Nhiệm vụ của ong chúa, ong thợ và ong đực trong đàn là gì ?

KỶ THUẬT THAY ONG CHÚA, KẾT QUẢ NHÂN ĐÀN 1 THÀNH 3 ĐÀN SAU 11 NGÀY, THÀNH CÔNG HƠN CẢ MONG ĐỢI KỶ THUẬT THAY ONG CHÚA, KẾT QUẢ NHÂN ĐÀN 1 THÀNH 3 ĐÀN SAU 11 NGÀY, THÀNH CÔNG HƠN CẢ MONG ĐỢI Có thể ai cũng biết “ong hút mật hoa rồi luyện…

KỶ THUẬT THAY ONG CHÚA, KẾT QUẢ NHÂN ĐÀN 1 THÀNH 3 ĐÀN SAU 11 NGÀY, THÀNH CÔNG HƠN CẢ MONG ĐỢI
KỶ THUẬT THAY ONG CHÚA, KẾT QUẢ NHÂN ĐÀN 1 THÀNH 3 ĐÀN SAU 11 NGÀY, THÀNH CÔNG HƠN CẢ MONG ĐỢI

Có thể ai cũng biết “ong hút mật hoa rồi luyện thành những giọt mật ngọt ngào mà ta vẫn thường sử dụng”. Tuy nhiên bạn có biết rằng trong một tổ, ong được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau và có những nhiệm vụ riêng. Không phải con ong nào cũng làm nhiệm vụ hút mật.

Hãy cùng Mật Ong Tây Nguyên đi khám phá tổ chức xã hội trong đàn ong và nhiệm vụ của từng vị trí này là gì nhé !

Trong một đàn ong (tổ ong) thường có 3 loại ong chính: Ong chúa, ong thợ và ong đực.

1. Vai trò và nhiệm vụ quan trọng của ong chúa trong đàn ong

Mỗi một đàn ong (tổ ong) chỉ có duy nhất 1 ong chúa. Nếu tổ có từ 2 ong chúa trở nên thì sớm muộn cũng sẽ tách đàn. Hoặc ong chúa mới được sinh ra để thay cho ong chúa cũ đã già yếu.

Ong chúa là một con ong cái phát triển hoàn chỉnh. Nhiệm vụ chính của nó là đẻ trứng để tăng quân và đảm bảo sự tồn tại của đàn ong. Ngoài ra ong chúa còn tiết ra chất Feromol – “chất chúa” đề duy trì chật tự xã hội của đàn ong.

Cơ thể ong chúa to gấp 1,5 lần ong thợ.

Một con ong chúa thực sự được coi là chúa khi nó đẻ ra các cấp ong con và cai trị cả đàn ong. Khi chưa đẻ trứng thì ong chúa chỉ là một con ong cái bình thường.

Ong chúa có điểm giống với ong thợ là đều được sinh ra từ trứng đã thụ tinh. Tuy nhiên, khác ở chỗ ấu trùng ong chúa được chăm sóc trong mũ chúa từ bé và được cho ăn hoàn toàn sữa chúa do ong thợ tiết ra. Còn ấu trùng ong thợ được nuôi ở các tổ thường, chỉ được cho ăn sữa chúa 3 ngày đầu tiên rồi sẽ được nuôi bằng mật và phấn hoa cho tới khi trưởng thành.

Là mẹ của cả đàn ong, được ong thợ chăm sóc rất kỹ và được ăn những thức ăn bổ dưỡng nhất ngay cả khi cả đàn ong khan hiếm thức ăn. Thế nên, tuổi thọ ong chúa khá dài, trung bình là 3 năm thậm chí lên tới 5-6 năm. Tuy nhiên, ong chúa sung sức nhất trong 1-2 năm đầu mà thôi. Ong chúa càng già thì tỷ lệ đẻ ra trứng không thụ tinh lớn. Khi chất Feromol tiết ra càng ít sẽ dẫn tới ong thợ xây mũ chúa và cấp tạo chúa mới.

Cơ thể ong chúa lớn, cánh ngắn, bụng thon dài cân đối bên trong chứa 2 buồng trứng phát triển. Phần lưng, ngực rộng và toàn thân ong chúa có màu vàng đen hoặc nâu đen.

2. Vai trò không thể thiếu của ong thợ trong đàn ong.

Ong thợ chỉ được nuôi bằng sữa chúa trong thời gian 3 ngày đầu khi còn là ấu trùng. Do đó, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh đó là những con cái không có khả năng sinh đẻ.

Trong 1 đàn ong thì số lượng ong thợ chiếm số lượng đông nhất. Chúng đảm nhận hầu như tất cả các công việc nặng nhọc như xây tổ như: Chăm sóc ấu trùng, ong non và ong chúa, tìm kiếm thức ăn và phòng chống kẻ thù…

Chiếm số lượng lớn nhất trong đàn ong, ong thợ có vai trò tối quan trọng.

Tuổi thọ của ong thợ phu thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn thức ăn. Thông thường tuổi thọ của ong thợ chỉ được khoảng 50 – 60 ngày. Vào mùa hè nắng nóng quá ong thợ sống được 5 – 6 tuần, còn khi mùa thu mát mẻ ong thợ sống được 2 tháng.

Nói tóm lại, một đàn ong mạnh đầy đủ thức ăn thì ong thợ sống lâu hơn đến 60 ngày. Ngược lại, đàn ong yếu có nguồn thức ăn dự trữ ít thì ong thợ chỉ sống được 30 ngày.

3. Vai trò của ong đực tuy thừa mà không thể thiếu.

Đối với các động vật khác, trứng không được thụ tinh sẽ chẳng thể nào nở ra được ong con. Thế nhưng với loài ong thì hoàn toàn khác. Ong đực nở ra từ trứng do ong chúa đẻ nhưng không được thụ tinh.

Ong đực không biết tự tìm kiếm thức ăn mà do ong thợ cho ăn. Chúng có tuổi thọ khoảng 3 tháng và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của đàn ong. Tuy nhiên, khi nguồn thức ăn khan hiếm ong đực bị đẩy ra khỏi tổ một cách không thương tiếc. Vào mùa đông, ong đực cũng bị đẩy ra khỏi tổ và mặc cho chết đói bên ngoài.

Cơ thể ong đực có màu đen và có rất nhiều lông.

Ong đực có kích thước khá lớn, hơn cả ong chúa nhưng bụng ngắn hơn. Cơ thể ong đực có màu đen, nhiều lông, cánh dài và đặc biệt ong đực không có ngòi đốt.

Ong đực chỉ được sinh ra nhiều trong mùa sinh sản hoặc chia đàn. Hoặc khi chúa già cũng đẻ ra nhiều trứng không được thụ tinh nở ra ong đực. Nhiệm vụ chính của ong đực trong đàn ong là thụ tinh cho ong chúa.

Qua những chia sẻ trên, bạn đã biết ong chúa có quyền lực cao nhất trong đàn ong. Sản phẩm mật ong và phấn hoa đều do ong thợ làm ra. Bên cạnh đó, sữa ong chúa – “thần dược” của phái đẹp cũng do ong thợ tiết ra để nuôi ấu trùng ong. Hãy để lại góp ý hoặc chia sẻ nếu bạn thấy thú vị nhé, xin cảm ơn !

Bạn đang xem bài viết: Nhiệm vụ của ong chúa, ong thợ và ong đực trong đàn là gì ?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts