dùng nhất trong thiết kế cảnh quan. Ảnh: Internet

Những thứ không thấy được cũng có thể tạo ra được cảm xúc cho cảnh quan. Thậm chí ở nhiều nơi, mùi hương hay âm thanh cũng có thể quyết định đến phong cách của một khu vườn.

Một khu vườn khi thành công trong việc giúp người xem tiếp cận tới mùi hương của cỏ cây, tự khắc khu vườn đó sẽ trở nên nổi tiếng. Thật vậy, có nhiều khu vườn nổi tiếng trên thế giới tận dụng rất tốt khứu giác của những vị khách để giữ chân họ (Aromatherapy gardens).

Tuy nhiên, việc kết hợp những mùi hương còn khó hơn là kết hợp màu sắc các loại cây. Thậm chí, tùy theo từng vùng miền mà mỗi người có quan điểm về các mùi hương khác nhau. Không giống miền Nam, người dân Hà Nội thì cảm giác thân thuộc với mùi hoa sữa. Cũng như việc chả có mấy ai thân thiện với hoa ngũ sắc vì e ngại mùi hương của nó (sự thực khi ra hoa cây này không hề có mùi khó chịu).

Âm thanh và xúc cảm trong cảnh quan thì khó cảm nhận hơn. Nhưng bởi vậy khi giúp người xem cảm nhận được chúng trong cảnh quan sẽ khiến cảnh quan đó trở nên khác biệt và có giá trị.

Ví dụ, thay vì trồng những loại cây bình thường, kiến trúc sư có thể tạo ra một không gian với mật độ cây trúc – tre cao, kết hợp với hướng gió tốt, sẽ tạo ra chuỗi âm thanh xào xạc đặc trưng.

Còn về xúc giác, người thiết kế có thể đề xuất những loại cây kích thích bản tính tò mò của con người: thí dụ như là những loại cây xương rồng không có gai, hoặc các loài hoa bắt côn trùng như hoa nắp ấm – vừa có mùi thơm quyến rũ vừa kích thích người xem chạm vào.

Một không gian được bố trí nhiều bụi trúc đan cài, cộng với những khoảng tường cao, phẳng có tác dụng khuếch đại âm thanh của tiếng lá xát vào nhau. Yếu tố âm thanh đã được nhấn mạnh trong thiết kế này. Ảnh: Internet

5. Cây bản địa

Thực vật bản địa luôn là một yếu tố bị bỏ qua khi thiết kế một khu vườn. Khi thể loại công trình càng có quy mô lớn, tức là càng nhiều người sử dụng, yếu tố thực vật bản địa càng được đề cao.

Nguyên nhân là tính đoàn kết tự phát của con người tạo ra, thực vật bản địa lúc này đại diện cho tinh thần đó. Tuy nhiên không phải vì vậy mà một khu vườn nhỏ có thể bỏ qua những loại cây địa phương này. Đối với một cảnh quan hẹp hơn, các loại cây bản địa có ý niệm khơi dậy giá trị của khu đất. Người ta sẽ không bao giờ đánh giá cao một khu vườn ôn đới nhưng chỉ trồng những giống loại từ các nước nhiệt đới.

Hay thật nực cười khi chúng ta lại bắt gặp một cây vạn niên tùng được uốn nắn đẹp đẽ trong khoảng sân nhà vườn Huế. Có thể chúng ta chọn một phong cách vườn xuất phát từ nửa vòng trái đất, hay có từ thời Phục Hưng chăng nữa, nhưng khu vườn đó cũng không thể thiếu đi những loại cây bản địa.

Có thể bạn chưa biết: Những mẫu thiết kế nhà vườn đẹp nhất

Xu hướng người Việt Nam hay chạy đua theo một phong cách và hướng đến mức độ thuần túy của nó, bỏ ngoài tai sự sinh trưởng không bền vững của những yếu tố trong khu vườn. Nhưng rồi một ngày, khi xã hội phát triển và nhận thức cao hơn một bậc, giá trị của yếu tố bản địa sẽ được mang trở lại.

Mặc dù khu vườn tọa lạc ở Monica, nhưng lại mang tinh thần của vườn Zen Nhật Bản. Hay nói cách khác, khu vườn là một cuộc gặp gỡ của phong cách Hoang Mạc Nam Mỹ và phong cách Vườn Khô của Đất Nước Mặt Trời Mọc. Yếu tố bản địa và sáng tạo rất được đề cao ở khu vườn này. Ảnh: Internet

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản nhất khi bố trí cây cảnh trong sân vườn. Bài viết này được tham khảo từ một số nguồn tài liệu tiếng Anh, được tổng hợp và biên tập bởi Văn Nhất Bảo – KTS cảnh quan của SGL. Nội dung tuy có mang tính hơi học thuật, với mục đích cung cấp đến người đọc những kiến thức cơ bản nhất về kiến trúc cảnh quan – sân vườn.

Bài viết nguyên tắc thiết kế cây cảnh trong sân vườn có hữu ích? Nếu cảm thấy bài viết này hay và giá trị hãy share bài viết này để ủng hộ SGL – Saigon Landscape ra thêm nhiều bài viết hay hơn trong tương lai.

Ban biên tập: SGL – Saigon Landscape

Bạn đang xem bài viết: Nguyên Tắc Bố Trí Cây Cảnh Trong Sân Vườn. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts